Witold Bańka của Ba Lan trở thành Chủ tịch Cơ quan Chống Doping Thế giới vào năm 2020 và có khả năng sẽ tại vị cho đến năm 2029 theo những thay đổi hiện đã được phê chuẩn.
![](/Portals/0/EasyGalleryImages/1/30742/Wada.jpg)
Nhiệm kỳ của Chủ tịch Cơ quan Chống Doping Thế giới được gia hạn thêm 9 năm (Ảnh: insidethegames)
Tuyên bố của Cơ quan Chống Doping Thế giới cho biết, điều này được thực hiện để phù hợp với tình hình hiện tại và quá trình bầu cử chính thức cho các vị trí đó.
Khả năng cho một nhiệm kỳ cuối cùng và tiếp theo là ba năm (với quy trình bầu cử đầy đủ) cho vai trò Chủ tịch và Phó Chủ tịch đã được đưa ra, hài hòa tổng giới hạn nhiệm kỳ chín năm với giới hạn nhiệm kỳ cho các thành viên khác của Hội đồng quản trị.
Kể từ khi được thành lập vào năm 1999, Chủ tịch của Cơ quan Chống Doping Thế giới đã luân phiên giữa thể thao và cơ quan công quyền.
Chủ tịch sáng lập là thành viên Ủy ban Olympic Quốc tế của Canada Richard Pound, người đã phục vụ cho đến cuối năm 2007 khi ông được thay thế bởi cựu Thủ hiến New South Wales John Fahey. John Fahey phục vụ cho đến năm 2013 khi ông được thay thế bởi một thành viên Ủy ban Olympic Quốc tế khác, Sir Craig Reedie của Anh.
Sir Craig Reedie đã được kế nhiệm vào đầu năm 2020 bởi Bańka, VĐV giành HCĐ Giải vô địch điền kinh thế giới, người đã từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Thể thao Ba Lan trong bốn năm cho đến năm 2019.
Các thành viên khác của Hội đồng quản trị ban đầu được bổ nhiệm trong ba năm và được phép phục vụ thêm hai nhiệm kỳ ba năm nữa.
Việc thay đổi nhiệm kỳ Chủ tịch là một phần của quá trình xem xét quản trị đã mất một năm để hoàn thành.
Hai đại diện của Hội đồng VĐV Cơ quan chống doping thế giới cũng sẽ chính thức tham gia Hội đồng Cơ quan chống doping thế giới. Đó là VĐV chèo thuyền Para Patrick O’Leary, giảng viên hóa học hữu cơ tại Đại học Ireland và Yan Tan, bác sĩ y khoa từng đại diện cho Bỉ tại môn cầu lông ở hai kỳ Thế vận hội, đã được bầu vào tháng Ba.
Hai ứng cử viên sẽ chính thức được giới thiệu cùng với hai thành viên từ Nhóm cố vấn Chuyên gia Tổ chức Chống Doping Quốc gia của Cơ quan chống doping thế giới, Kim Kum-pyoung của Hàn Quốc và Michael Cepic của Áo.
Điều này làm tăng số lượng thành viên của Hội đồng quản trị Cơ quan chống doping thế giới từ 38 lên 42. Các cải cách giúp tăng cường tiếng nói và vai trò của các VĐV trong Cơ quan chống doping thế giới, Các biện pháp đã được thông qua bởi một “cuộc bỏ phiếu tuần hoàn kéo dài ba tuần” và được thông qua với tỷ lệ 33/1.
Tổng giám đốc Cơ quan chống doping thế giới Olivier Niggli cho biết, những cải cách này đang giúp Cơ quan chống doping thế giới hoạt động hiệu quả hơn, lấy VĐV làm trung tâm, minh bạch và độc lập hơn.
Thật đáng khích lệ khi thấy sự ủng hộ rộng rãi đối với những cải cách này từ các thành viên của Cơ quan chống doping thế giới. Đó là những người độc lập và đại diện của các VĐV, Chính phủ trên thế giới và phong trào thể thao.
Công bố kế hoạch đánh giá Đại hội thể thao Khối thịnh vượng chung trong tương lai ở Châu Phi
Chủ tịch Liên đoàn Đại hội Thể thao Khối thịnh vượng chung Dame Louise Martin đã chủ trì một cuộc họp khu vực ở Zambia để tìm ra giải pháp đưa sự kiện thể thao đa dạng này đến Châu Phi.
Một nghiên cứu khả thi sẽ được đưa ra vào năm tới về khả năng các quốc gia châu Phi tổ chức một phiên bản tương lai của Đại hội Thể thao Khối thịnh vượng chung.
