Ấn Độ cử 634 VĐV tham dự Đại hội thể thao châu Á Hàng Châu

Đây sẽ là đoàn thể thao có số lượng thành viên lớn nhất của Ấn Độ tham dự một kì Đại hội thể thao châu Á

Chủ tịch Hiệp hội Olympic Ấn Độ PT Usha đã thông báo rằng đoàn thể thao gồm 634 VĐV đại diện cho đất nước tham dự kì Đại hội thể thao châu Á Hàng Châu.

Ấn Độ gửi đội hình 634 thành viên ham dự Đại hội thể thao châu Á Hàng Châu  (Ảnh: insidethegames)

Đây sẽ là đoàn thể thao có số lượng VĐV lớn nhất của Ấn Độ tham dự một kì Đại hội thể thao châu Á. Trong đó, Chèo thuyền có đội hình lớn nhất bên cạnh điền kinh với 33 tay chèo được chọn tham dự Đại hội. Ấn Độ cũng đã chọn một đội gồm 15 thành viên cho môn thể thao điện tử.

Thành tích của Ấn Độ tại Đại hội thể thao châu Á ở Jakarta Palembang 2018 là 16 HCV, 23 HCB và 31 HCĐ. Đây cũng là thành tích tốt nhất tại một kì Đại hội thể thao châu Á. Mục tiêu mà đoàn Thể thao Ấn Độ hướng tới tại kì Đại hội thể thao châu Á lần thứ 19 là bảo vệ thành tích tại kì Đại hội ở Indonesia.

Chủ tịch Hiệp hội Olympic Ấn Độ PT Usha cho biết rất chờ đợi Đại hội thể thao châu Á Hàng Châu cũng như bày tỏ sự vui mừng khi Ấn Độ cử đội ngũ VĐV đông đảo tham dự sự kiện này.

Chủ tịch PT Usha cũng tin rằng đây là đội hình tiềm năng, hứa hẹn sẽ mang về cho Ấn Độ huy chương tốt nhất từ ​​trước đến nay.

Trong số các gương mặt được kì vọng của thể thao Ấn Độ có Neeraj Chopra - VĐV giành HCV môn ném lao nam tại Giải vô địch điền kinh thế giới ở Budapest vào tháng trước.

Bộ trưởng thể thao Ấn Độ Anurag Thakur cho biết, Ấn Độ đã đạt được rất nhiều thành tựu ở lĩnh vực thể thao trong sáu tháng qua và thành tích đó khiến mỗi người dân Ấn Độ tự hào.

Ủy ban Olympic quốc tế đề xuất thay đổi Hiến chương Olympic

Ban chấp hành Ủy ban Olympic quốc tế đã đề xuất thay đổi Hiến chương Olympic nhằm đảm bảo tôn trọng nhân quyền và tự do ngôn luận tại Thế vận hội Olympic.

Các kế hoạch đã được đệ trình để phê duyệt tại Phiên họp Ủy ban Olympic quốc tế vào tháng tới bao gồm bổ sung trong Nguyên tắc cơ bản của Chủ nghĩa Olympic 1 và 4 mà Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế Thomas Bach tuyên bố là "một bước quan trọng trong cam kết của tổ chức đối với việc tôn trọng nhân quyền trong Phong trào Olympic".

Theo đề xuất, Ủy ban Olympic quốc tế muốn bổ sung thêm các từ “nhân quyền được quốc tế công nhận” và “trong phạm vi của Phong trào Olympic”.

Nếu những thay đổi được thông qua tại Phiên họp Ủy ban Olympic quốc tế, Nguyên tắc cơ bản (1) của chủ nghĩa Olympic sẽ có nội dung: "Chủ nghĩa Olympic là một triết lý sống, đề cao và kết hợp một cách cân bằng các phẩm chất của cơ thể, ý chí và tinh thần”. "Kết hợp thể thao với văn hóa và giáo dục, chủ nghĩa Olympic tìm cách tạo ra một lối sống dựa trên niềm vui nỗ lực, giá trị giáo dục của tấm gương tốt, trách nhiệm xã hội và sự tôn trọng các quyền con người được quốc tế công nhận cũng như các nguyên tắc đạo đức cơ bản phổ quát trong khuôn khổ Thế vận hội Olympic”.

Ủy ban Olympic quốc tế cũng đề xuất thay đổi Nguyên tắc cơ bản (4) của Olympic bằng cách thay thế các từ “khả năng luyện tập thể thao” bằng “tiếp cận luyện tập thể thao” và bổ sung thêm “sự tôn trọng các quyền con người được quốc tế công nhận trong phạm vi của Phong trào Olympic”.

Từ ngữ đề xuất có nội dung: "Việc luyện tập thể thao là một quyền của con người. "Mọi cá nhân phải được tiếp cận với việc luyện tập thể thao mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào đối với các quyền con người được quốc tế công nhận trong phạm vi của Phong trào Olympic”. “Tinh thần Olympic đòi hỏi sự hiểu biết lẫn nhau với tinh thần hữu nghị, đoàn kết và công bằng.”

