Vào tuần trước, Indonesia tiết lộ ý định đàm phán với Australia, Malaysia và Singapore về khả năng đấu thầu đăng cai giải đấu sau 11 năm nữa. Tuy nhiên, những kế hoạch đó hiện đã bị hủy bỏ và Hiệp hội bóng đá Indonesia quay sang ủng hộ Ả Rập Xê Út.

Liên đoàn bóng đá châu Á lên tiếng ủng hộ Ả Rập Xê Út đăng cai World Cup 2034 (ảnh: insidethegames)
Chủ tịch Hiệp hội Bóng đá Indonesia Erick Thohir viết trong một tuyên bố rằng Indonesia ủng hộ Ả Rập Xê Út đăng cai World Cup 2034. Mặt khác, Indonesia tiếp tục chuẩn bị cho việc đăng cai World Cup tiếp theo cho khu vực châu Á sau năm 2034 và các giải đấu khác của FIFA.
Quyết định rút lui của Indonesia đã mở đường cho Ả Rập Xê Út nhận được sự ủng hộ hoàn toàn của các thành viên Liên đoàn bóng đá châu Á.
Thời hạn chót là ngày 31/10 đã được Liên đoàn bóng đá thế giới ấn định cho World Cup 2034 và chỉ các quốc gia từ Châu Á và Châu Đại Dương mới đủ điều kiện đăng cai tổ chức giải đấu.
Chủ tịch tổ chức Shaikh Salman bin Ebrahim Al Khalifa đã nhấn mạnh sự ủng hộ của lục địa này đối với nỗ lực của Ả Rập Xê Út tại Đại hội Liên đoàn bóng đá châu Á được tổ chức tại Kuala Lumpur.
Liên đoàn bóng đá châu Á cho biết khi các thành viên đứng sau “một nỗ lực duy nhất từ Ả Rập Xê Út, đây là “dấu hiệu rõ ràng và vững chắc về sự thống nhất và đoàn kết của châu Á”.
Chủ tịch Liên đoàn bóng đá thế giới Gianni Infantino đã kêu gọi các thành viên Liên đoàn bóng đá châu Á "đoàn kết vì World Cup 2034". Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Ả Rập Xê Út Yasser Al Misehal, thành viên Hội đồng Liên đoàn bóng đá thế giới tuyên bố rằng nỗ lực của nước ông đã nhận được sự ủng hộ của toàn cầu.
Chủ tịch Yasser Al Misehal nhắn mạnh rằng châu Á luôn đoàn kết. Ả Rập Xê Út bị choáng ngợp bởi số lượng lớn thư ủng hộ từ khắp nơi trên thế giới. Điều này đặt trách nhiệm lớn trong việc tiến hành một cuộc đấu thầu thành công.
Ả Rập Xê Út sẽ đăng cai Asian Cup vào năm 2027. Nếu thành công, quốc gia này dự kiến tổ chức giải đấu vào tháng 11 và tháng 12 để tránh cái nóng của tháng 7 và tháng 8 - như trường hợp của Qatar năm ngoái.
Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo trong thể thao được tổ chức tại London, Thứ trưởng Bộ Thể thao Ả Rập Xê Út Bader Alkadi đã nói về mong muốn của quốc gia này trong việc theo bước Qatar.
Ả Rập Xê Út muốn tổ chức sự kiện này với tiêu chuẩn cao.
Sheikh Talal Fahad al-Ahmad al-Sabah bị cấm tái tranh cử Chủ tịch Hội đồng Olympic châu Á
Theo đó, Sheikh Talal Fahad al-Ahmad al-Sabah sẽ không được phép ứng cử vị trí Chủ tịch kế nhiệm người em Sheikh Ahmad al-Fahad al-Sabah. Quyết định này có nghĩa là Hạ viện Sabah gần như chắc chắn sẽ mất quyền kiểm soát Hội đồng Olympic châu Á lần đầu tiên kể từ khi tổ chức này được thành lập vào năm 1982 bởi cha của hai anh em là Fahad Al-Ahmed Al-Jaber Al-Sabah.
Ban chấp hành Hội đồng Olympic châu Á đã bỏ phiếu chấp nhận các khuyến nghị do Ủy ban Olympic quốc tế công bố sau cuộc điều tra về phiên họp Đại hội đồng gây tranh cãi tổ chức tại Bangkok hôm 8/7. Khuyến nghị chính là cấm Sheikh Talal Fahad al-Ahmad al-Sabah tham gia bất kỳ cuộc bầu cử nào trong tương lai.
Báo cáo, được trình bày trước Ban điều hành Ủy ban Olympic quốc tế cho rằng Sheikh Talal Fahad al-Ahmad al-Sabah đã ảnh hưởng một cách không công bằng đến kết quả của cuộc bầu cử Chủ tịch Hội đồng Olympic châu Á.
