Năm 2019, Ủy ban chống doping Hội đồng Olympic châu Á đã đến thăm các phòng khám và bệnh viện ở Hàng Châu khi các công trình vẫn đang được xây dựng.
Ủy ban chống doping Hội đồng Olympic châu Á cũng tư vấn về việc thiết lập tình huống khẩn cấp cho Đại hội. Tất cả các thiết lập đều được thực hiện tại các phòng khám và bệnh viện cũng như các trung tâm y tế ở các địa điểm.
Tiến sĩ Mani Jegathesan, Cố vấn/Chủ tịch danh dự của Ủy ban Y tế & Ủy ban chống doping Hội đồng Olympic châu Á đã phát biểu về chính sách chống doping của Hội đồng Olympic châu Á.
Theo đó, toàn bộ quá trình chống doping đã được xây dựng và diễn tập trong nhiều năm. Trách nhiệm của ủy ban y tế và chống doping là cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho ban tổ chức, Hội đồng Olympic châu Á và các thành viên về mọi vấn đề liên quan đến lĩnh vực này của Đại hội.
Dịch vụ y tế được cung cấp không chỉ cho các VĐV mà còn cho các quan chức, khán giả và toàn thể gia đình Đại hội kể từ ngày đến cho đến ngày dời đi. Trách nhiệm này thuộc về Ban tổ chức Hàng Châu và Hội đồng Olympic châu Á, và phải có một số tiêu chuẩn nhất định.
Yếu tố thứ hai là giám sát các hoạt động chống doping. Chương trình này đã được giao cho Cơ quan kiểm tra quốc tế, một cơ quan kiểm tra độc lập. Cơ quan kiểm tra quốc tế với sự hỗ trợ của nhân viên Cơ quan chống doping Trung Quốc sẽ tiến hành một số cuộc kiểm tra nhất định đối với các VĐV ở tất cả các môn thể thao. Hội đồng Olympic châu Á muốn đảm bảo rằng các quy định của Cơ quan chống doping thế giới được đưa ra sẽ được tuân thủ một cách nghiêm ngặt.
Ủy ban chống doping Hội đồng Olympic châu Á cũng sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho các VĐV và quan chức của đội để không phạm lỗi với các luật lệ chống đối trong quy định doping.
Tiến sĩ Mani Jegathesan, cho biết có hai hình thức kiểm tra – trước khi thi đấu và trong khi thi đấu. Việc kiểm tra dựa trên rủi ro của các báo cáo thể thao hoặc thông tin tình báo về môn thể thao hoặc VĐV đó. Không thể kiểm tra từng người trong số hàng nghìn VĐV.
Cũng theo Tiến sĩ Mani Jegathesan ban tổ chức đang chờ kết quả của khoảng 150 đến 200 bài kiểm tra từ phòng thí nghiệm Bắc Kinh.
Bất kỳ VĐV nào ra sân đều phải chuẩn bị để kiểm tra. Việc này không chỉ dành cho những người giành huy chương. Tất cả những người phá kỷ lục đều bị kiểm tra, nếu không kỷ lục đó không thể được phê chuẩn.
Thái Lan giành 5 HCV sau 3 ngày thi đấu chính thức tại Đại hội thể thao châu Á Hàng Châu
Đoàn Thể thao Thái Lan tranh tài ở tất cả 40 môn thể thao tại ASIAD 2023 và đặt mục tiêu giành từ 15 đến 23 HCV. Ở ASIAD năm nay, đoàn Thể thao Thái Lan trở thành quốc gia có số lượng VĐV tham dự đông nhất với 939 VĐV. Chủ nhà Trung Quốc đứng thứ 2 với 887 VĐV, tiếp đó là Hàn Quốc 867 VĐV, Nhật Bản 773 VĐV, Hong Kong Trung Quốc 688 VĐV, Ấn Độ 655 VĐV.
Cách đây 5 năm, Thái Lan từng cử 829 VĐV đến ASIAD 18, chỉ kém chủ nhà Indonesia và Trung Quốc về con số VĐV tham dự. Và cũng tại kì ASIAD này, Thái Lan xếp thứ 12 trên bảng tổng sắp với 11 HCV, 16 HCB và 46 HCĐ. Còn chủ nhà Indonesia đứng thứ 4 với 31 HCV, 24 HCB và 43 HCĐ.
Lần gần nhất mà thể thao Thái Lan từng giành hơn 15 HCV là tại ASIAD 1998 trên sân nhà, với 24 HCV, 26 HCB và 40 HCĐ, đứng thứ 4 chung cuộc.
