Kỷ nguyên mới cho Hội đồng Olympic Châu Á

Nhà quản lý thể thao kỳ cựu người Ấn Độ Randhir Singh đã được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Olympic châu Á với sự nhất trí cao.

Ở tuổi 77, với bề dày kinh nghiệm trong cả vai trò là xạ thủ Olympic và quan chức thể thao, Randhir Singh sẽ đảm nhiệm chức vụ này từ năm 2024 đến năm 2028.  Randhir Singh cũng là người Ấn Độ đầu tiên đảm nhiệm vai trò danh giá này.

Chủ tịch Hội đồng Olympic châu Á  Randhir Singh (ảnh: ocasia)

Nhân vật huyền thoại người Ấn Độ Randhir Singh, một nhà quản lý kỳ cựu, từng nổi danh là một xạ thủ Olympic và giờ là Chủ tịch Hội đồng Olympic Châu Á. Sau nhiều năm làm lãnh đạo tạm quyền, nhiệm kỳ mới của Randhir Singh sẽ nhằm mục tiêu đoàn kết và củng cố thể thao trong khu vực.

Giành được 44 trong số 45 phiếu bầu với một phiếu trắng, kết quả cho thấy sự ủng hộ rộng rãi mà ông nhận được từ những người đồng cấp trong lĩnh vực thể thao Châu Á.

Trong bài phát biểu nhận chức, Randhir Singh không nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thống nhất lục địa, "Chúng tôi vô cùng trân trọng trước tình yêu và sự tín nhiệm mà các bạn đã dành cho chúng tôi. Với sự ủng hộ của các bạn, các bạn đã chứng minh rằng châu Á là một gia đình", Randhir Singh xúc động nói.

Là một người đã sống và hít thở cùng thể thao, Randhir Singh đã tham gia 05 kỳ Thế vận hội Olympic với tư cách là một xạ thủ và tự hào có một bản lý lịch ấn tượng trong lĩnh vực quản lý thể thao. Ông đã lãnh đạo tổ chức với tư cách là quyền chủ tịch kể từ năm 2021.

Giờ đây, với tư cách chính thức, Randhir Singh tiếp tục lãnh đạo một lục địa, nơi đã chứng kiến ​​sự phát triển đáng kể của thể thao trong những năm gần đây nhưng cũng phải đối mặt với những rào cản quan trọng về cơ sở hạ tầng và tổ chức. Trong suốt sự nghiệp của mình, Randhir Singh đã chứng minh cam kết không lay chuyển đối với thể thao, khi từng là thành viên của Ủy ban Olympic quốc tế từ năm 2001 đến năm 2014, sau đó ông tiếp tục là thành viên danh dự.

Hội đồng Olympic châu Á, cơ quan quản lý thể thao trong khu vực, vẫn là một nhân tố chủ chốt trong bối cảnh phát triển thể thao toàn cầu. Với cuộc bầu cử Chủ tịch Randhir Singh, một chương mới bắt đầu hứa hẹn sẽ đưa châu Á trở thành một thế lực cạnh tranh thống trị trên trường thế giới.

Ngoài chức danh Chủ tịch, còn có các chức danh được bầu khác gồm:

Các phó chủ tịch Hội đồng Olympic châu Á

Khu vực Trung Á: Timothy Fok (Hong Kong, Trung Quốc)

Khu vực Đông Nam Á: Tiến sĩ Norza Zakaria (Malaysia)

Khu vực Nam Á: HRH Prince Jigyel Ugyen Wangchuck (Bhutan)

Khu vực Tây Á: Tiến sĩ Thani Al-Kuwari (Qatar)

Khu vực Trung Á: Otabek Umarov (Uzbekistan)

Các thành viên Ban điều hành

Khu vực Đông Á: Ms. Mikako Kotani (Japan)

Khu vực Đông Nam Á: Giáo sư, Tiến sĩ Supitr Samahito (Thailand)

Khu vực Trung Á: Ms. Olga Rybakova (Kazakhstan)

Khu vực Tây Á: Noora Al Jasmi (Các Tiểu vương quốc Ả rập thồng nhất)

Khu vực Nam Á: không có ứng cử viên

Randhir Singh sinh ngày 18 tháng 10 năm 1946 tại Patiala, Ấn Độ, là thế hệ thứ tư của một gia đình thể thao. Chú của ông, Maharaja Yadavindra Singh, là VĐV cricket, cha của ông, Raja Bjalindra Singh, là một thành viên Ủy ban Olympic quốc tế từ năm 1947-1992.

