Sức khỏe tâm thần của các vận động viên ngày càng trở nên quan trọng

Hầu hết các vận động viên nói về vấn đề sức khỏe tâm thần của họ sau khi giã từ sự nghiệp thi đấu. Mức độ của những vấn đề này rất khác nhau, từ tâm trạng 'tụt dốc' sau Thế vận hội đến các trường hợp trầm cảm nặng.

Vận động viên thể dục dụng cụ người Mỹ Simone Biles là một ví dụ điển hình, một hồi chuông cảnh báo về vấn đề sức khỏe tâm thần của các vận động viên.

Vận động viên thể dục dụng cụ người Mỹ Simone Biles là một ví dụ điển hình (ảnh: insidethegames)

Vấn đề này cho thấy cần phải được đặt lên bàn cân. Hiện các tổ chức đang cố gắng khắc phục và hạn chế những vấn đề nhức nhối.

Tổng giám đốc của FondaMental - một tổ chức hợp tác khoa học – và cũng là một bác sĩ tâm thần Marion Leboyer cho biết: “Gần như mỗi vận động viên đều có các triệu chứng của bệnh tâm thần,” chủ yếu là do lo lắng nhưng cũng có vấn đề về trầm cảm hoặc rối loạn ăn uống.

Tổ chức của Marion Leboyer hiện đang thực hiện một nghiên cứu giữa các vận động viên ở Pháp, nước đăng cai Thế vận hội Olympic và Paralympic năm nay và sẽ sớm công bố kết quả.

Hầu hết các vận động viên nói về vấn đề sức khỏe tâm thần của họ sau khi giã từ sự nghiệp thi đấu. Mức độ của những vấn đề này rất khác nhau, từ tâm trạng 'tụt dốc' sau Thế vận hội đến các trường hợp trầm cảm nặng. Tuy nhiên, chủ đề này không còn là điều cấm kỵ và trong những năm gần đây nó là vấn đề được các phương tiện truyền thông ngày càng quan tâm.

Lấy Simone Biles làm ví dụ. Simone Biles đến Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 2020 với tư cách là một ngôi sao lớn nhưng sau đó đã suy sụp như thế nào. Việc phát triển các triệu chứng mất cảm giác về không gian khi ở trên không khiến cô gặp nguy hiểm về thể chất. Kể từ đó, Simone Biles đã tiến hành trị liệu và đặt mục tiêu giải quyết vấn đề sức khỏe tâm thần của các vận động viên để giúp đỡ những người gặp phải trường hợp áp lực quá mức tương tự như bản thân mình.

Tham gia vào hoạt động này, ngôi sao leo núi người Slovenia, Janja Garnbret, kêu gọi công chúng nhìn nhận một cách đúng đắn với vấn đề rối loạn ăn uống trong thế giới thể thao, hay nỗ lực nâng cao nhận thức của giới trẻ về mối nguy hiểm tiềm tàng này. Mong muốn giảm cân để leo núi tốt hơn và nhanh hơn đang tràn lan trong môn thể thao này và có nguy cơ khiến các vận động viên trở thành nạn nhân của các bệnh như chán ăn hoặc chứng cuồng ăn. Thực tế này đã khiến Liên đoàn leo núi quốc tế đưa ra các quy định mới nhằm kiểm soát sức khỏe của các vận động viên.

Cùng với đó, Liên đoàn bóng bầu dục Pháp gần đây đã công bố kế hoạch ngăn ngừa và điều trị tốt hơn chứng trầm cảm, mà trong một số trường hợp trước đây đã dẫn đến hành vi gây nghiện.

Bác sĩ tâm thần Julien Dubreucq, thành viên của FondaMental cho biết thể thao đỉnh cao mang lại ý nghĩa cho cuộc sống và các vận động viên có ít ý nghĩ tự tử hơn. Tuy nhiên, các vấn đề về lo âu, nguy cơ trầm cảm và rối loạn giấc ngủ không phải là số ít. Trong số các nhóm có nguy cơ cao, ông trích dẫn 'góc chết' của các vận động viên trẻ từ 12 đến 18 tuổi, một số trong đó không đạt được ước mơ khi trưởng thành và gặp khó khăn trong việc quản lý sự thất vọng.

Nhằm khắc phục vấn đề này, Ủy ban Olympic quốc tế đã tuyển dụng các nhà tâm lý học để đảm bảo sức khỏe cho các vận động viên, bắt đầu từ Thế vận hội Olympic mùa đông Bắc Kinh 2022. Tại Thế vận hội Paris 2024, những ứng dụng trên mạng xã hội, nơi các vận động viên có thể trở thành nạn nhân của bắt nạt qua mạng, cũng đã được tính đến.

Cựu vận động viên người Pháp Marie-José Perec, ba lần vô địch Olympic cũng cho biết có rất ít vận động viên không bị trầm cảm trong suốt sự nghiệp thi đấu và thậm chí cả sau khi đã giải nghệ.

A.T biên dịch

Ảnh trong bài
  • Sức khỏe tâm thần của các vận động viên ngày càng trở nên quan trọng