Hai giải thưởng - Giải Dự án Bình đẳng giới và Giải Quán quân về Bình đẳng giới sẽ được Liên đoàn Thể thao Đại học Quốc tế trao trong năm nay. Khoản tài trợ lên tới 5.000 euro (4.300 bảng Anh/5.600 đô la) được Liên đoàn Thể thao Đại học Quốc tế công bố sẽ được trao cho dự án chiến thắng.
![](/Portals/0/EasyGalleryImages/1/30924/binh-dang-gioi.jpg)
Liên đoàn Thể thao Đại học Quốc tế khởi động quy trình đề cử cho Giải thưởng Bình đẳng giới (Ảnh: insidethegames)
Liên đoàn Thể thao Đại học Quốc tế tiết lộ rằng vinh dự này sẽ được trao cho một dự án đã được thực hiện ít nhất một lần vào năm 2022 hoặc 2023 và có thể được nhân rộng ở các quốc gia khác.
Một cá nhân cũng sẽ được công nhận với Giải thưởng Quán quân về Bình đẳng giới của Liên đoàn Thể thao Đại học Quốc tế. Giải thưởng sẽ dành cho người có đóng góp đáng kể ở bất kỳ cấp độ nào của thể thao đại học trong nhiều năm và được Liên đoàn Thể thao Đại học Quốc gia quản lí công nhận là nhà vô địch bình đẳng giới.
Người chiến thắng sẽ được mời làm đại sứ nhằm phát huy hơn nữa những nỗ lực trong việc phát triển bình đẳng giới, đồng thời cũng là người dẫn chương trình và diễn giả tại các sự kiện của Liên đoàn Thể thao Đại học Quốc tế trong tương lai. Hạn chót là ngày 15/9 đã được Liên đoàn Thể thao Đại học Quốc tế ấn định để gửi đề cử.
Đây là phiên bản thứ tám của Giải thưởng Bình đẳng giới sau khi chúng được trao lần đầu tiên vào năm 2009.
Chủ tịch Thomas Bach Bach gặp gỡ Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc gia Kenya Paul Tergat
Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế Thomas Bach đã tổ chức một cuộc họp với lãnh đạo của Ủy ban Olympic Quốc gia Kenya tạ trụ sở của tổ chức ở Lausanne. Theo đó, Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc gia Kenya và cũng là thành viên Ủy ban Olympic Quốc tế Paul Tergat đã dẫn đầu phái đoàn Kenya đến thành phố của Thụy Sĩ, nơi tiếp kiến Chủ tịch Thomas Bach.
Chủ tịch Thomas Bach bày tỏ hài lòng với sự thay đổi to lớn của Ủy ban Olympic Quốc gia Kenya trong bảy năm qua. Ủy ban điều hành Ủy ban Olympic Quốc gia Kenya đã được mời đến trụ sở chính để hiểu thêm về công việc của Ủy ban Olympic quốc tế cũng như nói chuyện với nhiều người đứng đầu các bộ phận và ban lãnh đạo của tổ chức.
Chủ tịch Paul Tergat, cựu kỷ lục gia chạy marathon thế giới và từng đoạt hai HCB Olympic, lần đầu tiên được bầu làm người đứng đầu Ủy ban Olympic Quốc gia Kenya vào năm 2017.
Trước khi Paul Tergat tiếp quản vị trí Chủ tịch, Ủy ban Olympic Quốc gia Kenya đã gặp khủng hoảng, thậm chí Ủy ban Olymmpic quốc tế cảnh cáo về khả năng bị đình chỉ do quản lý yếu kém trong Thế vận hội Olympic mùa hè Rio 2016.
Tergat Chủ tịch Paul Tergat là thành viên của Ủy ban Olympic quốc tế từ năm 2013 và đã tới Lausanne để thảo luận với Chủ tịch Thomas Bach về sự chuẩn bị của Kenya cho Thế vận hội Olympic mùa hè Paris 2024.
Doping vẫn là một vấn đề ở Kenya với tổng số 64 VĐV của nước này nằm trong danh sách bị cấm của Đơn vị Liêm chính Điền kinh. Điền kinh Kenya đã thoát khỏi lệnh cấm kéo dài của Liên đoàn Điền kinh Thế giới vào đầu năm nay sau khi Chính phủ nước này cam kết chi 25 triệu đô la (20,3 triệu bảng Anh/23 triệu Euro) cho cuộc chiến chống doping trong điền kinh trong 5 năm tới.
Đại sứ quán Pháp tại Ghana tiếp tục hỗ trợ Đại hội thể thao châu Phi thông qua dự án thể thao
Đại sứ quán Pháp tại Ghana đã cam kết hỗ trợ một dự án nhằm tạo ra các cơ hội kinh tế và nghề nghiệp mới trong thể thao để chuẩn bị cho Đại hội thể thao châu Phi vào năm tới.
Quỹ Đoàn kết cho các Dự án đổi mới được Cơ quan Thể thao Quốc gia và Bộ Thanh niên và Thể thao Ghana thông qua.
