Siobhan Haughey đã hoàn thành cú đúp HCV ở các nội dung bơi 100m và 200m tự do, phá kỷ lục châu Á qua đó tạo cho mình bệ phóng lý tưởng hướng đến thách thức HCV tại Thế vận hội Olympic năm sau ở Paris.

Siobhan Haughey ăn mừng cú đúp “Vàng” tại ASIAD 19 (Ảnh: iocaisa)
Thành tích 52,17 giây của Siobhan Haughey chỉ kém 1/10 giây so với kỷ lục châu Á do chính cô tạo lập và là thành tích nhanh thứ hai thế giới trong năm nay, chỉ kém 0,09 giây so với thành tích HCV của Mollie O'Callaghan người Úc tại giải vô địch thế giới ở Fukuoka vào tháng 7.
Thành tích này cũng đưa Siobhan Haughey tiến một bước gần hơn đến kỷ lục thế giới 51,71 giây của Sarah Sjostrom, được thiết lập tại Budapest vào năm 2017.
Tuy nhiên, nhưng Siobhan Haughey tuyên bố không tập trung vào các mục tiêu cụ thể để cố gắng không tạo cho mình quá nhiều áp lực.
“Tôi chỉ làm những gì mình làm và luyện tập chăm chỉ và xem điều đó sẽ đưa tôi đến đâu. Tôi không muốn giới hạn bản thân theo bất kỳ cách nào hoặc có mục tiêu thời gian cụ thể. Chỉ cần tôi cố gắng hết sức thì kết quả sẽ đến”, Siobhan Haughey chia sẻ sau khi giành cú đúp HCV tại ASIAD 19.
Siobhan Haughey đã giành được 04huy chương tại Đại hội thể thao châu Á năm nay. Trong đó có một HCĐ bất ngờ ở nội dung 50m bơi ếch trong ngày khai mạc và khi về đích ở vị trí thứ ba ở nội dung tiếp sức 4 x 100m tự do.
VĐV từng hai lần đoạt HCB Olympic tham gia thi đấu ở nội dung 50m tự do và ba nội dung tiếp sức. Điều đó có nghĩa là việc quản lý mức năng lượng của mình sẽ là chìa khóa để mang lại thành công hơn nữa.
Siobhan Haughey cho biết khi bước vào cuộc đua phải tuân theo một lịch trình rất nghiêm ngặt. Với lịch thi đấu dày đặc, điều thực sự quan trọng là quản lý quá trình phục hồi giữa các nội dung thi và giữa các ngày thi.
Thi đấu ở Hàng Châu sẽ là sự chuẩn bị lý tưởng cho Thế vận hội Olympic mùa hè năm tới ở Paris, nơi Siobhan Haughey sẽ đặt mục tiêu cải thiện kết quả của mình ở Tokyo, khi cô về nhì ở cả nội dung 100m và 200m tự do vào năm 2021.
ASIAD 19 giúp Siobhan Haughey định hướng rõ ràng về việc tập luyện của mình sẽ như thế nào, tiếp tục làm những gì để thực sự chuẩn bị cho Paris 2024.
Các suất tham dự Thế vận hội Olympic mùa hè Paris 2024 được quyết định trong năm môn phối hợp hiện đại tại Hàng Châu 2022
Zhang Mingyu của Trung Quốc và Jun Woong-tae của Hàn Quốc đã giành được suất tham dự Thế vận hội Olympic mùa hè năm tới ở Paris thông qua việc giành ngôi vô địch năm môn phối hợp hiện đại lần lượt ở các nội dung nam và nữ tại Đại hội thể thao châu Á Hàng Châu.
Sau màn trình diễn thuyết phục ở các nội dung bơi và đấu kiếm, Zhang Mingyu đã lọt vào tốp ba ở nội dung cưỡi ngựa và chạy để giành chiến thắng với tổng số điểm là 1.406 tại Hàng Châu.
Đây là ngôi vô địch Đại hội thể thao châu Á lần thứ hai liên tiếp của Zhang Mingyu, qua đó giúp Trung Quốc có một suất tham dự thi đáu năm môn phối hợp hiện đại tại Paris 2024.
Chia sẻ về thành công này, Zhang Mingyu cho biết: “Tôi cảm thấy rất tốt và tôi muốn cảm ơn tất cả đội bóng, huấn luyện viên và gia đình tôi. Tôi không nghĩ mình có thể thắng, nhưng tôi đã cố gắng hết sức để tạo ra kết quả tốt nhất. Tôi hy vọng kết quả của tôi ở Paris có thể tốt hơn ở Tokyo.
Kun Sun-woo của Hàn Quốc dẫn trước Zhang ở nửa chặng đường nhưng cuối cùng chỉ giành HCB với 1.386 điểm, trong khi Bian Yufei giành HCĐ với 1.374 điểm.
Kun Sun-woo đã giành được một trong năm suất tham dự Paris 2024 cùng với Misaki Uchida của Nhật Bản, Elena Potapenko của Kazakhstan và Alise Fakhrutdinova của Uzbekistan.