Trình độ học vấn

*Cấp cao Cambridge - Trường công lập Yadavindra, Patiala (Ấn Độ);

*Bằng Cử nhân Lịch sử của Cao đẳng St. Stephen, Đại học Delhi (Ấn Độ)

Các môn thể thao đã tham gia: Bắn súng, Golf, bơi, bóng quần, cricket

Sự nghiệp thể thao

Thế vận hội Olympic (5): Mexico 1968, Munich 1972, Montreal 1976, Moscow 1980 và Los Angeles 1984. (Xạ thủ dự bị tại Tokyo 1964).

Đại hội thể thao châu Á (4): Bangkok 1978 – HCV cá nhân môn Bắn súng; New Delhi 1982 – HCĐ cá nhân môn Bắn súng và HCB đồng đội môn Bắn súng; Seoul 1986 và Hiroshima 1994.

Đại hội thể thao Khối thịnh vượng chung (1): Edmonton 1978

Cơ quan quản lý thể thao

*Hội đồng Olympic châu Á: Tổng thư ký, 1991-2015. Phó chủ tịch trọn đời, 2015 – nay. Quyền chủ tịch, 2021 - nay

* Tổng thư ký danh dự, Hiệp hội Olympic Ấn Độ, 1987-2014

*Thành viên của cơ quan quản lý, Cơ quan Thể thao Ấn Độ, 1987-2010

* Tổng thư ký sáng lập, Hội đồng Đại hội Thể thao Phi-Á, 1998-2007

*Thành viên Hội đồng điều hành Hiệp hội các Ủy ban Olympic quốc gia, 2002 đến nay

*Đại diện Ủy ban Olympic quốc tế tại Hội đồng Quỹ Cơ quan Chống Doping Thế giới, 2003-2005

*Thành viên Ủy ban Tài chính và Hành chính của Cơ quan Chống Doping Thế giới, 2005

*Chủ tịch - Ủy ban Điều phối Đại hội Thể thao Châu Á 2019

Giải thưởng:

*Giải thưởng Arjuna - Giải thưởng Thể thao cao quý nhất của Ấn Độ, 1979

*Giải thưởng Maharaja Ranjit Singh - Giải thưởng Thể thao Nhà nước, 1979

*Giải thưởng Công trạng của Hội đồng Olympic châu Á, 2005

*Giải thưởng Công trạng của Hiệp hội các Ủy ban Olympic quốc gia, 2006

*Huân chương Olympic, Bạc, 2014

*Tiến sĩ danh dự, Văn học Khoa học Thể thao từ Viện Giáo dục Thể chất Quốc gia Lakshmibai, Chính phủ Ấn Độ.

Lịch sử tham dự Ủy ban Olympic quốc tế:

Thành viên Ủy ban Olympic quốc tế từ năm 2001 đến năm 2014

Thành viên danh dự từ năm 2014

Thành viên của các ủy ban IOC sau:

*Nghiên cứu Thế vận hội Olympic, 2002-2003

*Thể thao cho mọi người (2004-2013), Phụ nữ và Thể thao (2006-2013)

*Phối hợp cho Thế vận hội Olympic Thanh niên Mùa hè lần thứ nhất Singapore 2010

*Quỹ Đình chiến Olympic Quốc tế, 2007

A.T biên dịch

Ảnh trong bài
  • Kỷ nguyên mới cho Hội đồng Olympic Châu Á