Thể thao Hà Nội đi vững trên cả "hai chân

(KT&ĐT) Giám đốc Sở TDTT Hà Nội Hoàng Vĩnh Giang cho biết, khoảng 100 VÐV trẻ của Hà Nội đã và đang lần lượt sang Trung Quốc tập huấn dài hạn. Số VÐV trẻ này cũng đều tập trung ở những môn Olympic chính thống là bắn súng, đua thuyền, vật, judo, đấu kiếm... Nhóm này sẽ trải qua chu kỳ tập luyện, huấn luyện khoảng 4 năm với mục tiêu lớn là đoạt HCV ở Olympic Bắc Kinh 2008.

(KT&ĐT) Giám đốc Sở TDTT Hà Nội Hoàng Vĩnh Giang cho biết, khoảng 100 VÐV trẻ của Hà Nội đã và đang lần lượt sang Trung Quốc tập huấn dài hạn. Số VÐV trẻ này cũng đều tập trung ở những môn Olympic chính thống là bắn súng, đua thuyền, vật, judo, đấu kiếm... Nhóm này sẽ trải qua chu kỳ tập luyện, huấn luyện khoảng 4 năm với mục tiêu lớn là đoạt HCV ở Olympic Bắc Kinh 2008.

Tại SEA Games 22, các quốc gia tham dự đều gật đầu thán phục đến sửng sốt khi thấy các VÐV Việt Nam, được chuẩn bị kỹ lưỡng từ nhiều năm, tiến bước một cách hùng dũng, dường như các đối thủ không thể cản nổi. Trong đó, lực lượng VÐV của Thủ đô đóng góp một phần rất lớn. Những tài năng thể thao này đã được tìm thấy qua các hoạt động thể thao quần chúng (TTQC) để đưa đi tu luyện thành tài Như Nguyễn Thị Tĩnh, Lan Anh... là điển hình
Phong trào TTQC của Hà Nội đã có những bước phát triển rõ nét ở các mô hình thể thao khác nhau và số lượng người tham gia luyện tập thể thao, CLB, gia đình thể thao... Những giải TTQC được tổ chức thường xuyên và có quy mô lớn, luôn được đánh giá cao về tính xã hội hoá thể thao, tính quần chúng là các giải của học sinh, giải người cao tuổi, giải lực lượng vũ trang, khối CNLÐ như Hội Khoẻ CNVC-LÐ thủ đô năm 2004 vừa được tổ chức ngày 24/4 tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt-Xô, do LÐLÐ và Sở TDTT TP Hà Nội tổ chức chào mừng các ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp và 75 năm thành lập CÐVN. 25 đoàn thể thao thuộc các quận, huyện, ngành, cấp trên cơ sở với 800 VÐV tiêu biểu, đại diện cho hàng vạn VÐV nghiệp dư của hơn 3.000 cơ sở trên địa bàn Hà Nội đã tham gia diễu hành trước sự chứng kiến của hơn 3.000 người. Hội khoẻ sẽ kéo dài tới tháng 10-2004 với 5 môn thi đấu: Bóng bàn, bóng chuyền, cầu lông, kéo co và công nhân khoẻ. Mở đầu Hội khoẻ là chung kết Giải Bóng chuyền CNVC-LÐ Cúp Báo Lao Ðộng Thủ Ðô lần thứ VII (15 đội nam và 6 đội nữ tham gia), với cuộc thi đấu đầu tiên của hai đội nhất, nhì bóng chuyền nữ năm 2003: XN Dược phẩm TƯ I (LÐLÐ Ðống Ða) và Cty May 10 (LÐLÐ Long Biên).

Nhiều mô hình TTQC của Hà Nội đã được nhân rộng và phát triển trong cả nước như: Cụm văn khoá TDTT, Hội khoẻ măng non, Hội khoẻ thanh niên, Giải chạy Báo Hà Nội Mới, Giải đua xe đạp Hồ Gươm... Ngoài ra, Hà Nội luôn phát triển các môn thể thao mới để phục vụ các tầng lớp nhân dân luyện tập, vui chơi giải trí. Ðến nay đã có hơn 50 môn thể thao được quần chúng Hà Nội tập luyện, trong đó các môn bóng cửa, thể dục dưỡng sinh, thái cực quyền, đã được thành lập đội tuyển đi giao lưu với các nước trong khu vực.

Ngoài tác dụng nâng cao sức khoẻ, tạo lối sống lành mạnh văn minh, TTQC Hà Nội còn góp phần phát hiện và bồi dưỡng đào tạo các VÐV tài năng cho Thủ đô - điều đó giúp thể thao Hà Nội đi đều vững trên cả hai chân: Quần chúng và Ðỉnh cao.

Mai Hồng

Ảnh trong bài
  • Thể thao Hà Nội đi vững trên cả "hai chân