Giải đấu kiếm Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ V (18/04/2006)

Nằm trong hệ thống thi đấu của Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ V - 2006, Giải đấu kiếm năm nay được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 22 đến 27/04/2006. Cho đến thời điểm này đã có 7 đơn vị (Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây, Hưng Yên, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Dương và Hải Phòng) đăng ký tham dự thu hút hơn 70 kiếm thủ tham gia thi đấu. Các vận động viên sẽ tham gia tranh tài ở 12 nội dung (6 nội dung cá nhân, 6 nội dung đồng đội) ở 3 môn: kiếm chém, kiếm liễu và kiếm 3 cạnh. Đặc biệt tại giải lần này còn có sự góp mặt của một kiếm thủ người Australia gốc Việt Nguyễn Châu Đức Trọng thi đấu cho tỉnh Long An(Trọng sẽ tham gia thi đấu ở 2 nội dung cá nhân là kiếm chém và kiếm liễu).

Nằm trong hệ thống thi đấu của Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ V - 2006, Giải đấu kiếm năm nay được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 22 đến 27/04/2006. Cho đến thời điểm này đã có 7 đơn vị (Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây, Hưng Yên, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Dương và Hải Phòng) đăng ký tham dự thu hút hơn 70 kiếm thủ tham gia thi đấu. Các vận động viên sẽ tham gia tranh tài ở 12 nội dung (6 nội dung cá nhân, 6 nội dung đồng đội) ở 3 môn: kiếm chém, kiếm liễu và kiếm 3 cạnh. Đặc biệt tại giải lần này còn có sự góp mặt của một kiếm thủ người Australia gốc Việt Nguyễn Châu Đức Trọng thi đấu cho tỉnh Long An(Trọng sẽ tham gia thi đấu ở 2 nội dung cá nhân là kiếm chém và kiếm liễu). 

Được phục hồi 1 năm trước khi SEA Games 22 diễn ra, môn Đấu kiếm Việt Nam đã gây tiếng vang lớn tại Đại hội thể thao khu vực Đông Nam Á khi giành tới 3 HCV, 4 HCB và 3 HCĐ. Từ đó cho đến nay, Đấu kiếm đã dần chiếm vị thế trong các môn thể thao thế mạnh của Việt Nam. 2 năm sau đó (năm 2005), môn đấu kiếm lần đầu tiên tổ chức Giải vô địch quốc gia (tháng 9 tại Hà Nội) với sự tham gia tranh tài của hơn 70 VĐV từ 7 đơn vị trong cả nước và cuối năm đó tại SEA Games 23, các kiếm thủ Việt Nam đã góp vào bảng thành tích chung của đoàn với 2 HCV, 2 HCB và 4 HCĐ. 

Do đặc thù là một môn thể thao "quý tộc"  lại có tính đối kháng cao nên việc lựa chọn các VĐV cũng như chi phí cho việc tập luyện của các VĐV luôn làm đau đầu các nhà quản lý và chuyên môn. Theo ước tính của các nhà chuyên môn, chi phí cho trang phục và thiết bị thi đấu cho mỗi VĐV đấu kiếm phải lên đến con số hàng nghìn USD. Quả là một con số không nhỏ so với nguồn kinh phí của thể thao Việt Nam. 

Cũng chính vì nguồn đầu tư khổng lồ đó, môn Đấu kiếm mới chỉ phát triển ở một số tỉnh thành lớn ở phía Bắc như Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Phòng... và duy nhất chỉ có một đại diện ở khu vực phía nam là TP. Hồ Chí Minh.  Trong đó, Hà Nội được đánh giá là một trong những đơn vị có phong trào phát triển mạnh nhất và có số VĐV chiếm khá đông trong đội tuyển quốc gia. Hơn thế nữa, Hà Nội là địa điểm tập huấn của đội tuyển quốc gia, do đó được trang bị trang thiết bị tập luyện khá đầy đủ (có đường line tập). Đây cũng là những lý do mà các đơn vị khác đều gửi quân đến tập huấn tại Hà Nội. Duy nhất chỉ có TP. Hồ Chí Minh là tự mời chuyên gia về tập luyện nhưng do điều kiện chi phí quá cao nên hiện tại, các VĐV TP. Hồ Chí Minh vẫn chưa được trang bị đầy đủ trang thiết bị để tập luyện (không có đường line tập).

Tại Giải lần này, theo đánh giá của các nhà chuyên môn, ứng cử viên sáng giá nhất cho ngôi vô địch vẫn là đoàn Hà Nội. Mục tiêu của đoàn Hà Nội là giành 4 HCV. Tuy nhiên, do Giải lần này diễn ra sau Giải vô địch trẻ thế giới tổ chức tại Hàn Quốc chỉ còn mấy ngày nên đoàn Hà Nội (với quân số hầu hết trong đội tuyển quốc gia) sẽ không có nhiều thời gian để chuẩn bị. Đây cũng là một trong những khó khăn của đoàn Hà Nội. Có thể nói, Giải lần này quy tụ những gương mặt sáng giá trong làng đấu kiếm Việt Nam như Nguyễn Lê Bá Quang, Nguyễn Hoài Thu, Nguyễn Thị Lệ Dung, Bùi Văn Thái, Nguyễn Văn Quế, Đỗ Hữu Cường... chắc chắn sẽ mang đến cho người hâm mộ môn thể thao "quý tộc" này những trận đấu sôi nổi, quyết liệt và đầy hấp dẫn.

 

V.A


Ảnh trong bài
  •  Giải đấu kiếm Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ V (18/04/2006)