Hội đồng Olympic châu Á đã đưa ra quyết định nhất trí trao quyền đăng cai cho Cáp Nhĩ Tân tại phiên họp Đại hội đồng được tổ chức tại Bangkok.
![](/Portals/0/EasyGalleryImages/1/30834/Cap-nhi-tan.jpg)
Cáp Nhĩ Tân ở Trung Quốc lần thứ hai được trao quyền đăng cai Đại hội thể thao châu Á mùa đông 2025 (Ảnh: insidethegames)
Đây sẽ là lần thứ hai Cáp Nhĩ Tân, biệt danh là "Thành phố băng", đăng cai Đại hội thể thao châu Á mùa đông sau lần đầu tiên vào năm 1996 và là lần thứ ba Đại hội thể thao châu Á mùa đông được tổ chức tại một thành phố của Trung Quốc, với lần còn lại là Trường Xuân vào năm 2007.
Nhóm vận động đăng cai Cáp Nhĩ Tân bao gồm phó chủ tịch Ủy ban Olympic Trung Quốc, thành viên Ủy ban Olympic quốc tế Yu Zaiqing, Phó tỉnh trưởng tỉnh Hắc Long Giang Han Shengjian, Thị trưởng Cáp Nhĩ Tân Zhang Qixiang và VĐV giành HCV trượt băng tốc độ Olympic mùa đông Zhang Hong.
Phó chủ tịch Ủy ban Olympic Trung Quốc Yu Zaiqing bày tỏ sự tin tưởng hoàn toàn rằng Cáp Nhĩ Tân có thể mang đến một Đại hội thể thao châu Á mùa đông xuất sắc và đảm bảo sự phát triển của các môn thể thao mùa đông ở Trung Quốc và toàn châu Á.
Ủy ban Olympic Trung Quốc hoàn toàn ủng hộ Cáp Nhĩ Tân với các cơ sở thể thao mùa đông tuyệt vời. Cáp Nhĩ Tân trước đây đã tổ chức một số sự kiện bao gồm Đại hội thể thao châu Á mùa đông lần thứ ba năm 1996, Đại hội thể thao mùa đông quốc gia Trung Quốc lần thứ 10 năm 2003 và Đại hội thể thao các trường đại học thế giới lần thứ 24 năm 2009.
Trong bài thuyết trình của mình, Thị trưởng Cáp Nhĩ Tân Zhang Qixiang cho biết: 16 cơ sở thể thao sẽ được nâng cấp cho Cáp Nhĩ Tân 2025 và các cơ sở hạ tầng khác bao gồm chỗ ở 5 sao và phương tiện đi lại với sân bay quốc tế đã sẵn sàng tại một thành phố được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc công nhận như một "Thành phố âm nhạc".
Cáp Nhĩ Tân, có nghĩa là "nơi phơi lưới đánh cá", phát triển từ một khu định cư nông thôn nhỏ trên sông Tùng Hoa để trở thành một trong những thành phố lớn nhất ở Đông Bắc Trung Quốc, hiện có dân số hơn 10 triệu người.
Khu nghỉ dưỡng Trojena chưa được xây dựng của Ả-rập Xê-út đã được trao quyền đăng cai Đại hội thể thao châu Á mùa đông 2029 trong khuôn khổ phiên họp Đại hội đồng Hội đồng Olympic năm ngoái tại Phnom Penh.
Liên đoàn thể thao Olympic Đức khởi động quy trình đối thoại công khai mới
"Sáng kiến đối thoại và thông tin" đã được đưa ra ở Đức khi nước này đặt mục tiêu khởi động một nỗ lực mới để tổ chức một kỳ Thế vận hội Olympic và Paralympic Mùa hè hoặc Mùa đông trong tương lai.
Đức đã không tổ chức Thế vận hội Olympic kể từ khi thống nhất vào năm 1990, với sáu lần thất bại sau phiên bản Mùa hè 1972 ở Munich.
Gần đây nhất, Hamburg và Munich đã đấu thầu để giành quyền đăng cai Thế vận hội Olympic Mùa hè 2024 và Thế vận hội Olympic Mùa đông 2022 lần lượt bị thất bại bởi các cuộc trưng cầu dân ý.
Đức đã tổ chức Giải vô địch châu Âu vào năm ngoái tại Munich và Thế vận hội đặc biệt ở Berlin vào tháng trước và cũng sẽ đăng cai Giải vô địch châu Âu của Liên đoàn Bóng đá châu Âu vào năm tới.
Liên đoàn Thể thao Olympic Đức từ lâu đã thể hiện tham vọng tổ chức một kỳ Thế vận hội trong tương lai bằng cách đưa ra một quy trình để kết nối với công chúng nhằm xác định các điều kiện khung, trên cơ sở đó sẽ phát triển một khái niệm đấu thầu sáng tạo - một khái niệm sẽ được đa số dân chúng chấp nhận.
