Tổng đội hình bây giờ sẽ bao gồm 13 cầu thủ. Tại các kỳ Olympic trước, chỉ có 12 VĐV được đăng ký thay vì 14 VĐV như các giải đấu lớn khác. Chính vì thế, việc tính toán đăng ký VĐV luôn là bài toán khó và gây không ít tranh cãi.

Tổng đội hình của bóng chuyền tại Thế vận hội Olympic mùa hè Paris 2024 sẽ bao gồm 13 VĐV
Trong bước phát triển mới này, các đội sẽ được phép triệu tập cầu thủ thứ 13 ngoài 12 cầu thủ dự kiến ban đầu cho môn Bóng chuyền Olympic. Điều này sẽ giúp các đội linh hoạt thay thế một cầu thủ có thể phải rút lui khỏi giải đấu. VĐV dự bị được công nhận tham dự Thế vận hội Olympic và chỉ có thể thi đấu nếu một trong 12 cầu thủ được chọn ban đầu bị chấn thương hoặc bệnh tật khiến họ không thể thi đấu.
Bắt đầu từ Paris 2024, nếu một cầu thủ bị chấn thương hoặc bệnh tật không thể thi đấu, có thể được thay thế bằng VĐV dự bị.
VĐV thứ 13 sẽ có thể tham dự các trận đấu và tập luyện cùng đội nhưng sẽ không được đưa vào Làng Olympic trừ khi Ủy ban Olympic Quốc gia chủ quản đóng thêm các khoản phí. Các trận đấu bóng chuyền sẽ diễn ra từ một ngày sau Lễ khai mạc vào ngày 26/7/2024 tại South Arena ở Paris.
Một thay đổi khác của môn bóng chuyền cho Thế vận hội Paris sắp tới là quy trình chia bảng. Thay vì hai bảng, mỗi bảng 06 đội như thông lệ, sẽ có ba bảng, mỗi bảng 04 đội. Hai đội đứng đầu mỗi bảng và hai đội xếp thứ ba có thành tích tốt nhất sẽ vào tứ kết, sau đó đá play-off để xác định nhà vô địch.
Ưu điểm của việc thay đổi thể thức này là giảm tải số trận đấu trong giai đoạn đầu, đảm bảo tiêu chuẩn thi đấu cao hơn trong giai đoạn cuối của cuộc thi. Các đội tiến vào vòng tranh huy chương giờ đây sẽ thi đấu tổng cộng sáu trận, thay vì tám trận như tại Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 2020.
Sau vòng loại năm ngoái, vẫn còn 5 suất cho Paris 2024. Những suất này sẽ được xác định dựa trên thứ hạng trong giai đoạn thường lệ của Giải bóng chuyền các quốc gia kết thúc vào ngày 23/6. Các trận đấu trong nửa đầu năm sẽ rất quan trọng đối với các đội không đủ điều kiện, ưu tiên các quốc gia từ các châu lục chưa đủ điều kiện tham dự Giải đấu tiền Olympic.
Các đội đã đủ điều kiện tham dự Paris 2024 gồm:
Bóng chuyền nam:
Pháp (chủ nhà), Đức, Brazil, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ba Lan và Canada.
Bóng chuyền nữ:
Pháp (chủ nhà), Cộng hòa Dominica, Serbia, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Hoa Kỳ và Ba Lan.
Liên đoàn thể thao điện tử toàn cầu cải tổ cơ cấu
Liên đoàn thể thao điện tử toàn cầu đang tiến hành cải tổ đội ngũ điều hành cấp cao để thúc đẩy sự đổi mới và tăng trưởng trong bốn năm tới. Tổ chức thay đổi để hướng đến "những kỳ vọng mang tính tiến hóa" mà Giám đốc điều hành Paul J. Foster đặt ra.
Liên đoàn thể thao điện tử toàn cầu đang trong quá trình hồi sinh chính mình cho tương lai trước mắt. Với việc ra mắt chiến lược GEF 5.0 cho chu kỳ 2024-2028, các nhà lãnh đạo của tổ chức, vốn đã có sự phát triển vượt bậc kể từ khi thành lập vào năm 2019, đang tìm cách hiện đại hóa bằng cách tái cơ cấu tổ chức.
Những thay đổi này nhấn mạnh cam kết của Liên đoàn thể thao điện tử toàn cầu đối với sự đổi mới, tác động và tăng trưởng trong thế giới thể thao điện tử và giải trí năng động. Những thách thức phía trước, với khả năng tổ chức Thế vận hội thể thao điện tử lần đầu tiên vào năm 2026, là rất quan trọng đối với việc đoàn kết cộng đồng. Giám đốc điều hành Liên đoàn thể thao điện tử toàn cầu Paul J. Foster đã công bố thành lập Nhóm điều hành cấp cao giám sát các lĩnh vực chiến lược quan trọng.
