Thể thao Việt Nam phát triển qua các kỳ Đại hội (06/01/2006)

Đại hội được tổ chức nhằm biểu dương lực lượng, mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào tập luyện TDTT quần chúng của địa phương, góp phần nâng cao sức khoẻ con người, thực hiện mục tiêu "Khoẻ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", khôi phục và phát triển các môn thể thao dân tộc. Đại hội cũng là một cuộc kiểm tra, tuyển chọn ra những VĐV xuất sắc, tập huấn cho đội tuyển quốc gia tham gia các giải quốc tế. Hơn thế nữa, Đại hội còn là dịp để nâng cao trình độ về mọi mặt của các cán bộ điều hành, trọng tài, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và thống nhất phương thức điều hành để sẵn sàng tổ chức các Đại hội có tầm cỡ khu vực, châu lục và thế giới.

Đại hội được tổ chức nhằm biểu dương lực lượng, mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào tập luyện TDTT quần chúng của địa phương, góp phần nâng cao sức khoẻ con người, thực hiện mục tiêu "Khoẻ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", khôi phục và phát triển các môn thể thao dân tộc. Đại hội cũng là một cuộc kiểm tra, tuyển chọn ra những VĐV xuất sắc, tập huấn cho đội tuyển quốc gia tham gia các giải quốc tế. Hơn thế nữa, Đại hội còn là dịp để nâng cao trình độ về mọi mặt của các cán bộ điều hành, trọng tài, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và thống nhất phương thức điều hành để sẵn sàng tổ chức các Đại hội có tầm cỡ khu vực, châu lục và thế giới.

Trong bối cảnh tình hình chính trị, xã hội của đất nước dần đi vào ổn định theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, phong trào TDTT được duy trì và có nhiều tiến bộ. Từ năm 1985, việc mở rộng và phát triển phong trào TDTT là yêu cầu và nhiệm vụ quan trọng, nhằm góp phần bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân, thiết thực phục vụ những nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong tình hình mới. Đỉnh cao của phong trào TDTT những năm đó là Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ I. 

Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ I được tổ chức từ ngày 22 - 29/9/1985 tại Hà Nội. Tham gia Đại hội có 1233 VĐV (338 nữ), 225 cán bộ, 190 HLV, 239 trọng tài. Các VĐV tranh 125 bộ huy chương ở 15 môn. Trong lần tổ chức đầu tiên, Đại hội đã có 19 kỷ lục quốc gia bị phá và 25 đơn vị giành huy chương. TP Hồ Chí Minh đứng đầu toàn đoàn (93 huy chương), thứ hai là đoàn Hà Nội (73 huy chương) và Quân Đội đứng thứ 3 (61 huy chương).

Đại hội TDTT lần thứ II được tổ chức vào năm mà ngành Thể dục Thể thao sát nhập vào Bộ Văn hoá - Thông tin - Thể thao và Du lịch. Tuy hoạt động trong tổ chức mới, song công tác của Ngành từng bước được ổn định và củng cố. Ngành đã đặt vấn đề phát triển TDTT cho mọi người dân là một trong 3 nhiệm vụ cần thực hiện trong thời gian đó. Đại hội được coi là đỉnh cao của hoạt động TDTT những năm 1990. Đại hội tiến hành từ ngày 2 đến 9/9/1990 với sự tham gia của 43 tỉnh, thành phố và 3 ngành (Quân đội, Công an và Bộ Đại học), bao gồm 1453 VĐV (353 nữ), 144 cán bộ trọng tài và 227 HLV. Các VĐV tham gia tranh tài ở 18 môn, và phá 25 kỷ lục quốc gia. 33 đoàn nhận Huy chương (tăng 8 đoàn so với Đại hội trước) chứng tỏ phong trào TDTT đã được mở rộng ở các tỉnh thành, ngành trên toàn quốc. Cũng như Đại hội lần thứ I, ngôi vô địch toàn đoàn thuộc về TP Hồ Chí Minh (126 huy chương), Hà Nội đứng thứ nhì (107 huy chương) và thứ ba là Quân đội (62 huy chương).