Chủ tịch Thomas Bach cho biết những thay đổi theo kế hoạch đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong công tác nhân quyền của Ủy ban Olympic quốc tế. Với sự thay đổi này đối với Hiến chương Olympic, Ủy ban Olympic quốc tế cũng đồng thời gửi một thông điệp mạnh mẽ tới các bên liên quan.

Ủy ban Olympic quốc tế cho biết đề xuất này là kết quả làm việc của Ủy ban các vấn đề pháp lý Ủy ban Olympic quốc tế và sự tham vấn của Ủy ban tư vấn về nhân quyền.

Ban điều hành Ủy ban Olympic quốc tế cũng đã đưa ra kế hoạch thay đổi Quy tắc 40 về việc tham gia Thế vận hội Olympic với các từ ngữ bổ sung về biểu hiện của VĐV.

Nếu đề xuất này được phê chuẩn tại Phiên họp Ủy ban Olympic quốc tế, quy định sẽ có nội dung: "Tất cả các VĐV, quan chức của đội hoặc thành viên khác của đội trong Thế vận hội Olympic sẽ được hưởng quyền tự do ngôn luận phù hợp với các giá trị Olympic và Nguyên tắc cơ bản của Thế vận hội và phù hợp với với các hướng dẫn được xác định bởi Ban điều hành Ủy ban Olympic quốc tế.

Ủy ban Olympic quốc tế tuyên bố rằng cách diễn đạt này sẽ giúp những người tham gia hiểu rõ hơn về biểu hiện của VĐV tại Thế vận hội Olympic.

Đề xuất này tuân theo Hướng dẫn về Thể hiện của VĐV đã được Ban Điều hành Ủy ban Olympic quốc tế đưa ra vào tháng 4 /2021 và tổ chức này tin rằng đã “áp dụng thành công” tại Thế vận hội Olympic Mùa hè Tokyo 2020 và Thế vận hội Olympic Mùa đông Bắc Kinh 2022.

Những thay đổi được đề xuất đối với Hiến chương Olympic dự kiến sẽ được thông qua tại Phiên họp của Ủy ban Olympic quốc tế được tổ chức từ ngày 15 - 17/10 tại Mumbai.

Một phái đoàn của Pháp đến Lausanne để thương thảo về việc đăng cai Thế vận hội Olympic mùa đông 

Phái đoàn của Pháp do Chủ tịch Ủy ban Thể thao và Olympic Quốc gia Pháp David Lappartient dẫn đầu đã đến thăm trụ sở của Ủy ban Olympic quốc tế tại Lausanne để gặp Chủ tịch Thomas Bach và thảo luận về việc đăng cai Thế vận hội Olympic và Paralympic mùa đông 2030.

Chủ tịch David Lappartient cùng đi với Chủ tịch Ủy ban Thể thao và Paralympic Pháp Marie-Amélie Le Fur và Renaud Muselier - Chủ tịch tỉnh Auvergne-Rhône-Alpes, Chủ tịch tỉnh Provence-Alpes-Côte, d'Azur Laurent Wauquiez. Đây là hai tỉnh ứng cử viên cho Thế vận hội Olympic và Paralympic mùa đông 2030.

Pháp đã không đăng cai Thế vận hội Olympic mùa đông kể từ Albertville năm 1992.

Chủ tịch David Lappartient đã báo cáo Chủ tịch Thomas Bach kế hoạch vận động đăng cai Thế vận hội Olympic và Paralympic  mùa đông 2030. Ủy ban Thể thao và Olympic Quốc gia Pháp đã nhận được sự ủng hộ hoàn toàn của nhà nước Pháp và một "môi trường đặc biệt" để tổ chức sự kiện này.

Pháp đang "đối thoại liên tục" với Ủy ban Olympic quốc tế, một giai đoạn không cam kết của quy trình đấu thầu mới. Ủy ban chủ nhà tương lai có thể đề xuất một ứng cử viên ưu tiên cho Ban điều hành Ủy ban Olympic quốc tế, sau đó có thể tham gia "đối thoại có mục tiêu" nhằm hoàn thiện dự án để Phiên họp phê duyệt,

Một dự án hoàn thành để đệ trình đã được đặt mục tiêu vào cuối tháng này và Ủy ban Thể thao và Olympic Quốc gia Pháp cho biết công việc đang được tiến hành với sự cộng tác của Ủy ban Olympic quốc tế để hoàn thiện các kế hoạch.

Pháp nổi lên như một ứng cử viên muộn để đăng cai Thế vận hội Olympic và Paralympic Mùa đông 2030, sau khi Ủy ban Olympic quốc tế trì hoãn kế hoạch trao quyền đăng cai tại Phiên họp năm nay ở Mumbai vì các vấn đề với các đề xuất từ Sapporo ở Nhật Bản và Vancouver ở Canada, còn Thành phố Salt Lake ở Hoa Kỳ thích phiên bản 2034 hơn.

Sapporo từ đầu đã được coi là ứng cử viên sáng giá nhưng gần như đã hủy bỏ kế hoạch cho năm 2030 sau vụ bê bối tham nhũng ở Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 2020.

A.T biên dịch

Ảnh trong bài
  • Ấn Độ cử 634 VĐV tham dự Đại hội thể thao châu Á Hàng Châu