Rustam Aghasiyev, Trưởng phòng Nhân sự, lãnh đạo Khối Văn phòng Điều hành giám sát các đội thể thao điện tử toàn cầu, GEFcon, GEFestival, Thương hiệu và Truyền thông Toàn cầu.
Mark Chay, Giám đốc Phát triển, lãnh đạo Ban Thương mại và Hành chính tập trung vào quan hệ đối tác kinh doanh, doanh thu và các nhóm Tài chính, Kinh doanh và Con người.
Mario Cilenti, Giám đốc Điều hành, lãnh đạo bộ phận Điều hành, giám sát mọi hoạt động, cộng đồng và thành viên sẽ làm việc với Giám đốc điều hành Chương trình và Nội dung mới được thăng chức, Eric F. Brinkley, để lãnh đạo chương trình sự kiện toàn cầu, các đội thể thao điện tử và nội dung.
Thanos Karagrounas, Giám đốc Tác động, lãnh đạo bộ phận Chiến lược và Tác động, tập trung vào quan hệ đối tác chiến lược với các tổ chức quốc tế cũng sẽ tiếp tục làm Giám đốc Điều hành của Học viện Thể thao điện tử Toàn cầu.
Giám đốc điều hành Paul J. Foster bày tỏ: "Với sự đổi mới đi kèm, chúng tôi tin rằng đợt bổ nhiệm chiến lược này sẽ đáp ứng những kỳ vọng ngày càng tăng của cộng đồng. Khả năng làm việc tập thể của các nhóm sẽ giúp đổi mới, xây dựng và phát triển tổ chức. Từ trụ sở chính toàn cầu ở Singapore và các trung tâm chiến lược trên khắp thế giới, Liên đoàn Thể thao điện tử Toàn cầu thúc đẩy uy tín, tính hợp pháp của Thể thao điện tử”.
Liên đoàn có trụ sở tại Singapore nơi diễn ra Tuần lễ Olympic thể thao điện tử đầu tiên vào năm 2023. Thành công của sự kiện này vẫn còn in đậm trong tâm trí người hâm mộ và chứng tỏ tầm quan trọng của thể thao điện tử và thị trường này trên quy mô toàn cầu. Hơn 500.000 người tham gia duy nhất và hơn sáu triệu lượt xem trên các kênh trực tiếp đã được ghi nhận trong tuần.
Loại bỏ các thuật ngữ gây tổn thương khỏi Hiến pháp Tây Ban Nha
Ủy ban Đại diện Người khuyết tật Tây Ban Nha đã phối hợp với các đảng chính trị có đại diện trong Quốc hội Tây Ban Nha để sửa đổi Điều 49 của Hiến pháp. Trong đó thay thế thuật ngữ disminuido (suy giảm) bằng "người khuyết tật".
Quốc hội Tây Ban Nha sẽ tổ chức phiên họp toàn thể để bỏ phiếu sửa đổi Điều 49 Hiến pháp. Mục tiêu chính là loại bỏ thuật ngữ "suy giảm" và thay thế bằng "người khuyết tật". Ủy ban Đại diện Người khuyết tật Tây Ban Nha cũng yêu cầu sự ủng hộ nhất trí của các đảng chính trị liên quan để đảm bảo việc sửa đổi được thông qua suôn sẻ.
Trong một tuyên bố công khai, Ủy ban Paralympic Tây Ban Nha đã lặp lại yêu cầu này, nhấn mạnh rằng "đây là thời điểm dành cho người khuyết tật". Theo Ủy ban, sự thay đổi về thuật ngữ được hiểu là "một bước tiến cho đất nước, một sự cải thiện tập thể của một nền dân chủ tiên tiến".
Sự sửa đổi này là cần thiết để: "gieoeo vào chuẩn mực cơ bản cách tiếp cận nhân quyền, cách tiếp cận duy nhất có thể chấp nhận. Đề xuất thay đổi này đã được thực hiện trong gần 20 năm và những khó khăn cố hữu trong cải cách hiến pháp đã làm chậm tiến độ.
Trích dẫn số liệu thống kê từ Viện Thống kê Quốc gia Tây Ban Nha làm bằng chứng về tầm quan trọng của mối quan tâm của cộng đồng người khuyết tật, Ủy ban Đại diện Người khuyết tật Tây Ban Nha cho rằng đây là "thuật ngữ gây tổn thương, xúc phạm người khuyết tật". Ở Tây Ban Nha, ước tính có khoảng 4,5 triệu người, tương đương gần 10% dân số, có liên quan trực tiếp đến vấn đề khuyết tật. Vì vậy, cần phải cải cách những quan niệm lỗi thời này, cần phải loại bỏ khái niệm khỏi một xã hội đã thay đổi đáng kể.
Trung Hiếu biên dịch