Đây là các dự án nghiên cứu vai trò của thể thao trong nền kinh tế Ghana, cải thiện sự hội nhập của thanh niên từ các nền tảng khác nhau, khuyến khích bình đẳng giới và thúc đẩy sự hợp tác giữa các cơ quan thể thao ở Ghana và Pháp.
Dự án đã được thảo luận tại cuộc họp giữa các quan chức của Đại sứ quán, đại diện là Nada Mills và Marine Hayem, Viện Thể thao, Chuyên môn và Biểu diễn Quốc gia Pháp và Cơ quan Thể thao Quốc gia.
Dự án đánh dấu một bước hỗ trợ nữa từ Đại sứ quán Pháp đối với việc tổ chức Đại hội thể thao châu Phi của Ghana.
Trước đó là Kế hoạch hợp tác với Ghana Athletics để cử 14 VĐV đến Pháp tham gia trại huấn luyện kéo dài một tháng nhằm hỗ trợ họ chuẩn bị cho Accra 2023.
Đại hội thể thao châu Phi ban đầu dự kiến được tổ chức vào năm 2023, nhưng áp lực kinh tế và sự chậm trễ trong công tác chuẩn bị đã khiến sự kiện thể thao đa môn bị hoãn lại cho đến tháng 3/2024 nhưng vẫn giữ nguyên tên gọi Accra 2023 ban đầu.
Đã có những lời kêu gọi Ghana rút hoàn toàn việc tổ chức Đại hội thể thao châu Phi do khủng hoảng kinh tế và giá cả tăng cao, nhưng các quan chức khẳng định rằng đây là sự kiện đáng để tổ chức.
Hơn 50 VĐV judo người khuyết tật từ 19 quốc gia tham dự sự kiện phát triển tại Phần Lan
Tổng cộng có 56 VĐV người khuyết tật đến từ 19 quốc gia đã tham gia một cuộc thi được Liên đoàn Thể thao Người mù Quốc tế và Liên đoàn Judo Quốc tế tổ chức tại Phần Lan.
Sự kiện được tổ chức tại Khu liên hợp huấn luyện Olympic và Paralympic Phần Lan ở Pajulahti, cách Helsinki 120 km, được thành lập cho các VĐV judo đến từ các quốc gia judo kém phát triển hơn.
Giải thích về ý tưởng tổ chức cuộc thi, Liên đoàn Thể thao Người mù Quốc tế cho biết, đây là sự kiện bao gồm cả cuộc thi và trại huấn luyện để hỗ trợ những người mới bắt đầu và các đối tượng đang phát triển. Mục tiêu là để những VĐV này bắt kịp trình độ ưu tú càng sớm càng tốt và điều này chỉ có thể đạt được khi có sự hợp tác và các công cụ đặc biệt. Cuộc thi này chủ yếu để giải quyết các vấn đề tại các quốc gia judo chưa phát triển.
Sự kiện một phần được thúc đẩy bởi sự gia tăng của các VĐV sau quyết định của Ủy ban Paralympic Quốc tế từ Thế vận hội Paralympic mùa hè Tokyo 2020 nhằm thực hiện nghiên cứu lâu dài và chia judo người khuyết tật thành hai loại khiếm thị. J1 dành cho VĐV judo mù và gần như mù, trong khi J2 dành cho judoka nhìn một phần.
Liên đoàn Thể thao Người mù Quốc tế mô tả hệ thống mới là công bằng hơn nhiều so với hệ thống trước đó và mang lại nhiều cơ hội hơn cho người khiếm thị tham gia và giành được huy chương tại Paralympic. Kể từ khi quyết định được đưa ra và thực hiện, Ủy ban Judo của Liên đoàn Thể thao Người mù Quốc tế đã nhận thấy rằng rất nhiều VĐV mới đã tham gia.
05 quốc gia mới: Israel, Luxembourg, Montenegro, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ma-rốc - đã tham gia Liên đoàn Thể thao Người mù Quốc tế ở môn judo, đại diện cho tổng số 20 quốc gia mới.
Brazil là quốc gia thành công nhất tại sự kiện với ba HCV, tiếp theo là Ấn Độ và Bồ Đào Nha với hai HCV mỗi nước. Các HCV khác thuộc về Kazakhstan, Nam Phi, Hungary và Moldova. Có tổng cộng 17 quốc gia giành được huy chương.
János Tardos, Chủ tịch Ủy ban Judo Liên đoàn Thể thao Người mù Quốc tế đã cảm ơn Ủy ban Paralympic quốc tế, Liên đoàn Thể thao Người mù Quốc tế và Liên đoàn Judo quốc tế vì sự hỗ trợ tài chính.
Ban quản lý Judo của Liên đoàn Thể thao Người mù Quốc tế coi đây là mục tiêu ưu tiên để hỗ trợ và bắt kịp các quốc gia mới và đối thủ cạnh tranh mới.
A.T biên dịch