Asian Games Fun Run Đại hội Thể thao Châu Á Hàng Châu tại Yangon đã thu hút 300 người tham gia

Thứ trưởng Bộ Thể thao Myanmar khai mạc Asian Games Fun Run tại Yangon.

Chặng Myanmar của Asian Games Fun Run Đại hội Thể thao Châu Á Hàng Châu đã thu hút 300 người tham gia tại Viện Thể thao và Giáo dục Thể chất ở Thị trấn Tarmwe của Yangon với 3 nội dung: nam & nữ từ 13 tuổi trở lên, 1,4km nam & nữ dưới 12 tuổi, 400m dành cho thành tích cao và quần chúng.

Asian Games Fun Run Đại hội Thể thao Châu Á Hàng Châu tại Yangon đã thu hút 300 người tham gia (Ảnh: ocasia)

Tổng thư ký Ủy ban Olympic Myanmar kiêm Thứ trưởng Bộ Thể thao và Thanh niên Myo Hlaing đã khai mạc Asian Games Fun Run Đại hội thể thao châu Á lần thứ 19 để quảng bá cho Hàng Châu 2022.

Sự kiện còn có sự tham gia của Jeans Zhou Jian, Giám đốc Truyền thông & Phát thanh Hội đồng Olympic châu Á; Ding Jiong, Giám đốc Ban tổ chức Đại hội thể thao châu Á Hàng Châu, Khun Jar Aung, Tổng thư ký Ủy ban Olympic Myanmar.

Cục trưởng thể thao thuộc Bộ Thể thao và Thanh niên Tun Myint Oo đã cảm ơn sự hỗ trợ của Trung Quốc trong việc phát triển phong trào thể thao ở Myanmar trước thềm Đại hội Thể thao Châu Á Hàng Châu.

Cục trưởng Tun Myint Oo cho biết Myanmar rất vui mừng được tổ chức Asian Games Fun Run để quảng bá cho Đại hội thể thao châu Á lần thứ 19 tại Hàng Châu, Trung Quốc tháng 9 này.

Myanmar và Trung Quốc có một quan hệ tốt đẹp trong nhiều thập kỷ, Cục trưởng Tun Myint Oo mong rằng Đại hội thể thao châu Á Hàng Châu sẽ được tổ chức thành công trở thành một trong những kỳ đại hội lớn nhất trong lịch sử Đại hội thể thao châu Á.

Giám đốc Truyền thông và Phát thanh của Asian Games Fun Run Đại hội thể thao châu Á lần thứ 19  Jeans Zhou Jian, cho biết Asian Games Fun Run tại Myanmar là điểm đến thứ 15.

Đây là một cột mốc quan trọng, đánh dấu nửa chặng đường của dự án 30 điểm đến mà Ban tổ chức triển khai trên khắp lục địa. Ding Jiong, Giám đốc Ban Dịch vụ Trò chơi của Ủy ban Tổ chức Đại hội Thể thao Châu Á Hàng Châu, đã công bố tiến độ mới nhất về công tác chuẩn bị, bao gồm các địa điểm thi đấu, Làng Đại hội Thể thao Châu Á chính và năm làng phụ ở tỉnh Chiết Giang.

Ủy ban Olympic quốc tế và Phụ nữ Liên hiệp quốc khởi động dự án mới nhằm thúc đẩy bình đẳng giới 

Ủy ban Olympic Quốc tế và Tổ chức Phụ nữ của Liên Hợp Quốc đã phát động Dự án Cầu nối Bình đẳng Giới thông qua Thể thao, nhằm mục đích loại bỏ bạo lực trên cơ sở giới. Dự án đã được công bố tại phiên họp thứ 67 của Ủy ban về Vị thế của Phụ nữ diễn ra tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York. Lydia Nsekera, chủ tịch Ủy ban Đa dạng và Bình đẳng giới, đã chia sẻ về dự án.

Theo đó, dự án nhằm hỗ trợ các tổ chức thể thao và phát triển cộng đồng, cũng như các nhà hoạch định chính sách, trên khắp ba châu lục, giải quyết các vấn đề quan trọng về bình đẳng giới và bạo lực giới thông qua các chương trình dựa trên thể thao. Dự án này được thiết kế sau sự thành công của chương trình “một người thắng kéo theo một người khác”. Chương trình sử dụng thể thao để giảm thiểu bạo lực đối với phụ nữ ở Brazil và Argentina, trong khoảng thời gian diễn ra Thế vận hội Olympic mùa hè Rio 2016 và Thế vận hội Olympic trẻ Buenos Aires 2018.

Ủy ban Olympic Quốc tế và Tổ chức Phụ nữ của Liên Hợp Quốc sẽ khởi động một chương trình chuyển giao kiến thức kéo dài một năm, trong đó thông tin của chương trình “một người thắng kéo theo một người khác” sẽ được xem như một dự án bắc cầu.

