Đại diện của hai cơ quan đã có buổi gặp mặt để thảo luận về sáng kiến sắp được Thủ tướng Quần đảo Solomon Manasseh Sogavare chính thức công bố. Chủ tịch Ủy ban Tích hợp Dịch vụ Chính phủ Bernard Bata'anisia đã cảm ơn Đại học Quốc gia Quần đảo Solomon về sự phối hợp trong quá trình chuẩn bị cho Đại hội dự kiến diễn ra từ ngày 19/ 11 -2 /12.
![](/Portals/0/EasyGalleryImages/1/29080/0040409_Chuong trinh ben vung.jpg.jpeg)
Chương trình bền vững sẽ được triển khai cho Đại hội thể thao Thái Bình Dương 2023 tại Quần đảo Solomon (Ảnh: insidethegames)
Giám đốc điều hành Ban tổ chức Peter Stewart bày tỏ sự tin tưởng về quá trình chuẩn bị cho Đại hội đang đi đúng hướng. Trong hai tuần diễn ra Đại hội ở Thành phố Honiara, Ban tổ chức sẽ phải vận hành một số cơ sở lớn bao gồm trung tâm ăn uống, lưu trú, quản lý chất thải... Ban tổ chức cũng đã sẵn sàng khởi động chương trình tình nguyện với ba nghìn tình nguyện viên để hỗ trợ công tác của Ban tổ chức.
Để đảm bảo chiến dịch Đại hội xanh và an toàn, chính phủ đã phân bổ nguồn lực thông qua các Bộ khác nhau sẽ hỗ trợ Ban tổ chức trong việc tổ chức sự kiện. Phó hiệu trưởng Đại học Quốc gia Quần đảo Solomon Transform Aqorau cho biết, Đại học Quốc gia Quần đảo Solomon là một tổ chức học tập phát triển nguồn nhân lực cho những người trẻ tuổi.
Hầu hết các VĐV tham gia Đại hội thể thao Thái Bình Dương cũng là những người trẻ tuổi, Phó hiệu trưởng Transform Aqorau hy vọng rằng một số sinh viên của trường sẽ tham gia vào sự kiện này.
Đại hội thể thao thực sự là chất xúc tác cho sự phát triển, không chỉ về thể chất mà còn là thời điểm và không gian thích hợp để phát triển nguồn nhân lực của Đại học Quốc gia Quần đảo Solomon.
Thị sát các địa điểm thi đấu của Milan Cortina 2026
Theo đó, các chuyên gia hàng đầu từ Áo, Anh, Canada, Đức, Phần Lan, Nhật Bản và Na Uy đang đã tới thị sát các địa điểm dự kiến sẽ được sử dụng cho Thế vận hội Olmpic và Paralympic mùa đông Milan Cortina 2026.
Đại diện của Ủy ban Olympic Quốc gia và Ủy ban Paralympic Quốc gia từ bảy quốc gia đã đến Ý đã thị sát các địa điểm cụ thể gồm Bormio, Livigno, Anterselva, Cortina d'Ampezzo và Val Di Fiemme.
Một số buổi gặp mặt cũng sẽ được tổ chức giữa Ban tổ chức Milan Cortina 2026 và các chuyên gia từ Ủy ban Olympic Quốc gia và Ủy ban Paralympic Quốc gia để hiểu rõ hơn về công tác chuẩn bị cho Thế vận hội.
Ban tổ chức Milan Cortina 2026 cho biết, chuyến thị sát là cơ hội để các đại diện của Ủy ban Olympic Quốc gia, Ủy ban Paralympic Quốc gia và Ban tổ chức Milano Cortina 2026 thảo luận về tất cả các khía cạnh của công tác chuẩn bị như vấn đề kỹ thuật, nội dung thể thao cần thiết đối với một sự kiện Olympic và Paralympic
Trước khi tiến hành thị sát các địa điểm thi đấu, đại diện của Ủy ban Olympic Quốc gia và Ủy ban Paralympic Quốc gia bảy quốc gia cũng đã tham gia cuộc họp để thảo luận về các chủ đề không kém phần quan trọng liên quan tới địa điểm lưu trú, hậu cần, giao thông vận tải và Làng Olympic.
Ủy ban Điều phối của Ủy ban Olympic Quốc tế đã tổ chức chuyến thăm trực tiếp đầu tiên vào tháng 12 để kiểm tra tiến độ công tác chuẩn bị cho Thế vận hội Olympic mùa đông Milan và Cortina d’Ampezzo dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 6 đến 22 tháng 2 năm 2026.
Chủ tịch Ủy ban Điều phối Sari Essayah cho biết đã có những bước tiến tích cực trong công tác chuẩn bị và mục tiêu chương trình đối tác trong nước được xác định là một trong những ưu tiên chính của Ban tổ chức Milan Cortina 2026.
