Phụ nữ và Thể thao: Thành tựu mới tại Olympic 2008, chân trời mới tại Luân đôn 2012

Có thể thấy, tại Olympic Bắc Kinh năm nay, việc phá kỷ lục cũng như lập kỷ lục thế giới mới đã có sự góp mặt đáng kể của "phái yếu". Một trong những gương mặt tiêu biểu đáng nói ở đây là Yelena Isinbayeva.


 
Có thể thấy, tại Olympic Bắc Kinh năm nay, việc lập kỷ lục thế giới mới đã có sự góp mặt đáng kể của "phái yếu". Một trong những gương mặt tiêu biểu đáng nói ở đây là Yelena Isinbayeva.

Thành công của Yelena Isinbayeva là một minh chứng rõ ràng về việc các nữ VĐV có thể làm được những điều khó tin. Hiện tại Yelena Isinbayeva đã lập được 23 kỷ lục thế giới. Mục tiêu vươn tới của Yelena Isinbayeva trong tương lai là 35 kỷ lục thế giới (thành tích mà tiền bối người Ukraina, Sergey Bubka đã lập được).

Ngoài Yelena Isinbayeva, tại Olympic Bắc Kinh còn có các gương mặt nữ VĐV tiêu biểu như: VĐV Thể dục người Mỹ, Nastia Liukin; VĐV môn Xe đạp người Anh, Victoria Pendleton và VĐV Lặn người Trung Quốc, Guo Jingjing. Đây đều là những ngôi sao sáng giá đối với mỗi quốc gia mà họ đại diện.

Hãy cùng ngược dòng lịch sử để đánh giá tốc độ phát triển nhanh chóng cả về số lượng lẫn thành tích của các nữ VĐV đạt được tại mỗi kỳ Olympic. Tại Olympic mùa hè năm 1900 ở Paris mới chỉ có 22 nữ VĐV (trong số 997 VĐV tham dự) tham gia thi đấu ở 5 môn thể thao là: Quần vợt, Đua thuyền buồm, Đua ngựa, Golf và Cờ rốc kê.

Đến năm 1920, tại Antwerp, các nữ VĐV tâm huyết với môn Điền kinh gặp phải khó khăn khi Uỷ ban Olympic quốc tế (IOC) khước từ nguyện vọng đưa nội dung Điền kinh nữ vào danh sách thi đấu. Vào thời điểm đó, Alice Milliat (người Pháp) vị tiền bối sáng lập của Liên đoàn thể thao Phụ nữ quốc tế đã vận động thành lập tổ chức này nhằm thay đổi quyết định nêu trên của IOC (lúc đó nằm dưới quyền lãnh đạo của ông Baron Pierre de Coubertin).

Sau một thời gian dài đấu tranh, đến TVH mùa hè năm 1932 tại Los Angeles, IOC và Liên đoàn Điền kinh quốc tế (IAAF) cuối cùng cũng đã đồng ý đưa 11 nội dung thi đấu của môn Điền kinh dành cho các nữ VĐV. Theo đà đó, Liên đoàn Bơi quốc tế (FINA) cũng đã thể hiện sự tiến bộ trong việc đảm bảo công bằng giữa nam và nữ trong giải thể thao lớn nhất hành tinh bằng cách đưa 7 nội dung thi đấu cho nữ (so với 9 nội dung dành cho nam) tại Olympic Paris năm 1924. Cũng tại TVH mùa hè năm 1932, môn Đấu kiếm nữ lần đầu tiên "trình làng".

Kể từ sau cuộc cách mạng năm 1932, số lượng nữ VĐV tham gia tranh tài tại các kỳ TVH tăng mạnh. Năm 1936, tại Berlin, số lượng nữ VĐV tham dự TVH đã lên tới con số 328 so với 3.738 VĐV nam.

Đến Athens năm 2004, số lượng VĐV nữ đạt 4.306 người, chiếm 40.7% tổng số VĐV tham dự của 135 môn thể thao. Nhằm đảm bảo sự công bằng trong vai trò giữa nam và nữ VĐV, hiến chương Olympic cũng có đoạn nhấn mạnh rằng: "...nguyên tắc áp dụng bình đẳng giữa nam và nữ VĐV ở bất cứ một giải đấu nào và bất cứ cấp độ nào..."

Hiện đang có 1 số ý kiến cho rằng nên đưa môn Bóng chày và Bóng mềm nữ vào thi đấu tại Olympic Luân Đôn năm 2012.

 

A.T (tổng hợp Internet)


 

Ảnh trong bài
  • Phụ nữ và Thể thao: Thành tựu mới tại Olympic 2008, chân trời mới tại Luân đôn 2012