Phong trào TDTT thời kỳ 1954 - 1975: Phần I - Thể thao quần chúng

Trong thời kỳ này, phong trào TDTT được hình thành và phát triển bắt nguồn từ thực tế và yêu cầu của đất nước, có tính sáng tạo thể hiện ý chí vươn lên với tinh thần tự lực, tự chủ của nhân dân ta. Do hoàn cảnh lịch sử của đất nước còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp (Miền Bắc bắt đầu quá trình khôi phục, khắc phục hậu quả của chiến tranh và bắt tay vào xây dựng phát triển kinh tế, trong khi đó Miền Nam vẫn còn bị đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai thống trị) nên trong những năm đầu sau năm 1954, công tác TDTT chủ yếu do Đoàn Thanh niên chỉ đạo tập trung vào các mảng thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao.

Trong thời kỳ này, phong trào TDTT được hình thành và phát triển bắt nguồn từ thực tế và yêu cầu của đất nước, có tính sáng tạo thể hiện ý chí vươn lên với tinh thần tự lực, tự chủ của nhân dân ta. Do hoàn cảnh lịch sử của đất nước còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp (Miền Bắc bắt đầu quá trình khôi phục, khắc phục hậu quả của chiến tranh và bắt tay vào xây dựng phát triển kinh tế, trong khi đó Miền Nam vẫn còn bị đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai thống trị) nên trong những năm đầu sau năm 1954, công tác TDTT chủ yếu do Đoàn Thanh niên chỉ đạo tập trung vào các mảng thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao.

Trong giai đoạn đầu (1954 - 1959), nhìn chung phong trào TDTT đã phát triển khá rộng, đặc biệt là đội ngũ học sinh và quân đội. Mở đầu phong trào TDTT thời kỳ này là các hoạt động TDTT chào mừng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ, hưởng ứng  Đại hội liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới (Vácxôvi (1955), Matxcơva (1957)), chào mừng Quốc khánh 2/9, Đại hội thanh niên toàn quốc (1956)...và rất nhiều giải đấu được tổ chức trong giới học sinh và quân đội đã thu hút được nhiều người tham dự. Một phong trào "vận động rèn luyện thân thể mùa Xuân trên toàn Miền Bắc" do Chính phủ phát động đã thu hút được 12 vạn người tham gia. Cũng trong giai đoạn này, đoàn TDTT Quân đội được thành lập (1954). Nhiều cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên ưu tú của Quân đội đã trở thành cán bộ chủ chốt của Ban TDTT trung ương, nhiều đội thể thao quân đội đã đạt thành tích xuất sắc. Tuy nhiên, cơ quan phụ trách TDTT trong thời kỳ này còn yếu chưa đủ sức chỉ đạo phong trào nên phong trào TDTT chưa phát triển sâu rộng trong đội ngũ công nhân, cán bộ, nhân viên, thanh niên ở nông thôn.

Từ năm 1960 - 1965, phong trào TDTT đã có những bước tiến đáng kể, phát triển sâu rộng ở nông thôn và miền núi. Mà đáng kể nhất là phong trào thể dục, vệ sinh. Phong trào này đã phát triển rộng khắp trong các trường học, cơ quan, cơ sở sản xuất, lan rộng ở nông thôn và miền núi. Nhờ phong trào thể dục, vệ sinh, phong trào TDTT nói chung và vùng nông thôn đã nhanh chóng được mở rộng, phong trào TDTT miền núi được các cấp Lãnh đạo quan tâm và chú trọng hơn. Năm môn thể thao được phát triển nhất trong giai đoạn này là: chạy, nhảy, bơi, bắn và võ. Thể thao dân tộc và thể thao quốc phòng trong giai đoạn này cũng được đẩy mạnh nhằm hưởng ứng và chuẩn bị cho Hội diễn Thể thao dân tộc toàn miền Bắc (cuối năm 1961). Phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại được phát động ở khắp moi nơi. Đến năm 1963, Uỷ ban TDTT đã ra Lời kêu gọi về "Cuộc vận động rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn" đã phát động được nhiều đoàn viên và thanh niên hưởng ứng. 

Tháng 2/ 1965, đế quốc Mỹ leo thang đánh phá Miền Bắc với quy mô lớn. Trước tình hình đó, phong trào TDTT nước nhà cũng nhanh chóng chuyển hướng để phù hợp với tình hình mới, thiết thực nhất là phong trào "chạy, bơi, bắn và võ dân tộc" được phát động rộng rãi trong toàn nhân dân với mục tiêu phục vụ cho sản xuất và chiến đấu. Phong trào rèn luyện thân thể trong giai đoạn này cũng trở thành tiêu chuẩn "Ba sẵn sàng" của thanh niên. Tháng 1/1966, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 05 về việc "phát động một phong trào TDTT yêu nước, chống Mỹ" thu hút hàng triệu người từ đồng bằng đến miền núi tham gia. Đầu năm 1971, phong trào "Khoẻ để sản xuất và chiến đấu" đã được Tổng cục TDTT và Trung ương Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh phát động trên nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Cuối năm 1971 và năm 1972, phong trào TDTT quần chúng vẫn phát triển rộng rãi ngay trong lúc chiến tranh diễn ra ác liệt.  

Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris được ký chính thức, đánh dấu thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước. Nhiệm vụ được đặt ra lúc này là nhanh chóng khôi phục và đẩy mạnh phong trào TDTT phát triển rộng rãi với chất lượng ngày càng cao. Với mục tiêu khoẻ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tháng 3/1973, Tổng cục TDTT và Trung ương Đoàn Thanh niên lao động HCM đã phát động phong trào chạy "Nối liền Bắc - Nam" với hơn 1 triệu rưỡi người tham gia. 

Như vậy, sau 21 năm xây dựng và phát triển phong trào TDTT trong quần chúng nhân dân, học sinh, lực lượng cán bộ, công nhân, viên chức đã có những bước tiến đáng kể là bước đệm cho phong trào TDTT quần chúng trong những năm sau.

Phần II: Thể thao thành tích cao

 

V.A

Ảnh trong bài
  • Phong trào TDTT thời kỳ 1954 - 1975: Phần I - Thể thao quần chúng