Berlin, Hamburg, Munich, Leipzig và khu vực North Rhine-Westphalia đang được xem xét để đấu thầu và Liên đoàn Thể thao Olympic Đức khẳng định sẽ chỉ sử dụng các cơ sở thể thao hiện có hoặc được nâng cấp tạm thời và có thể có nhiều hơn một thành phố đăng cai.
Một cuộc đấu thầu tiềm năng cho Thế vận hội Olympic và Paralympic được hỗ trợ bởi Chính phủ Liên bang Đức, mà cụ thể, Quốc vụ khanh tại Bộ Nội vụ và Cộng đồng Juliane Seifert đã tuyên bố rằng Đức có khả năng tổ chức các sự kiện thể thao lớn, có lợi cho đất nước.
Liên đoàn Thể thao Olympic Đức lên kế hoạch cho những cuộc nói chuyện từ các chuyên gia về thể thao, kinh doanh, tính bền vững và xã hội được phát sóng trực tiếp từ giữa tháng 8, sau đó là các diễn đàn đối thoại công khai ở năm thành phố và khu vực. Kết quả của cuộc đối thoại sẽ được trình bày tại Đại hội đồng Liên đoàn Thể thao Olympic Đức vào ngày 2/12.
Liên đoàn Thể thao Olympic Đức đang nhắm mục tiêu vào Thế vận hội Olympic Mùa hè 2036 hoặc 2040 hoặc Thế vận hội Olympic Mùa đông 2038 hoặc 2042.
Ít nhất 10 quốc gia được báo cáo là quan tâm đến Thế vận hội Olympic mùa hè 2036.
Chủ tịch Liên đoàn Thể thao Olympic Đức Thomas Weikert mong muốn tham gia trò chuyện với công chúng để thảo luận các vấn đề và tìm hiểu xem mọi người có ủng hộ việc tổ chức Thế vận hội hay không và tại sao.
Mục tiêu của Liên đoàn Thể thao Olympic Đức là hợp tác với công chúng để đặt nền móng cho việc đăng cai Thế vận hội Olympic và Paralympic. Mục tiêu là thu hút sự tham gia của tất cả mọi người, đặc biệt là những người thậm chí không quan tâm đến Thế vận hội hoặc các môn thể thao ưu tú.
Xét cho cùng, Liên đoàn Thể thao Olympic Đức tin rằng Thế vận hội Olympic và Paralympic có thể tạo ra đánh giá giá trị gia tăng cho toàn xã hội.
Các VĐV Nga và Belarus được phép thi đấu tại Asian Games để phục vụ cho vòng loại Paris 2024
Đại hội đồng Hội đồng Olympic châu Á đã bỏ phiếu cho phép tối đa 500 VĐV đến từ Nga và Belarus tranh tài tại Đại hội thể thao châu Á năm nay ở Hàng Châu để giúp họ đủ điều kiện tham dự Thế vận hội Olympic mùa hè năm tới ở Paris.
Các cơ quan quản lý của từng môn trong số 31 môn thể thao thuộc chương trình thi đấu của Thế vận hội Olympic mùa hè Paris 2024 sẽ quyết định liệu có cho phép các VĐV từ Nga và Belarus tham gia sự kiện hay không sau khi bỏ phiếu tại Đại hội đồng của Hội đồng Olympic châu Á ở Băng Cốc. Các VĐV Nga và Belarus sẽ không được nhận huy chương.
Các VĐV sẽ thi đấu tại Thế vận hội Olympic, dự kiến diễn ra từ ngày 23/9 - 8 /10, dưới một lá cờ trung lập và không được phép sử dụng biểu tượng quốc gia nào.
Các VĐV từ Nga và Belarus phần lớn đã bị cấm thi đấu quốc tế kể từ tháng 3 năm 2022 sau cuộc xâm lược Ukraine của Moscow. Vào tháng 3, Diễn đàn các VĐV Hội đồng Olympic châu Á đã ủng hộ kế hoạch cho phép các VĐV Nga và Belarus thi đấu nhưng yêu cầu sự công bằng cho các VĐV châu Á trong bất kỳ trình độ nào.
Vào tháng 1, Quyền Chủ tịch Hội đồng Olympic châu Á Randhir Singh đã hứa sẽ không can thiệp vào hệ thống huy chương hoặc hạn ngạch châu Á cho Thế vận hội Olympic.
Quyền Chủ tịch Hội đồng Olympic châu Á Randhir Singh cũng cho rằng các VĐV Nga và Belarus khó có thể được phép tham gia các môn thể thao đối kháng và sẽ bị giới hạn trong các môn thể thao như điền kinh, bắn súng và bơi.
Chủ tịch Liên đoàn bơi toàn Nga Vladimir Salnikov tuyên bố cần tìm hiểu thêm thông tin chi tiết trước khi đưa ra quyết định về việc thi đấu tại Hàng Châu 2022 và hy vọng sẽ thảo luận về vấn đề này vào cuối tháng này.
A.T biên dịch