Giám đốc Đoàn kết Olympic Ủy ban Olympic quốc tế, thành viên Ban điều hành Tổ chức Người tị nạn Olympic James Macleod báo cáo rằng hiện có 63 VĐV tị nạn nhận học bổng của Tổ chức Đoàn kết Olympic và được đào tạo với mục tiêu trở thành thành viên của Đội Olympic Người tị nạn Paris 2024. 63 VĐV này đến từ 12 quốc gia, đại diện cho 13 môn thể thao. Đây là nhóm VĐV tị nạn lớn nhất từng tham gia Chương trình hỗ trợ VĐV tị nạn đoàn kết Olympic.

Phiên họp lần thứ 141 của Ủy ban Olympic quốc tế cập nhật về Đội tuyển Olympic Người tị nạn Paris 2024 và Tổ chức Người tị nạn Olympic (ảnh: insidethegames)
Chương trình này được triển khai sau khi Đội tuyển Olympic người tị nạn Ủy ban Olympic quốc tế lần đầu tiên xuất hiện tại Thế vận hội Olympic mùa hè Rio 2016. Kể từ đó, chương trình đã được mở rộng để mang đến cho các Ủy ban Olympic quốc gia cơ hội đệ trình danh sách các VĐV tị nạn nhận hỗ trợ trong suốt quá trình tập luyện, chuẩn bị và tham gia các cuộc thi đấu thể thao cấp cao. Từ đó, đã có hơn 50 VĐV tị nạn nhận học bổng được hỗ trợ trong quá trình chuẩn bị cho Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 2020. Trong số đó 29 VĐV ở 12 môn thể thao đã được chọn chính thức tham gia vào Đội tuyển Olympic Người tị nạn Ủy ban Olympic quốc tế tại Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 2020.
Đội tuyển Olympic Người tị nạn sẽ được tham gia một đợt tập huấn trước thềm Thế vận hội Olympic mùa hè Paris 2024 ở thị trấn Bayeux (Pháp) từ ngày 15-18/7/2024, trước khi Làng Olympic mở cửa. Thị trấn Bayeux có mối liên hệ lịch sử với người tị nạn và thúc đẩy hòa bình, với cơ sở hạ tầng thể thao hạng nhất, sẽ là địa điểm lý tưởng để tập luyện trước khi Thế vận hội khởi tranh. Thành phần của Đội tuyển Olympic Người tị nạn Paris 2024 sẽ được công bố vào mùa xuân năm 2024.
Trong báo cáo tại phiên họp Đại hội đồng lần thứ 141 của Ủy ban Olympic quốc tế, thành viên Ủy ban Olympic quốc tế, thành viên Hội đồng Tổ chức Người tị nạn Olympic Felicite Rwemarika cho biết cách thức mà Quỹ Tị nạn Olympic tiến tới mục tiêu để một triệu thanh niên bị ảnh hưởng bởi việc di dời được tiếp cận thể thao an toàn vào năm 2024.
Việc tiếp cận các môn thể thao an toàn cho các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi việc di dời là chìa khóa để đảm bảo cảm giác thân thuộc. Quỹ Tị nạn Olympic đang làm việc trên toàn thế giới để biến điều này thành hiện thực thông qua việc triển khai 16 chương trình cho đến nay với các đối tác trên toàn thế giới. Chỉ trong vòng 5 năm kể từ khi thành lập, Quỹ Tị nạn Olympic đã cung cấp khả năng tiếp cận thể thao an toàn cho hơn 260.000 thanh niên bị ảnh hưởng bởi việc di dời.
Bà Felicite Rwemarika cũng thông báo ngắn gọn các thông tin liên quan tới hoạt động của tổ chức tại Ukraine. Ước tính có khoảng 12 triệu người phải di dời do chiến tranh ở Ukraine. Sau các dự án thí điểm ở Moldova, Ba Lan và Pháp, Quỹ Tị nạn Olympic đang làm việc với các chuyên gia sức khỏe tâm thần để trang bị cho huấn luyện viên những kỹ năng cơ bản cần thiết nhằm tạo ra môi trường thể thao an toàn và hỗ trợ cho sức khỏe tâm thần, phúc lợi và sự phục hồi của những người phải di dời.
Sáng kiến này sẽ áp dụng cách tiếp cận khu vực và hướng tới hoạt động ở các quốc gia bao gồm Ba Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia, Bulgaria, Romania, Moldova, Đức và Ukraine. Bằng cách làm việc với các huấn luyện viên, sáng kiến này được kì vọng sẽ tiếp cận được một số lượng đáng kể người Ukraine phải di dời trên toàn khu vực.
