Vai trò của Học viện thể thao truyền cảm hứng của Ấn Độ

Học viện thể thao truyền cảm hứng của Ấn Độ là một đơn vị của JSW Sports - thuộc Tập đoàn JSW tập đoàn có vốn đầu tư trị giá 22 tỷ đô la, hiện diện trên khắp Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nam Mỹ, Châu Âu và Châu Phi.

Thúc đẩy giấc mơ Olympic của Ấn Độ!

Học viện thể thao truyền cảm hứng của Ấn Độ đã một lần nữa thể hiện sự xuất sắc của mình khi góp phần vào thành tích của thể thao Ấn Độ tại Đại hội thể thao châu Á Hàng Châu. Những VĐV Ấn Độ đang liên tục nâng cao tiêu chuẩn và sự cống hiến của họ là nguồn tự hào to lớn cho đất nước. Thể thao Ấn Độ đã đạt được thành tích đáng kinh ngạc sau sáu thập kỷ – với kỷ lục 107 huy chương tại Đại hội thể thao châu Á Hàng Châu, đánh dấu mức tăng đáng chú ý 52% so với năm 2018.

Thể thao Ấn Độ đã đạt được thành tích đáng kinh ngạc sau sáu thập kỷ – với kỷ lục 107 huy chương tại Đại hội thể thao châu Á Hàng Châu (Ảnh: jsw.in)

JSW Sports được thành lập vào năm 2012, công ty đặt mục tiêu đóng vai trò dẫn đầu trong việc tạo ra văn hóa thể thao ở Ấn Độ bằng cách tối đa hóa tiềm năng của thể thao và VĐV Ấn Độ. Ngày nay, tên tuổi của công ty gắn liền với các đội vô địch như Bengaluru FC, Delhi Capitals và Haryana Steelers cũng như các VĐV như Neeraj Chopra và Sakshi Malik, những người đã được thế giới công nhận về kỹ năng và tinh thần.

JSW Sports hiện đang hỗ trợ quản lý các VĐV trẻ, nuôi dưỡng các tài năng mới nổi và các vấn đề liên quan khác. JSW Sports là thương hiệu thể thao duy nhất ở Ấn Độ có khả năng và chuyên môn trong việc phát triển và quản lý thương mại của các VĐV. Điều này đảm bảo rằng các VĐV Ấn Độ có được một tiêu chuẩn thống nhất về đào tạo và thương mại.

Về mặt thương mại, JSW Sports làm việc với nhiều VĐV khác nhau, từ các Anh hùng hay biểu tượng Olympic như Neeraj Chopra và Sakshi Mallik đến các VĐV có tiềm năng cao trong tương lai như Sreeshankar & Jemimah hay các VĐV trẻ hơn như Linthoy (từng vô địch thế giới môn Judo), những VĐV đang cho thấy những dấu hiệu đầy hứa hẹn cho Ấn Độ. Mỗi VĐV đều ở một giai đoạn khác nhau trong sự nghiệp, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ phù hợp của họ với các nhà tài trợ/phương tiện truyền thông và do đó Học viện thể thao truyền cảm hứng của Ấn Độ đầu tư rất nhiều nỗ lực vào việc đào tạo và định vị phương tiện truyền thông của họ để tạo ra chiến lược tiếp thị tài năng phù hợp cho mọi VĐV.

Về phía Đào tạo, JSW Sports có Viện thể thao Truyền cảm hứng, là cơ sở đào tạo hiệu suất cao đầu tiên do tư nhân tài trợ, đặc biệt chú trọng đến sự phát triển toàn diện của các VĐV thông qua các biện pháp can thiệp vào giáo dục, kỹ năng giao tiếp và phát triển nhân cách để chuẩn bị cho các VĐV bước vào cuộc sống và trở thành những cá nhân toàn diện.

JSW Sports sẽ đại diện và quản lý VĐV nào trong tương lai?

Tại Đại hội thể thao châu Á vừa kết thúc, Ấn Độ có 31 VĐV được đại diện bởi JSW Sports. Các VĐV (được JSW Sports hỗ trợ) đã mang về 17 huy chương trong tổng số 107 huy chương của Ấn Độ. Ngoài ra, JSW Sports cũng đã hỗ trợ toàn bộ đội quyền anh và bắn súng đại diện cho Ấn Độ tại Đại hội thể thao châu Á Hàng Châu thông qua quan hệ đối tác với NRAI và BFI .

Thành công của thể thao Ấn Độ tại Đại hội thể thao châu Á không chỉ là việc vượt qua mốc 100 huy chương chung cuộc mà còn là sự nổi lên của điền kinh Ấn Độ trên đấu trường toàn cầu, được dẫn dắt bởi một số màn trình diễn xuất sắc của các VĐV đại diện cho JSW Sports, trong đó có Neeraj Chopra, người đạt thành tích 88,88m tốt nhất mùa giải để bảo vệ HCV. Neeraj Chopra hiện là đương kim vô địch Olympic, Thế giới và Châu Á. Avinash Sable, người đã dẫn đầu trong cuộc đua vượt chướng ngại vật 3000m để giành HCV và Parul Chaudhari, người đã tạo nên lịch sử khi trở thành người phụ nữ đầu tiên giành được HCV ở nội dung 5000 mét.

