Ủy ban Thể thao Quốc gia Indonesia đặt mục tiêu vượt số lượng VĐV tham dự tại Paris 2024 so với Tokyo 2020

Ủy ban Thể thao Quốc gia Indonesia đang đặt mục tiêu tạo ra bước nhảy vọt cả về chất lượng và số lượng khi mong muốn số lượng VĐV tham dự Thế vận hội Olympic mùa hè Paris 2024 vượt qua số lượng 28 VĐV đại diện cho đất nước tại Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 2020.

Tổng thư ký Ủy ban Thể thao Quốc gia Indonesia Tb. Lukman Djajadikusuma cho biết: “Vẫn chưa có mục tiêu huy chương cụ thể. Tuy nhiên, hy vọng trước mắt là sẽ có nhiều VĐV đủ điều kiện tham dự Thế vận hội Paris 2024 hơn so với Tokyo 2020”.

Nurul Akma thi đấu môn Cử tạ tại Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 2020 (ảnh: insidethegames)

Hiện tại, Indonesia có năm VĐV đã đủ điều kiện tham dự Thế vận hội Olympic mùa hè Paris 2024 là Arif Dwi Pangestu và Diananda Choirunisa (bắn cung), Rifda Irfanalutfi (thể dục dụng cụ), Desak Made Rita và Rahmad Adi Mulyono (leo núi).

Indonesia tự tin có thể thực hiện được tham vọng của mình vì nước này có các VĐV tiềm năng cao ở các bộ môn như cầu lông và cử tạ, đồng thời trong thời gian tới vẫn còn những cuộc thi mà các VĐV Indonesia có thể giành được suất tham dự Paris 2024.

Tổng thư ký Tb. Lukman Djajadikusuma cũng cho biết Ủy ban Thể thao Quốc gia Indonesia và liên đoàn thể thao và Bộ Thanh niên và Thể thao đang tích cực thúc đẩy công tác chuẩn bị cho Thế vận hội Olympic mùa hè Paris 2024.

Tại Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 2020, Indonesia có 28 VĐV, trong đó có 16 nam và 12 nữ, thi đấu ở 8 môn thể thao khác nhau. VĐV lướt sóng Rio Waida và VĐV cử tạ Nurul Akmal được trao vinh dự cầm cờ tại lễ khai mạc.

Thành tích mà các VĐV Indonesia có được tại sự kiện trên gồm một HCV, một HCB và ba HCĐ. HCV thuộc về Greysia Polii và Apriyani Rahayu ở nội dung cầu lông đôi nữ. HCB thuộc về Eko Yuli Irawan ở môn cử tạ và ba HCĐ thuộc về Anthony Sinisuka Ginting ở môn cầu lông đơn nam, Rahmat Erwin Abdullah ở môn cử tạ nam và Windy Cantika Aisah ở môn cử tạ nữ.

Thể thao Indonesia đã tham dự 16 kỳ Thế vận hội Olympic mùa hè kể từ lần đầu tiên sự kiện được tổ chức tại Helsinky 1952 và đã giành được tổng cộng 37 huy chương: 8 HCV, 14 HCB và 15 HCĐ. Indonesia chưa từng tham dự Thế vận hội Olympic mùa đông.

Sân vận động Yves-du-Manoir huyền thoại lại một lần nữa được tổ chức Thế vận hội sau một thế kỉ 

Thủ đô của Pháp sẽ chào đón Thế vận hội Olympic lần thứ ba vào mùa hè tới và tự hào giới thiệu Sân vận động huyền thoại Yves-du-Manoir là chủ nhà.

Sân vận động Yves-du-Manoir, nằm ở thị trấn Colombes, phía tây bắc trung tâm thành phố Paris. Sân vận động này là địa điểm chính cho Thế vận hội Olympic mùa hè lần thứ 8 ở Paris vào năm 1924. Trong năm đó, sân Yves-du-Manoir đã tổ chức Lễ khai mạc và Bế mạc, các môn điền kinh và các môn thể thao quan trọng khác, bao gồm cả bóng đá, nơi Uruguay giành chức vô địch thế giới khi đánh bại Thụy Sĩ 3-0 . Vào thời điểm đó, không có World Cup riêng biệt, chinh vì vậy bóng đá trong khuôn khổ Thế vận hội đã trở thành giải đấu quan trọng nhất.

Trong Thế vận hội Olympic lần thứ 33 của kỷ nguyên hiện đại bắt đầu từ tháng 7/2024, sân Yves-du-Manoir sẽ là địa điểm duy nhất đóng vai trò chủ nhà. Sân vận động được sử dụng cho FIFA World Cup 1938, sẽ là địa điểm tổ chức các sự kiện khúc côn cầu sau khi được cải tạo toàn bộ.

Sân vận động có sức chứa 15.000 người đã được cải tạo đặc biệt trong Thế vận hội Paris 1924 chỉ cách Làng Thế vận hội Olympic 9 km. Trong thế kỷ qua, sân Yves-du-Manoir đã tổ chức khoảng 250 cuộc thi quốc gia và quốc tế, với các môn thể thao đa dạng từ điền kinh đến bóng bầu dục, bóng đá và thậm chí cả quyền anh, đặc biệt trong đó có giải vô địch thế giới năm 1972 với 40.000 khán giả.

