Kể từ khi đảm nhận chức vụ tại Bộ Thanh niên và Thể thao Malaysia, Hannah Yeoh đã có một hành trình khá dài thể hiện chiều sâu trong năng lực của mình. Bộ trưởng Hannah Yeoh là người luôn sẵn sàng lắng nghe, học hỏi và dành thời gian cho giới trẻ và VĐV trong khi lịch trình dày đặc.

Bộ trưởng Bộ Thanh niên và Thể thao Hannah Yeoh (ảnh: https://www.optionstheedge.com)
Đường đến HCV
Mọi niềm hi vọng của thể thao Malaysia đều đổ dồn lên vai Bộ trưởng Hannah Yeoh khi Thế vận hội Olympic mùa hè Paris 2024 sắp diễn ra.
Bộ trưởng Hannah Yeoh cho biết, “Đường đến HCV” bổ sung cho Chương trình Podium đã được triển khai vào năm 2016 với cùng mục tiêu là giành HCV đầu tiên cho thể thao Malaysia tại Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 2020. Một Ủy ban bao gồm những VĐV thể thao và các chuyên gia trong ngành đã được thành lập nhằm xây dựng sự xuất sắc trong thể thao.
Bộ trưởng Hannah Yeoh là chính trị gia duy nhất trong Ủy ban bao gồm các VĐV giàu kinh nghiệm như Datuk Nicol Ann David, Datuk Lee Chong Wei và Datuk Mirnawan Nawawi, cùng với các nhà quản lí như Stuart Ramalingam - người có nhiều kinh nghiệm trong việc cải tổ Liên đoàn bóng đá Malaysia hướng tới các mục tiêu “Vàng”.
Chương trình bao gồm các gương mặt VĐV nổi tiếng của thể thao Malaysia như: lông, thợ lặn và người đi xe đạp như Lee Zii Jia (Cầu lông), Aaron Chia (cầu lông), Soh Wooi Yik (cầu lông), Pandelela Rinong (nhảy cầu) và Azizulhasni Awang (xe đạp). Tuy nhiên, việc chỉ tập trung vào một số môn đã tạo nên lo lắng liệu có tạo ra sự chênh lệch trong thể thao Malaysia không?
Chia sẻ về vấn đề này, Bộ trưởng Hannah Yeoh cho biết: “Không có ích gì khi đặt ra những mục tiêu không thực tế cho các VĐV. Chúng tôi có ý định mở rộng danh sách nhưng cần tập trung vào những đối tượng giành huy chương tại Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 2020 và sử dụng thứ hạng top 10 thế giới làm quy chuẩn”.
Để triển khai hiệu quả Chương trình, Bộ trưởng Hannah Yeoh liên tục đánh giá tình hình và trao đổi với các chuyên gia để tìm cách hỗ trợ nhiều hơn cho các VĐV được chọn. Bộ trưởng Hannah Yeoh đánh giá cao sự quan tâm ngày càng tăng đối với Chương trình. Cũng giống như tất cả người Malaysia, Bộ trưởng Hannah Yeoh mong muốn các VĐV thay đổi tình trạng không có HCV.
Ủy ban của chương trình “Đường tới HCV” đã có chuyến nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm tại Nhật Bản trong đó, cuộc đối thoại với Đại học Khoa học Thể thao Nippon ở Tokyo đã mang lại nhiều điều mới mẻ. Với thành tích nổi bật là đào tạo ra những VĐV đẳng cấp thế giới và giành được hơn 40 HCV, Đại học Khoa học Thể thao Nippon đã giúp các thành viên của Ủy ban xác định chiến lược để giành được HCV đầu tiên. Hai Bên đã thảo luận về việc tập trung vào các hạng mục dành cho phụ nữ và các môn thể thao giúp người châu Á có lợi thế hơn các quốc gia khác.
Một bài học quan trọng khác rút ra từ chuyến đi là nhiều VĐV Nhật Bản đã có bằng tiến sĩ và họ tiếp tục làm huấn luyện viên. Kinh nghiệm này sẽ giúp thể thao Malaysia trong việc định hướng lựa chọn nghề nghiệp cho các VĐV.
Cách làm việc của Đại học Khoa học Thể thao Nippon cho thấy sự tập trung vào cách thức tổ chức hợp lý.
Khuôn khổ dài hạn của chương trình “Đường tới HCV” sẽ cho thấy tầm nhìn xa hơn về thành tích của VĐV và toàn bộ hệ sinh thái.
Khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Malaysia, điều đầu tiên mà ông Hannah Yeoh bắt tay vào triển khai là xác định một số lĩnh vực nhất định để đảm bảo tất cả mọi người đều có thể tiếp cận thể thao.