VĐV giành HCĐ Olympic Jun Woong-tae về thứ hai ở nội dung chạy để giành danh hiệu cá nhân nam sau trận so kè gay cấn với đồng hương Lee Ji-hun và Li Shuhuan của Trung Quốc. Jun Woong-tae đã giành chiến thắng với số điểm 1.508 điểm và khoảng cách với các đối thủ còn lại ra rất sít sao. Lee Ji-hun giành HCB với 1.492 điểm, cách không xa Li Shuhuan, người giành HCĐ với 1.484 điểm.
Chiến thắng của Jun Woong-tae cũng đồng nghĩa với việc xác nhận tấm vé cho Hàn Quốc tại Paris 2024.
Jun Woong-tae cho biết: “Tôi có hai HCV cá nhân tại Asian Games và một HCV đồng đội. Đây là giải đấu cuối cùng của tôi trong mùa giải và tôi thực sự hạnh phúc. Tôi rất vui khi được dự Olympic Paris 2024 và giờ tôi có thể bước vào tập luyện để chuẩn bị cho Thế vận hội năm sau. Tôi sẽ cố gắng cải thiện vị trí thứ ba của mình từ Tokyo."
Các danh hiệu đồng đội năm môn phối hợp hiện đại đã được trao cho Trung Quốc giành chiến thắng ở nội dung nữ với 4.094 điểm và Hàn Quốc giành chức vô địch ở nội dung nam với 4.477 điểm.
Trung Quốc thể hiện sự thống trị ở môn chèo thuyền khi giành được sáu trong số bảy HCV và ở môn bơi khi giành được tất cả bảy danh hiệu.
Ủy ban Olympic Qatar chào đón hơn 500 khách tới Hàng Châu 2022
Những vị khách là các VĐV nổi tiếng của đoàn thể thao Qatar, cùng nhiều VIP và bạn bè từ khắp Hội đồng Olympic châu Á và Phong trào Olympic.
Được tổ chức trong thời gian diễn ra Đại hội thể thao châu Á Hàng Châu 2022, buổi tiếp đón nhằm truyền cảm hứng để chia sẻ nguyện vọng đối với Đại hội thể thao châu Á, đồng thời mang đến cho khách mời cơ hội đặt ra những câu hỏi liên quan.
Buổi đón tiếp có sự tham dự của lãnh đạo Ủy ban Olympic Qatar cũng như các vị khách quý, trong đó có Quyền Chủ tịch Hội đồng Olympic châu Á Randhir Singh, Quyền Tổng Giám đốc Vinod Kumar Tiwari, các Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế Ser Miang Ng và Juan Antonio Samaranch, Thành viên Ban điều hành HRH Hoàng tử Feisal Al Hussein, Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Trung Quốc, Tổng thư ký Ban tổ chức Hàng Châu 2022 và Thành viên Ủy ban Olypmpic quốc tế Li Lingwei, Tổng thư ký Hiệp hội các Ủy ban Olympic quốc gia và Thành viên Ủy ban Olypmpic quốc tế Gunilla Lindberg.
Cùng tham dự buổi lễ còn có một số Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc gia châu Á, cũng như nhiều thành viên Ban điều hành Liên đoàn châu Á và quốc tế.
Tổng thư ký Ủy ban Olympic Qatar H.E. Jassim bin Rashid Al Buenain đã một lần nữa nhắc lại lời cảm ơn các đồng nghiệp Trung Quốc vì đã tổ chức Đại hội xuất sắc này và mang những gì tốt đẹp nhất của châu Á đến với nhau.
“Qatar vinh dự được đăng cai Đại hội thể thao châu Á 2030 và thông qua Project Legacy, Ủy ban Olympic Qatar cam kết hợp tác với tất cả các Ủy ban Olympic quốc gia châu Á để đảm bảo họ có thể gửi những đội tuyển tốt nhất đến Qatar. Chúng tôi tự tin vào khả năng tổ chức một sự kiện tuyệt vời của mình, nhưng chúng tôi cũng mong muốn được học hỏi từ Hàng Châu và Trung Quốc, nơi thường xuyên tổ chức các sự kiện thể thao xuất sắc”, Tổng thư ký Ủy ban Olympic Qatar H.E. Jassim bin Rashid Al Buenain chia sẻ.
Tham dự Đại hội thể thao châu Á Hàng Châu, đoàn thể thao Qatar có sự góp mặt của Abdulla Al-Tamimi, VĐV bóng quần chuyên nghiệp được xếp hạng trong tốp 29 thế giới và VĐV quần vợt Hind Almudahka. Đáng chú ý, Hind Almudahka là con gái của kiện tướng cờ vua, cựu vô địch Qatar, và cũng là Chủ tịch Liên đoàn Cờ vua Qatar - ông Mohammed Almudahka và mẹ là bà Zhu Chen.
A.T biên dịch