Giám đốc điều hành của Liên đoàn thể thao Khối thịnh vượng chung Katie Sadleir cho biết, một nghiên cứu sẽ khởi động vào năm 2024 nhằm đánh giá tiềm năng lần đầu tiên đưa sự kiện thể thao đa môn này đến Châu Phi.
Nam Phi đã được thiết lập để trở thành quốc gia châu Phi đầu tiên tổ chức Đại hội vào năm 2022 khi Durban bị tước quyền đăng cai vào năm 2017 do không ký Hợp đồng Thành phố đăng cai và đáp ứng một loạt thời hạn tài chính.
Giám đốc điều hành Katie Sadleir nhấn mạnh mong muốn mạnh mẽ là tổ chức Đại hội ở Châu Phi và hoan nghênh khả năng tổ chức sự kiện ở một số quốc gia để đảm bảo lục địa này biến giấc mơ thành hiện thực.
Châu Phi đã cho thấy sự quan tâm đáng kể tại Hội nghị Bộ trưởng Thể thao trước thềm Đại hội Thể thao Khối thịnh vượng chung vào năm 2022. Một số Bộ trưởng đã hỏi khi nào châu Phi có cơ hội tổ chức Đại hội.
Từ đó, Liên đoàn thể thao Khối thịnh vượng chung đã nghiêm túc suy nghĩ về một nghiên cứu khả thi cho châu Phi. Sự kiện sẽ được tổ chức bởi một quốc gia hay hai hoặc ba quốc gia với nhau.
Một phái đoàn Liên đoàn thể thao Khối thịnh vượng chung do Chủ tịch Dame Louise Martin dẫn đầu đã đến Châu Phi vào tháng 4 để tổ chức một cuộc họp khu vực ở Zambia.
Đây là cuộc họp đầu tiên trong số bốn cuộc họp diễn ra trên khắp thế giới trước khi Liên đoàn thể thao Khối thịnh vượng chung đưa ra kế hoạch chiến lược dài hạn mới. Đại diện của 19 Hiệp hội Trò chơi Khối thịnh vượng chung trên khắp Châu Phi đã tham dự cuộc họp tại thành phố Livingstone của Zambian.
Triều Tiên dự kiến tham gia Hàng Châu 2022
Đoàn thể thao Triều Tiên Triều Tiên dự kiến sẽ trở lại với sân khấu thể thao toàn cầu khi tham gia tranh tài tại Đại hội thể thao châu Á năm nay ở Hàng Châu.
Thứ trưởng Bộ Thể thao Trung Quốc Zhou Jinqiang tiết lộ rằng tất cả 45 Ủy ban Olympic quốc gia đã đăng ký tham gia thi đấu tại thành phố của Trung Quốc vào cuối năm nay.
Mặc dù không trực tiếp đề cập đến Triều Tiên, nhưng thông báo này làm tăng khả năng nước này chấm dứt sự gián đoạn với thể thao quốc tế.
Trước đó, hãng Kyodo News của Nhật Bản cũng đưa tin rằng Triều Tiên đang lên kế hoạch cử một phái đoàn gồm 200 VĐV, huấn luyện viên và quan chức tới Hàng Châu 2022.
Vào tháng 4, hai đại diện của Triều Tiên đã tham dự cuộc họp chuẩn bị cho Đại hội thể thao châu Á nhằm tranh tài tại sự kiện thể thao đa môn, được tổ chức từ ngày 23 /9 - 8 /10.
Triều Tiên đã rút khỏi Thế vận hội Olympic và Paralympic mùa hè Tokyo 2020 vì lo ngại về COVID-19, dẫn đến việc Ủy ban Olympic quốc gia của nước này bị Ủy ban Olympic quốc tế ban lệnh cấm.
Sau khi lệnh cấm được dỡ bỏ vào cuối năm ngoái, Triều Tiên đã trở lại đấu trường thể thao quốc tế vào cuối tháng 4 khi hai VĐV gốc Nhật Bản tham gia Giải vô địch Karate Đông Á ở thành phố Thái Châu, miền đông Trung Quốc.
Tổng cộng có 14 VĐV Triều Tiên sẽ tranh tài tại Giải Grand Prix của Liên đoàn Cử tạ Quốc tế ở Havana vào tuần trước.
Triều Tiên đã vắng mặt trong các hoạt động thể thao quốc tế kể từ tháng 1 năm 2020 khi nước này trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đóng cửa biên giới để đối phó với đại dịch COVID-19.
Triều Tiên đã tham gia sáu kỳ Đại hội thể thao châu Á vừa qua, giành được 12 HCV, 12 HCB và 13 HCĐ tại Jakarta Palembang 2018.
Tám trong số những HCV đó đến từ môn cử tạ, những HCV khác thuộc về Vật, Bắn súng và Thể dục dụng cụ.
A.T biên dịch