Ưu tiên tiếp theo của Bộ trưởng Hannah Yeoh là phúc lợi và an ninh của các VĐV, đó là cung cấp một không gian an toàn cho các VĐV phát triển. Với kinh nghiệm làm việc về Đạo luật chống quấy rối tình dục tại Bộ Phụ nữ, Gia đình và Phát triển Cộng đồng, Bộ trưởng Hannah Yeoh đã triển khai Bộ luật Thể thao An toàn thay vì trình một dự luật lên quốc hội vì dự luật sẽ mất rất nhiều thời gian để thông qua.
Bộ trưởng Hannah Yeoh cũng ủng hộ nguồn ngân sách lớn hơn cho Quỹ phúc lợi VĐV quốc gia và biết ơn Thủ tướng về việc phân bổ 5 triệu RM theo Ngân sách 2023 cho các cựu VĐV và giảm thuế cho các công ty tuyển dụng họ”.
Bộ trưởng Hannah Yeoh đang xem xét các sáng kiến hiện có và cải thiện chúng để tiếp cận được lượng thanh niên lớn hơn. Các chương trình Đào tạo Kỹ thuật và Dạy nghề do 12 Bộ trong đó có Bộ Thanh niên và Thể thao thực hiện phải (thuộc thẩm quyền của Bộ Nhân lực hoặc Bộ Giáo dục Đại học và cũng phù hợp với nhiệm vụ của Thủ tướng) cùng nhau làm việc để giảm lãng phí.
Bộ trưởng Hannah Yeoh có kế hoạch lớn sử dụng nguồn lực của Bộ để giải quyết các vấn đề xã hội, chẳng hạn như giảm thiểu số trẻ em chết đuối trong kỳ nghỉ học bằng cách cung cấp các lớp học bơi miễn phí tại các bể bơi công cộng.
“Chúng tôi sẽ sớm triển khai các lớp học. Ít nhất tiền của người nộp thuế đang được sử dụng cho một mục đích xứng đáng và chúng ta có thể tìm được VĐV bơi quốc gia thế hệ tiếp theo từ các chương trình như thế này. Đó cũng là một cách hay để tận dụng các hồ bơi công cộng.”
Bộ trưởng Hannah Yeoh mong muốn đưa Malaysia trở thành một quốc gia thể thao mà không chỉ tập trung vào các môn thể thao có thành tích cao. Bộ Thanh niên và Thể thao đang xem xét làm thế nào để có thể huy động cả nước hướng tới một lối sống năng động. Chúng tôi cũng hy vọng sẽ làm được nhiều hơn nữa cho Paralympic, phụ nữ trong ngành và các môn thể thao thiểu số.
Chủ tịch Ủy ban Olympic châu Âu Spyros Capralos thăm Kosovo
Chủ tịch Spyros Capralos đã chuyến thăm lần đầu tiên đến Ủy ban Olympic quốc gia Kosovo. Tại đây, Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc gia Kosovo Ismet Krasniqi và Tổng thư ký Besim Aliti đã tiếp đón Chủ tịch Spyros Capralos cũng như tháp tùng ông đi tham quan các cơ sở mới và gặp gỡ với cán bộ, công chức Ủy ban Olympic quốc gia Kosovo.
Chuyến thăm của Capralos còn bao gồm cuộc gặp với Thủ tướng nước này, Albin Kurti và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thanh niên và Thể thao, Hajrullah Çeku.
Hai Bên đã tập trung thảo luận vào sự hợp tác hiện có giữa các Bên, nêu bật sự hỗ trợ của chính phủ Kosovo đối với thể thao nói chung và việc tổ chức Đại hội thể thao Địa Trung Hải Pristina 2030 nói riêng.
Chia sẻ về chuyến thăm, Chủ tịch Spyros Capralos nhấn mạnh sự phát triển của tịch Ủy ban Olympic quốc gia Kosovo trong ba năm qua và nỗ lực to lớn của các VĐV Kosovo, đồng thời dự đoán thành công trong tương lai của các môn thể thao Olympic ở nước này.
Chủ tịch Ismet Krasniqi cảm ơn nhà lãnh đạo châu Âu về chuyến thăm và cho biết chuyến thăm của ông mang lại sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa cho các dự án của Ủy ban Olympic quốc gia Kosovo.
Lần đầu tiên Kosovo tham dự một kì Thế vận hội Olympic mùa hè là tại tại Rio de Janeiro vào năm 2016 và thể thao nước này mới tham dự hai kì Thế vận hội Olympic kể từ đó.
Thế nhưng, thế thao Kosovo đã giành được 03 huy chương trong các Thế vận hội Olympic mùa hè (01 huy chươngtại Thế vận hội Olympic mùa hè Rio 2016 và 02 huy chương tại Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 2020). Quốc gia này cũng đã tham gia hai Thế vận hội Olymmpic mùa đông nhưng vẫn chưa giành được huy chương nào.
A.T biên dịch