JSW Sports rất có chiến lược trong việc lựa chọn các VĐV Olympic phù hợp với các lĩnh vực cốt lõi mà tổ chức này hiện diện.

Cuộc họp đầu tiên của Nhóm công tác đặc biệt về tích hợp Liên đoàn thể thao vượt chướng ngại vật quốc tế vào Liên minh quốc tế năm môn phối hợp hiện đại 

Cuộc họp đầu tiên của Nhóm làm việc đặc biệt nhằm đạt được sự hội nhập của Liên đoàn thể thao vượt chướng ngại vật quốc tế vào Liên minh quốc tế năm môn phối hợp hiện đại đã được tổ chức.

Mục tiêu mà Nhóm làm việc đặc biệt hướng tới là thiết lập lộ trình với 5 điểm cần thiết để cùng nhau hợp tác. Đây cũng là ưu tiên hàng đầu của nhóm. Ngoài ra, nhóm này cũng đã thống nhất được nội dung soạn thảo các tuyên bố về tầm nhìn và sứ mệnh tích hợp. Tích hợp để áp dụng ở cấp quốc gia với chỉ một Liên đoàn quốc gia cho mỗi quốc gia. Các hạng mục thể thao vượt chướng ngại vật sẽ được đưa vào chương trình thể thao của Liên minh quốc tế năm môn phối hợp hiện đại.

Cuộc họp đầu tiên do Chủ tịch Liên minh quốc tế năm môn phối hợp hiện đại, Tiến sĩ Klaus Schormann chủ trì và các ý tưởng đã được chia sẻ giữa bảy thành viên của nhóm công tác. Một tuyên bố về tầm nhìn và sứ mệnh tích hợp cho Liên đoàn Quốc tế mở rộng đã được thống nhất. Cuộc họp đã diễn ra hài hòa và thiết lập một môi trường hiệu quả và tích cực cho sự hội nhập và tương lai của thể thao.

Nhóm cũng nhất trí về năm nguyên tắc hội nhập, dựa trên việc nội dung Biên bản ghi nhớ được kí kết tại Bath (Vương quốc Anh) vào tháng 8 gồm: Cơ quan quản lý thế giới về môn thể thao vượt chướng ngại vật sẽ là Liên minh quốc tế năm môn phối hợp hiện đại; Sẽ chỉ có một Liên đoàn Quốc gia cho mỗi quốc gia được Ủy ban Olympic Quốc gia tương ứng công nhận và thuộc thẩm quyền của Liên minh quốc tế năm môn phối hợp hiện đại; Đại diện của Liên đoàn thể thao vượt chướng ngại vật quốc tế sẽ làm việc với các Liên đoàn Quốc gia thành viên hiện tại của họ để hỗ trợ quá trình hội nhập; Liên đoàn thể thao vượt chướng ngại vật quốc tế sẽ có đại diện trong Liên minh quốc tế năm môn phối hợp hiện đại; Ba hạng mục thể thao Vượt chướng ngại vật hiện tại: Ninja, Đua xe vượt chướng ngại vật và Đua xe mạo hiểm sẽ được đưa vào chương trình thể thao của Liên minh quốc tế năm môn phối hợp hiện đại.

Tất cả các khuyến nghị trên sẽ được chuyển đến Ban điều hành Liên minh quốc tế năm môn phối hợp hiện đại và Ban điều hành trung ương Liên đoàn thể thao vượt chướng ngại vật quốc tế để phê duyệt trước khi chính thức có hiệu lực.

Thành viên của Nhóm làm việc đặc biệt đều là đại diện của Liên minh quốc tế năm môn phối hợp hiện đại và Liên đoàn thể thao vượt chướng ngại vật quốc tế gồm: Tiến sĩ Klaus Schormann, Chủ tịch Liên minh quốc tế năm môn phối hợp hiện đại. Đến từ Liên đoàn này còn có Phó Chủ tịch Joel Bouzou, Tổng thư ký Shiny Fang; Chủ tịch Liên đoàn năm môn phối hợp hiện đại NORCECA Rob Stull

Về phía Liên đoàn thể thao vượt chướng ngại vật quốc tế có Chủ tịch sáng lập Ian Adamson; Alberto Agra, Chủ tịch Liên đoàn Thể thao Vượt chướng ngại vật Châu Á - Thái Bình Dương và Panna Utpaul, Chủ tịch Liên đoàn thể thao vượt chướng ngại vật Liên Mỹ.

Hoàng Minh biên dịch

Ảnh trong bài
  • Vai trò của Học viện thể thao truyền cảm hứng của Ấn Độ