Sheikh Talal thay thế Sheikh Ahmad (người đã lãnh đạo Hội đồng Olympic châu Á trong 30 năm cho đến năm 2021), khi ông đánh bại người đồng hương Kuwaiti Husain Al-Musallam, Tổng giám đốc Hội đồng Olympic và Chủ tịch Liên đoàn Thể thao dưới nước Thế giới, tại phiên họp Đại hội đồng với tỷ lệ 24 phiếu trên 20.
Sheikh Ahmed bị buộc thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng Olympic châu Á vì liên quan đến một vụ án giả mạo.
Sheikh Ahmad, hiện là thành viên cấp cao của Chính phủ Kuwait, đã tới thủ đô ở Thái Lan để vận động hành lang thay mặt anh trai Sheikh Talal. Động thái này trái với cảnh báo từ giám đốc đạo đức và tuân thủ của Ủy ban Olympic quốc tế Pâquerette Girard Zappelli cùng như đồng nghĩa với việc can thiệp vào các hoạt động của Hội đồng Olympic châu Á.
Báo cáo của Ủy ban Olympic quốc tế cũng chỉ trích việc Hội đồng Olympic châu Á thiếu hành động đối với Sheikh Talaal trước và sau cuộc bầu cử.
Ủy ban Olympic quốc tế tuyên bố thu thập bằng chứng từ một số nhân chứng "chứng minh các trường hợp can thiệp của cá nhân Sheikh Ahmad và thông qua các chức vụ trong Chính phủ của ông với tư cách là Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đặc biệt là thông qua sự can thiệp của Đại sứ quán Kuwait ở nước ngoài. Báo cáo cho biết Sheikh Ahmad đã đến cuộc bầu cử ở Bangkok trên một chiếc máy bay riêng qua New Delhi, Hong Kong, Seoul, Tashkent và Dushanbe, thủ đô của Tajikistan.
Sau sự kiện ở Bangkok, Sheikh Ahmad Al-Fahad Al-Sabah, vốn đã bị đình chỉ tư cách thành viên Ủy ban Olympic quốc tế do bị kết án ở Thụy Sĩ. Sheikh Ahmad và Sheikh Talal vào tháng trước đều đã đệ đơn kháng cáo lên Tòa án Trọng tài Thể thao chống lại các quyết định của Ủy ban Olympic quốc tế sau cuộc bầu cử.
Sheikh Talal đã không hợp tác với Ủy ban Olympic quốc tế trong quá trình điều tra, tuyên bố rằng trước tiên ông muốn đợi kết quả của phiên điều trần tại Tòa án Trọng tài Thể thao có trụ sở tại Lausanne.
Randhir Singh của Ấn Độ hiện đang giữ chức Quyền Chủ tịch Hội đồng Olympic châu Á.
Trường đại học Bắc Mỹ đầu tiên ở Alabama nhận giải “Vàng” về khuôn viên lành mạnh
Đại học Alabama ở Huntsville đã trở thành cơ sở giáo dục đầu tiên ở Bắc Mỹ nhận được chứng nhận “Vàng” Khuôn viên lành mạnh của Liên đoàn Thể thao Đại học Quốc tế.
Chủ tịch Đại học Alabama, Tiến sĩ Charles Karr cho biết: “Thành tựu quan trọng này phản ánh sự cống hiến của Đại học Alabama trong việc thúc đẩy một cộng đồng trong khuôn viên trường lành mạnh và là minh chứng cho cam kết của tổ chức đối với phúc lợi của sinh viên, giảng viên và nhân viên của mình”.
Chứng nhận “Vàng” từ chương trình Khuôn viên lành mạnh đặt ra tiêu chuẩn mới cho các sáng kiến về sức khỏe và thể chất trong khuôn viên trường đại học trên khắp Bắc Mỹ.
Tiến sĩ Charles Karr cũng đánh giá cao sự đóng góp của trợ lý giáo sư Noemi Zaharia, người đóng vai trò then chốt trong việc điều phối sáng kiến toàn trường. Trợ lý giáo sư Noemi Zaharia đã giành được năm HCV môn bơi tại Đại hội Thể thao Đại học Thế giới năm 1987 ở Zagreb. Sau đó, trợ lý giáo sư Noemi Zaharia đã giành được HCB và HCĐ ở nội dung hỗn hợp cá nhân tại Thế vận hội Seoul năm 1988, khi đại diện cho quê hương Rumania.
Khoảng 100 trường đại học đã đăng ký chương trình Khuôn viên lành mạnh của Liên đoàn thể thao Đại học thế giới kể từ khi chương trình này được triển khai vào năm 2020,
Chương trình được thiết kế để tập trung vào quản lý khuôn viên trường lành mạnh với các chủ đề cốt lõi là hoạt động thể chất và thể thao, dinh dưỡng, phòng chống bệnh tật, sức khỏe tâm thần và xã hội, hành vi rủi ro, môi trường, tính bền vững và trách nhiệm xã hội.
Alabama cùng với bảy trường đại học khác trên toàn thế giới đã được trao Chứng nhận “Vàng” về khuôn viên lành mạnh.
A.T biên dịch