Olympism365 của Ủy ban Olympic Quốc tế sẽ làm việc để đáp ứng các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc. Ủy ban về Vị thế của Phụ nữ đã tập hợp 300 nhà lãnh đạo từ khắp nơi trên thế giới để thảo luận về các mô hình chương trình đổi mới và các cách ủng hộ bình đẳng giới.

Ủy ban Olympic Quốc tế hiện đang phát triển các giải pháp có thể ngăn các VĐV khỏi bị quấy rối hoặc lạm dụng, như một phần của lộ trình chiến lược Chương trình nghị sự Olympic 2020+5.

Các chuyên gia nổi tiếng từ khắp nơi trên thế giới đã tham dự phiên họp của Ủy ban về Vị thế của Phụ nữ. Trong số đó có Ana Moser, cựu VĐV bóng chuyền, VĐV Olympic và là nữ Bộ trưởng Thể thao đầu tiên của Brazil.

Đại sứ Isabelle Picco và cựu giám đốc điều hành Phun nữ liên hiệp quốc Phumzile Mlambo-Ngcuka cũng có mặt. Giám đốc chính sách, chương trình và bộ phận liên chính phủ của Phụ nữ liên hiệp quốc Sarah Hendrick đã phát biểu trước khán giả tại sự kiện về khuôn khổ của dự án.

Giám đốc Sarah Hendrick cho biết, tương lai cần có sự tham gia có ý nghĩa giữa các thế hệ với mọi chủng tộc, giới tính và những người có khả năng khác nhau, để ở mọi nơi trên thế giới, một bé gái 10 tuổi vào năm 2023 sẽ trở thành một phụ nữ trẻ thành đạt vào năm 2030.

Hàng triệu cô gái trên khắp thế giới, có thể hưởng lợi rất nhiều từ thể thao và trở thành thế hệ không có sự phân chia hay phân biệt đối xử dựa trên giới tính. Không có lĩnh vực nào có sức ảnh hưởng đến thế hệ sau mạnh mẽ như thể thao.

Bình đẳng trong thể thao đã cho thấy sự cải thiện, với các thành viên nữ của Ủy ban Olympic Quốc tế tăng từ 21% năm 2013 lên 40% trong năm nay.

Hội đồng Olympic châu Á nhấn mạnh trọng tâm bình đẳng giới 

Các sự kiện gần đây đã chỉ ra bình đẳng giới là trọng tâm hàng đầu của Phong trào Olympic nói chung và Hội đồng Olympic châu Á nói riêng. Mục tiêu hướng tới là sự công bằng và không thiên vị trong và ngoài sân chơi. Tháng 10 năm ngoái, Ủy ban Bình đẳng giới của Hội đồng Olympic châu Á đã tổ chức Hội thảo Bình đẳng giới Hội đồng Olympic châu Á đầu tiên tại Bahrain và đưa ra một loạt nghị quyết nhằm soi sáng con đường phía trước.

Cuối tháng này, tại Bangkok, Thái Lan, Ủy ban VĐV Hội đồng Olympic châu Á sẽ tổ chức Diễn đàn VĐV đầu tiên sau bốn năm vào ngày 18-19 /3.

Hội đồng Olympic châu Á đã gửi lời mời tới 45 Ủy ban Olympic Quốc gia, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải cân bằng giới tính trong việc lựa chọn hai đại biểu, nghĩa là ít nhất một nữ tham gia. Phản hồi rất đáng khích lệ, cho thấy 44 Ủy ban Olympic Quốc gia sẽ cử tổng cộng 89 đại biểu cho hội thảo kéo dài hai ngày, với 46 đại biểu nam và 43 nữ tham dự.

Đây là một bước tiến tuyệt vời và Hội đồng Olympic châu Á. Các đại biểu nữ được kì vọng sẽ có thể mang về nhiều thông tin và sáng kiến cũng như tiếp tục sứ mệnh bình đẳng giới ở quốc gia hoặc khu vực của họ.

Hội đồng Olympic châu Á luôn nhấn mạnh rằng các VĐV là trung tâm của Phong trào Olympic ở châu Á và hội thảo sắp tới này sẽ củng cố và trao quyền cho vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực thể thao, từ VĐV ưu tú đến quản lý và điều hành. Tạo tạo điều kiện tốt nhất có thể để các VĐV thể hiện tốt nhất khả năng của mình trên những đầu trường lớn nhất.

Hội đồng Olympic châu Á tin tưởng sẽ gặt hái những kết quả tốt nhất tại Đại hội thể thao châu Á lần thứ 19 ở Hàng Châu, Trung Quốc vào tháng 9 này với một chương trình thể thao cân bằng và cơ hội bình đẳng cho các VĐV nữ trong cuộc đua giành huy chương.

Hội đồng Olympic châu Á cũng kỳ vọng sẽ thấy những đại diện nữ mạnh mẽ trong các đoàn thể thao.

A.T biên dịch

Ảnh trong bài
  • Asian Games Fun Run Đại hội Thể thao Châu Á Hàng Châu tại Yangon đã thu hút 300 người tham gia