Theo dự đoán từ Cục Phát triển thể thao thành tích cao Thái Lan, tại ASIAD 2023, nước này có thể giành 23 HCV ở các môn Boxing (5 HCV), Cầu mây, Điền kinh (3 HCV), Karate (2 HCV), Jujitsu, Taekwondo, Bắn súng, Thể thao điện tử, Đua thuyền buồm, Cưỡi ngựa, Trượt patin, Đua xe đạp, Kabaddi và Canoeing. Các môn thể thao Olympic vẫn là thế mạnh của Thái Lan so với các đoàn thể thao khu vực.
05 tấm HCV mà Thái Lan giành được tính đến thời điểm này gồm 3 HCV ở môn sailing do công của BHANUBANDH Weka nội dung ILCA4 của nam, KHUNBOONJAN Noppassorn nội dung ILCA4 của nữ và KAEWDUANG NGAM Siripon nội dung RS:X - RS:X của nữ và 2 HCV ở hạng cân 63kg nam (Tubtimdang Banlung), 49kg nữ (Wongpattanakit Panipak).
Quyền Chủ tịch Randhir Singh đánh giá cao quyết tâm tổ chức Hàng Châu 2022 của nước chủ nhà
Quyền Chủ tịch Hội đồng Olympic châu Á Randhir Singh đánh giá cao sự “siêng năng” và “quyết tâm” của Ban tổ chức nước chủ nhà trong việc tổ chức Đại hội thể thao châu Á Hàng Châu sau khi bị hoãn một năm.
Hàng Châu ban đầu dự kiến tổ chức Đại hội thể thao châu Á vào tháng 9 năm ngoái, nhưng sự kiện này đã bị hoãn lại 12 tháng sau khi số ca nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc gia tăng.
Mặc dù khó khăn là vậy nhưng Ban tổ chức nước chủ nhà vẫn nỗ lực tổ chức Hàng Châu 2022 và đã biến sự kiện trở thành một kì Đại hội thể thao châu Á lớn nhất trong lịch sử với số lượng kỷ lục 12.500 VĐV từ 45 quốc gia tham gia.
Quyền Chủ tịch Randhir Singh cũng tin rằng tất cả mọi người tham dự Đại hội thể thao châu Á lần thứ 19 sẽ tận hưởng khoảng thời gian tuyệt vời ở thành phố Hàng Châu và tỉnh Chiết Giang và ghi nhớ những kỷ niệm khó quên suốt đời.

Quyền Chủ tịch Randhir Singh đánh giá cao quyết tâm tổ chức Hàng Châu 2022 của nước chủ nhà (Ảnh: insidethegames)
Wang Hao, đồng trưởng Ban tổ chức Hàng Châu 2022, Thống đốc tỉnh Chiết Giang đã gửi lời cảm ơn Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vì sự động viên trong suốt 8 năm qua. Vào năm 2015, khi Hàng Châu giành được quyền đăng cai Đại hội thể thao châu Á lần thứ 19, Chủ tịch Tập Cận Bình đã bày tỏ sự tin tưởng và kỳ vọng Hàng Châu hoàn toàn có khả năng tổ chức thành công Đại hội.
Ban tổ chức Hàng Châu đã làm việc chăm chỉ để đáp lại sự mong đợi của Chủ tịch Tập Cận Bình. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình và Chính phủ Trung Quốc, Ban tổ chức Hàng Châu đã tuân thủ các yêu cầu tổ chức một sự kiện hợp lý, an toàn và hoành tráng, đồng thời huy động mọi nguồn lực sẵn có ở Chiết Giang để chuẩn bị và tổ chức một Đại hội thể thao châu Á ngoạn mục.
Trưởng Ban tổ chức Hàng Châu 2022 Gao Zhidan, Chủ tịch Ủy ban Olympic Trung Quốc, cho biết thể thao là một nền tảng quan trọng để giới thiệu các nền văn hóa khác nhau và là cầu nối có thể đưa bạn bè đến gần nhau hơn.
Ban tổ chức Hàng Châu hy vọng rằng Đại hội này có thể là cơ hội cho thấy sự sôi động của Trung Quốc trong kỷ nguyên mới, cho thấy thể thao có thể là phương tiện để xây dựng một ngôi nhà hòa bình và hữu nghị tốt đẹp. Và tất cả các VĐV có thể tham gia đấu trường như một sân khấu để hoàn thiện bản thân.
Hãy tôn vinh tinh thần Olympic, phấn đấu đạt những kỷ lục mới của thể thao châu Á và cùng nhau viết nên chương mới của một cộng đồng châu Á có tương lai chung.
A.T biên dịch