Đây cũng là nơi diễn ra trận chung kết FIFA World Cup 1938, nơi Ý đánh bại Hungary 4-2. Ở thời đểm đó sân Yves-du-Manoir được mở rộng để đảm bảo sức chứa lên 60.000 sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc.

Sân Yves-du-Manoir đã được hồi sinh trong hai năm qua. Với chi phí hơn 100 triệu euro, để tổ chức thi đấu của 24 đội khúc côn cầu từ ngày 27/7 - 9/8/2024.

Cơ quan chống doping thế giới kêu gọi Hộ chiếu sinh học cho VĐV Nga

Ủy ban Olympic quốc tế đã công bố quyết định của Ban điều hành cho phép các VĐV cá nhân trung lập có hộ chiếu Nga hoặc Belarus, những người đã đủ điều kiện thông qua các hệ thống hiện có, đủ điều kiện tham dự Thế vận hội Olympic Paris 2024. Việc đủ điều kiện này phụ thuộc vào các quy định nghiêm ngặt, bao gồm việc tuân thủ các yêu cầu chống doping cả trước và trong Thế vận hội Olympic.

Quá trình kiểm soát doping ở Nga vẫn đang tiếp tục được triển khai. Năm nay, hơn 10.500 mẫu từ các VĐV Nga trong và ngoài thi đấu đã được thu thập mặc dù số lượng tham gia thi đấu quốc tế cực kỳ hạn chế. Điều này có nghĩa là Nga vẫn nằm trong số 10 quốc gia hàng đầu được tiến hành kiểm tra doping.

Các VĐV trung lập cá nhân phải chứng minh rằng họ trong sạch để tham gia Thế vận hội Olympic. Kể từ tháng 2/ 2022, các VĐV Nga và Belarus hầu như vắng mặt ở các giải đấu quốc tế, làm dấy lên lo ngại về tính đầy đủ của việc kiểm tra chống doping của họ. Trong khi các VĐV khác phải đối mặt với việc kiểm tra nghiêm ngặt tại các sự kiện quốc tế. Tuy nhiên, Cơ quan chống doping thế giới đã báo cáo rằng Nga vẫn nằm trong số những quốc gia được xét nghiệm thường xuyên nhất.

Cơ quan chống doping thế giới nhấn mạnh phải luôn cảnh giác và đảm bảo rằng không có bất cứ sơ suất nào để đảm bảo rằng tất cả các cuộc kiểm tra doping đã được triển khai đầy đủ trước khi Thế vận hội Olympic mùa hè Paris 2024 chính thức diễn ra.

Liên quan tới việc Cơ quan chống doping thế giới kêu gọi Hộ chiếu sinh học cho VĐV Nga, Tổng giám đốc Cơ quan chống doping Nga Veronika Loginova cho biết: “Chương trình hộ chiếu sinh học, ít nhất là mô-đun steroid, được thực hiện cho tất cả các VĐV được Cơ quan chống doping Nga kiểm tra. Tuy nhiên, hộ chiếu sinh học nên áp dụng đối với tất cả những VĐV có khả năng tham gia Thế vận hội Olympic, chứ không chỉ đối với VĐV Nga. Việc lấy mẫu do Cơ quan chống doping Nga tổ chức đang diễn ra tuân thủ tất cả các tiêu chuẩn quốc tế. Một số yêu cầu về thủ tục kiểm tra doping thậm chí còn khắt khe hơn so với các tổ chức chống doping khác. Các chuyên gia đã phân tích tất cả các thông tin cần thiết và đưa ra kết luận đúng đắn”.

Hộ chiếu sinh học VĐV, được Cơ quan chống doping thế giới giới thiệu năm 2009, nhằm theo dõi những thay đổi về dấu hiệu sinh học theo thời gian để phát hiện doping. Ban đầu, hộ chiếu sinh học chỉ bao gồm một mô-đun huyết học để thực hiện thao tác lấy máu. Vào năm 2014, một mô-đun steroid đã được thêm vào để theo dõi nồng độ steroid trong nước tiểu.

Bất chấp nhiều ý kiến ​​trái chiều về Hộ chiếu Sinh học VĐV, Cơ quan chống doping thế giới vẫn tiếp tục sử dụng và đưa ra các biện pháp trừng phạt dựa trên dữ liệu này. Có rất nhiều người ủng hộ và cũng nhiều người phản đối khái niệm Hộ chiếu Sinh học VĐV trong thế giới thể thao.

Vào tháng 7/2023, Cơ quan chống doping thế giới đã ban hành Hướng dẫn vận hành hộ chiếu sinh học dành cho VĐV mới, khẳng định cam kết của tổ chức đối với biện pháp chống doping này.

A.T biên dịch

Ảnh trong bài
  • Ủy ban Thể thao Quốc gia Indonesia đặt mục tiêu vượt số lượng VĐV tham dự tại Paris 2024 so với Tokyo 2020