Hội nghị thượng đỉnh Olympic lần thứ 13 có sự tham gia của 33 nhà lãnh đạo thể thao, bao gồm Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế, Thomas Bach và ứng cử viên cho vị trí Chủ tịch sẽ được tiến hàn vào tháng 3/2025. Trong số những người tham dự, bên cạnh các nhà lãnh đạo Ủy ban Olympic quốc tế, còn có chủ tịch của nhiều liên đoàn quốc tế, ủy ban Olympic quốc gia, hiệp hội châu lục của các ủy ban Olympic quốc gia và một số tổ chức lớn.

Hội nghị thượng đỉnh Olympic lần thứ 13 có sự tham gia của 33 nhà lãnh đạo thể thao (ảnh: insidethegames)
Chương trình nghị sự Trí tuệ nhân tạo Olympic là chương trình thứ ba trong bộ ba dự án chiến lược được khởi xướng dưới thời Chủ tịch Thomas Bach và đề cập đến tác động dự kiến mà Trí tuệ nhân tạo có thể mang lại cho thể thao. Tài liệu này cũng tuân thủ theo Chương trình nghị sự Olympic 2020 và Chương trình nghị sự Olympic 2020+5.
Những đại biểu dự hội nghị thượng đỉnh hoan nghênh Chương trình nghị sự và nhấn mạnh tầm quan trọng của Ủy ban Olympic quốc tế trong vai trò dẫn đầu việc tạo ra các nguyên tắc chỉ đạo, xác định các lĩnh vực có tác động cao đối với ứng dụng Trí tuệ nhân tạo, khám phá các khuôn khổ và cơ chế quản trị cần thiết để giảm thiểu rủi ro, thúc đẩy việc sử dụng công nghệ này một cách có trách nhiệm.
Theo Chủ tịch Thomas Bach, trọng tâm của Chương trình nghị sự là con người, tức là các VĐV. Trí tuệ nhân tạo có thể cung cấp cho các VĐV quyền truy cập vào các phương pháp đào tạo được cá nhân hóa, thiết bị thể thao vượt trội. Ngoài hiệu suất, Trí tuệ nhân tạo có thể cách mạng hóa việc đánh giá và xét xử để tăng cường tính công bằng; Trí tuệ nhân tạo có thể cải thiện khả năng bảo vệ và giúp tổ chức các cuộc thi cực kỳ hiệu quả. Đó chính là lí do mà Ủy ban Olympic quốc tế quyết tâm khai thác tiềm năng to lớn của Trí tuệ nhân tạo.
Hội nghị thượng đỉnh cũng nhắc lại lời kêu gọi của Phong trào Olympic đối với các chính phủ trên thế giới, dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc, nhằm thiết lập các quy định toàn cầu mạnh mẽ về Trí tuệ nhân tạo để bảo vệ phẩm giá con người và đảm bảo tiến bộ công bằng trong lĩnh vực này.
Tương tự như vậy, nhu cầu về một cách tiếp cận phối hợp trong toàn bộ phong trào Olympic để tận dụng tiềm năng của công nghệ này trong khi vẫn bảo vệ tính toàn vẹn của thể thao đã được nêu bật. Những người tham gia thừa nhận rằng sự lãnh đạo của Ủy ban Olympic quốc tế trong việc phát triển các hướng dẫn toàn diện về Trí tuệ nhân tạo sẽ giúp đảm bảo các tiêu chuẩn và thông lệ nhất quán giữa các Liên đoàn quốc tế, Ủy ban Olympic quốc gia và các bên liên quan quan trọng khác. Ý tưởng về sự thống nhất này nhằm mục đích củng cố vị thế của Phong trào Olympic trong việc nắm bắt những tiến bộ công nghệ mà không ảnh hưởng đến các giá trị của mình.
Hội nghị thượng đỉnh đã nhấn mạnh lập trường chủ động của Ủy ban Olympic quốc tế trong việc tạo ra các quan hệ đối tác với các nhà cung cấp công nghệ hàng đầu và các tổ chức học thuật để phát triển các giải pháp Trí tuệ nhân tạo giải quyết các nhu cầu cụ thể trong thể thao. Cách tiếp cận hợp tác này phản ánh cam kết đổi mới của tổ chức và đảm bảo giám sát cẩn thận việc triển khai Trí tuệ nhân tạo trên mọi khía cạnh của lĩnh vực này, từ quản lý cuộc thi đến phát triển VĐV và thu hút người hâm mộ.
Chương trình nghị sự Trí tuệ nhân tạo Olympic là kết quả của các cuộc thảo luận của ực lượng đặc nhiệm Trí tuệ nhân tạo của Ủy ban Olympic quốc tế, một nhóm chuyên gia cấp cao từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm những người tiên phong về Trí tuệ nhân tạo, học giả, VĐV và đại diện của các công ty công nghệ, được ủy ban thành lập vào năm 2023 để khám phá việc sử dụng công nghệ này. Mục tiêu của hội nghị là hướng dẫn các nỗ lực của Ủy ban Olympic quốc tế nhằm tối đa hóa các cơ hội và quản lý rủi ro của sức mạnh biến đổi của trí tuệ nhân tạo.
Hội nghị thượng đỉnh cũng tập trung vào các chủ đề quan tâm khác, như: thành công của Thế vận hội Olympic mùa hè Paris và giải quyết các vấn đề quan trọng khác liên quan đến những diễn biến gần đây của Cơ quan chống doping thế giới, Thế vận hội Olympic mùa đông sắp tới tại Milano-Cortina 2026, Thế vận hội thể thao điện tử Olympic và triển vọng kinh tế.
A.T biên dịch