Đaị hội TDTT toàn quốc lần thứ III tổ chức trong bối cảnh ngành TDTT được tách ra (11/1992) sau hai năm sát nhập vào Bộ Văn hoá - Thông tin - Thể thao và Du lịch. Thành lập lại Tổng cục Thể dục Thể thao, tổ chức của ngành được củng cố vững chắc hơn, phong trào và công tác TDTT đã có những bước phát triển mạnh cả về chiều sâu và bề rộng. Đại hội lần thứ III đã được đông đảo nhân dân ủng hộ với 53/53 tỉnh, thành và 3 ngành tổ chức Đại hội TDTT các cấp. Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ III được tổ chức năm 1998 với 56 đoàn đại diện 53 tỉnh, thành phố và 3 ngành (Quân đội, Bộ nội vụ và Bộ giáo dục đào tạo). Tham gia Đại hội lần này lên tới 3751 VĐV (1.102 nữ), gấp 3 lần số VĐV tham gia so với Đại hội lần I. Trong tổng số 56 đoàn có 46 đoàn được nhận huy chương và đã có 39 kỷ lục quốc gia được thiết lập. Những con số đó thể hiện sự quan tâm đầu tư của các Ban, Ngành đã có kết quả trong việc phát triển phong trào tập luyện TDTT của nhân dân. Thứ tự xếp hạng tại ba kỳ Đại hội liên tiếp đã khẳng định sự phát triển mạnh mẽ và ổn định về phong trào TDTT ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và ngành Quân đội. 

Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ IV được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 14 - 22/11/2002. Với sự tham gia của 64 đoàn trong cả nước, tranh tài ở 526 nội dung của 30 môn. Đây được coi là cuộc tổng diễn tập trước thềm SEA Games 22 do nước nhà đăng cai tổ chức (12/2003). Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà chuyên môn, Đại hội đã không thu được nhiều thành công như mong muốn. Điều không thành công ở Đại hội một phần là bởi không có một kỷ lục nào được thiết lập trong suốt 8 tháng diễn ra Đại hội và một số hiện tượng đáng tiếc cũng đã xảy ra như: chạy theo thành tích dẫn đến các đoàn nhường huy chương, hệ thống điện tử để xác định thành tích thi đấu hoạt động chưa đem lại hiệu quả cao...

Nếu như Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ I chỉ có 125 nội dung thi đấu của 15 môn thì đến kỳ Đại hội V sẽ có tới 666 nội dung thi đấu của 40 môn (gấp hơn 5 lần số nội dung thi đấu của Đại hội I), đánh dấu sự lớn mạnh của TDTT Việt Nam. Đại hội lần thứ V sẽ được diễn ra từ tháng 1 đến tháng 9/2006 và chung kết từ 16 - 24/9/2006 tại TP Hồ Chí Minh. Điểm nổi bật tại kỳ Đại hội này sẽ có 6 môn thể thao dân tộc được đưa vào chương trình thi đấu chính thức (Vật dân tộc, Vovinam, Bắn nỏ, Võ thuật cổ truyền, Đẩy gậy và Đua ghe ngo). Điều này cho thấy sự quan tâm của Ngành đến việc bảo tồn và phát triển những môn thể thao dân tộc. 

Không chỉ là một trong những hoạt động nằm trong kế hoạch kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Ngành mà Đại hội còn có ý nghĩa khẳng định sự trưởng thành và phát triển của TDTT Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Từ nay, Đại hội TDTT toàn quốc sẽ được tổ chức định kỳ 4 năm một lần và đây là hoạt động thi đấu lớn nhất trong hệ thống thi đấu của Ngành trên phạm vi toàn quốc, thể hiện sự phát triển của Ngành.

 

HX


Ảnh trong bài
  •  Thể thao Việt Nam phát triển qua các kỳ Đại hội (06/01/2006)