Trước đây có những lo ngại về tài chính đối với việc tổ chức Thế vận hội và các chính trị gia địa phương đã triệu tập một cuộc họp khi không có nhà tài trợ nào được ký kết. Kể từ đó, Ban tổ chức đã công bố quan hệ đối tác với Esselunga và Randstad Italia.
Hội đồng Olympic Malaysia thảo luận về kế hoạch bền vững tại Trụ sở Hiệp hội Ủy ban Olympic quốc gia
Hội đồng Olympic Malaysia đã đến thăm xã giao Hiệp hội Ủy ban Olympic quốc gia tại trụ sở của tổ chức này ở Lausanne, Thụy Sĩ.
Đại diện của Hội đồng Olympic Malaysia là Tổng Giám đốc Fong Wan Hor đã có buổi làm việc với Tổng thư ký Hiệp hội Ủy ban Olympic quốc gia Gunilla Lindberg, Giám đốc Dịch vụ Gustavo Harada và Giám đốc Dự án Andres Santi.
Trước đó, Tổng Giám đốc Fong Wan Hor đã được Chủ tịch Hội đồng Olympic Malaysia Tan Sri Dato’ Sri giao nhiệm vụ tăng cường hợp tác với Hiệp hội Ủy ban Olympic quốc gia trong việc phát triển các chiến lược bền vững mang nét riêng của tổ chức - một trong ba trụ cột của Chương trình nghị sự Olympic 2020.
Hội đồng Olympic Malaysia cam kết tham gia cùng các Ủy ban Olympic quốc gia khác trên thế giới để trở thành một phần của các bên ký kết Khung hành động thể thao vì khí hậu của Liên hợp quốc trong tương lai gần.
Tổng Giám đốc Fong Wan Hor cũng bày tỏ sự quan tâm của Hội đồng Olympic Malaysia về mục tiêu đóng vai trò lớn hơn trong việc hỗ trợ các sáng kiến của Hiệp hội Ủy ban Olympic quốc gia bằng cách đóng vai trò chủ nhà trong một số chương trình của tổ chức này.
Hội đồng Olympic Malaysia đang xem xét đấu thầu để tổ chức phiên họp Đại hội đồng Hiệp hội Ủy ban Olympic quốc gia trong tương lai gần. Hội đồng Olympic Malaysia đã tổ chức sự kiện này cách đây 21 năm vào năm 2002.
Ủy ban Olympic quốc tế rất ấn tượng với sáng kiến của Hội đồng Olympic Malaysia về việc lên kế hoạch tổ chức Hội nghị quốc tế về thể thao an toàn, phù hợp với Sáng kiến thể thao an toàn của Ủy ban Olympic quốc tế. Đơn vị Thể thao An toàn của Ủy ban Olympic quốc tế sẽ hỗ trợ Hội đồng Olympic Malaysia để đảm bảo tổ chức thành công Hội nghị Quốc tế này vào năm 2023.
Võ thuật cổ đại Sinhalese Angampora trở thành điểm nhấn nổi bật tại sự kiện Fun Run ở Sri Lanka
Môn võ Angampora cổ xưa của người Sinhalese đã trở thành điểm nhấn ấn tượng tại chặng Fun Run Sri Lanka. Đây là sự kiện trong chuỗi hoạt động nhằm quảng bá cho Đại hội thể thao châu Á Hàng Châu sẽ diễn ra vào cuối năm nay.
Các phái đoàn từ Hội đồng Olympic châu Á và Ban tổ chức Đại hội thể thao châu Á Hàng Châu, cùng với các quan chức cấp cao của Ủy ban Olympic quốc gia Sri Lanka và một số Liên đoàn thể thao quốc gia, đã dự khán màn trình diễn Angampora.
Những người lính từ Quân đội Sri Lanka đã biểu diễn môn võ thuật cổ xưa được truyền lại từ các thế hệ vua chúa và chiến binh với ý muốn đẩy lùi quân xâm lược nước ngoài.
Sự kiện chào đón ơn 700 người tham gia trong đó có 300 học sinh nhấn mạnh ý nghĩa thực sự đằng sau sự kiện Fun Run là để công chúng và xã hội trên khắp Châu Á tham gia vào tinh thần của Đại hội Thể thao Châu Á.
Học sinh từ năm trường học ở Colombo đã tham gia cuộc chạy dài 2 km cùng với đó là màn trình diễn của một số môn thể thao bao gồm taekwondo, bắn súng và bóng chuyền. Khía cạnh văn hóa của đảo quốc cũng được thể hiện rõ nét tại sự kiện.
Ủy ban Olympic quốc gia Sri Lanka cũng tổ chức một phiên hỏi đáp tập trung vào Đại hội thể thao châu Á và lịch sử của sự kiện. Ban tổ chức đã tặng dụng cụ thể thao và sách cho thành viên tham dự, cùng với giải thưởng và giấy chứng nhận cho ba đại diện nam và nữ xuất sắc nhất trong Fun Run.
Bhutan và Qatar sẽ là điểm dừng chân tiếp theo của Fun Run ở khu vực Tây và Nam Á.
A.T biên dịch