Hợp tác cùng với Cao ủy Liên hiệp quốc về người tị nạn và Quỹ Scort để triệu tập Liên minh Thể thao dành cho Người tị nạn, Quỹ Tị nạn Olympic đã phát triển Cam kết Thể thao chung. Cam kết này sẽ được Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế Thomas Bach trình bày tại Diễn đàn Người tị nạn Toàn cầu ở Geneva vào ngày 13/12.
Bà Felicite Rwemarika kêu gọi Phong trào Olympic tham gia Cam kết và cam kết hỗ trợ người tị nạn thông qua thể thao. Thông qua Cam kết, Ủy ban Olympic quốc gia, Liên đoàn quốc tế, các đối tác Olympic và các bên liên quan của Phong trào Olympic sẽ sử dụng vị trí độc tôn và sức mạnh biến đổi của thể thao vì lợi ích của người tị nạn, bằng cách huy động các nguồn lực, chuyên môn hoặc mạng lưới.
Từ năm 2019 đến năm 2023, Cam kết đã quyên góp được hơn 14 triệu đô la và tiếp cận được hơn 190.000 người tị nạn và thành viên cộng đồng sở tại. Vào năm 2023, hoạt động thông qua Liên minh thể thao dành cho Người tị nạn, Quỹ tị nạn Olympic đặt mục tiêu vượt xa những kết quả trên. Quỹ tị nạn Olympic mong muốn sử dụng lợi thế của mình trong Phong trào Olympic để huy động hệ sinh thái thể thao nhằm cải thiện cuộc sống của những người phải di dời.
Các Chương trình tiêu biểu đã được triển khai kể đến gồm: Terrains d'Avenir ở Pháp là Chương trình kéo dài ba năm được thực hiện với sự hợp tác của một nhóm các tổ chức địa phương (Emmaus, Play International, Kabubu, Ovale Citoyen và Futbolmas) được đồng tài trợ bởi Quỹ tị nạn Olympic và Bộ Thể thao Pháp, Liên đoàn Thể thao Pháp. Thế vận hội Olympic và Thế vận hội Paralympic, được hỗ trợ bởi Ville de Paris, Paris 2024 và Ủy ban Olympic quốc gia Pháp (CNOSF). Với 30 buổi tập mỗi tuần bao gồm bơi, khiêu vũ, yoga, bóng đá, cricket, taekwondo, đấm bốc, leo núi thể thao, bóng bầu dục và các hoạt động khác, Terrains d'Avenir kể từ khi ra mắt đã thu hút hơn 5.000 thanh niên và đào tạo 62 huấn luyện viên. Để vượt qua các rào cản tiếp cận thể thao tồn tại ở Paris, giấy phép Terrains d'Avenir đã được tạo ra đặc biệt để cho phép những người tị nạn và người tị nạn trẻ tuổi tiếp cận các buổi tập này.
Game Connect ở Uganda: nơi có số lượng người tị nạn lớn nhất ở Châu Phi (1,5 triệu), chương trình Game Connect hỗ trợ hơn 12.000 thanh niên bị ảnh hưởng bởi xung đột, di dời và chấn thương để cải thiện sức khỏe tâm thần và phúc lợi của họ. Đánh giá tác động đã chứng minh rằng: chương trình đã cải thiện đáng kể tình trạng tâm lý xã hội, tình trạng lo âu và trầm cảm ở giới trẻ. Dựa trên thành công này, Quỹ tị nạn Olympic gần đây đã quyết định gia hạn chương trình cho một giai đoạn mới cho đến năm 2026. Game Connect được thực hiện với sự hợp tác của một số tổ chức gồm Ủy ban Olympic Uganda, AVSI, Right to Play, Youth Sport Uganda và UNHCR Uganda .
Spirit in Bangladesh: Đây là chương trình đầu tiên ứng phó với tình trạng di dời liên quan đến khí hậu. Bangladesh là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu, với những hậu quả tàn khốc về nguồn nước, thực phẩm và cơ sở hạ tầng. Được thực hiện với sự hợp tác của một nhóm đối tác (Terre des hommes, Đoàn kết và Phá vỡ sự im lặng), chương trình này được đặt tại các khu ổ chuột Dhaka và Kurigram ở phía tây bắc Bangladesh, nơi 16 con sông thường xuyên gây lũ lụt và gây thêm áp lực lên sinh kế. Thông qua các môn thể thao như bóng đá, bóng ném và các trò chơi truyền thống, Spirit hỗ trợ giới trẻ định hình tương lai tươi sáng hơn cho chính mình.
A.T biên dịch