Hàn Quốc nhắm đến vị trí thứ hai tại Đại hội thể thao châu Á Hàng Châu

Theo Yonhap News Agency, Hàn Quốc đặt nhiều hy vọng vào vị trí thứ Nhì toàn đoàn tại Đại hội thể thao châu Á lần thứ 19 năm nay ở Hàng Châu, Trung Quốc.

Đại hội thể thao châu Á lần thứ 19 được ấn định diễn ra từ ngày 23 /9 -8/10 với 40 môn thể thao, 61 phân môn và 482 nội dung sau khi bị hoãn một năm do đại dịch Covid-19. Tham dự kì Đại hội lần này, Hàn Quốc hy vọng họ có thể soán ngôi vị số Hai toàn đoàn từ Nhật Bản.

Đại hội thể thao châu Á từ lâu đã là cuộc đua tam mã giữa Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Trung Quốc đã giành chiến thắng trong mọi kì Đại hội kể từ năm 1982 và dự kiến sẽ tiếp tục duy trì thành tích đó trên sân nhà.

Hàn Quốc đã để mất vị trí thứ Hai sau khi để thua Nhật Bản tại Đại hội thể thao châu Á năm 2018 (với 49 HCV, số lượng HCV ít nhất trong 36 năm qua). Đây là lần đầu tiên nước này tuột khỏi vị trí thứ Hai kể từ năm 1994.

Yonhap News Agency cho biết có lý do để lạc quan với mục tiêu mà Hàn Quốc đặt ra. Thứ nhất, các VĐV trẻ đoạt huy chương của Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 bao gồm cung thủ An San và Kim Je-deok và VĐV thể dục nghệ thuật Yeo Seo-jeong sẽ có cơ hội thử thách khả năng của họ trước các đối thủ châu Á.

Hàn Quốc nhắm đến vị trí thứ hai tại Đại hội thể thao châu Á Hàng Châu

Cung thủ An San đã giành ba HCV tại Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 2020 khi mới 20 tuổi (Ảnh: ocasia)

Cung thủ An San đã giành 03HCV tại Tokyo khi mới 20 tuổi, ở nội dung đồng đội hỗn hợp, đồng đội nữ và cá nhân nữ. VĐV này sẽ là một trong những gương mặt “Vàng” tại Hàng Châu.

Ngoài ra, Hàn Quốc cũng có những đại diện tiềm năng, dù không thể lên bục vinh quang cao nhất ở Tokyo 2020 nhưng đã có những bước tiến dài trong sự nghiệp thi đấu. Đó là VĐV nhảy cao Woo Sang-hyeok, 26 tuổi, về thứ Tư tại Tokyo nhưng đã giành chức vô địch thế giới trong nhà vào tháng 3/2022. Woo Sang-hyeok  tiếp tục giành HCB tại giải vô địch điền kinh thế giới ở Oregon, Hoa Kỳ vào tháng 7.

VĐV bơi tự do Hwang Sun-woo, 19 tuổi, lọt vào trận chung kết nội dung 100m và 200m tự do nam tại Tokyo vào mùa hè năm 2021 và chưa đầy một năm sau, giành HCB ở nội dung 200m tự do tại giải vô địch thế giới với kỷ lục quốc gia mới thời gian 1:44,47. Hwang Sun-woo cũng sở hữu kỷ lục châu Á ở nội dung 100m tự do với thành tích 47,56, được thiết lập tại Tokyo.

Ủy ban Olympic Kosovo tổ chức hội thảo truyền thông xã hội 

Ủy ban Olympic Kosovo đã tổ chức phiên bản thứ sáu hội thảo truyền thông xã hội trong khuôn khổ Hội nghị Thể thao và Truyền thông.

Các nhà quản lý truyền thông xã hội của Bộ Văn hóa, Thanh niên và Thể thao, đại diện Liên đoàn thể thao Quốc gia, các câu lạc bộ và nhà báo thể thao đã tham dự sự kiện dưới sự chủ trì của chuyên gia truyền thông xã hội Valon Canhasi.

Chuyên gia Valon Canhasi đã trình bày chi tiết về các giải pháp tối ưu để sử dụng nền tảng truyền thông xã hội, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hiện diện trực tuyến, thói quen người dùng, thuật toán và mục tiêu.

Chủ tịch Ủy ban Olympic Kosovo Ismet Krasniqi nhấn mạnh về tầm quan trọng của mạng xã hội ngày nay trong buổi làm việc với các thành viên Ủy ban Olympic Quốc gia, cũng như các tổ chức thể thao và câu lạc bộ trực thuộc, bên cạnh đó việc kết nối với các nhà tài trợ tiềm năng cũng cần có sự quan tâm đặc biệt.

Nigeria chuẩn bị lực lượng cho Thế vận hội Olympic trẻ châu Phi 

Các quan chức Nigeria đã khẳng định các đội thể thao sẽ chuẩn bị tốt cho Thế vận hội Olympic trẻ châu Phi 2023 diễn ra ​​vào tháng Tư. Các cầu thủ bóng đá trẻ Nigeria, được mệnh danh là "Những chú đại bàng tương lai" đã giành chức vô địch tại Đại hội 2014 ở Gaborone. Vào năm 2018, các đại diện trẻ của bóng đá Nigeria cũng đã giành HCB sau khi để thua trước Maroc trong trận chung kết ở Algiers.

Thế vận hội Olympic trẻ châu Phi là sự kiện quan trọng đối với các VĐV trẻ Nigeria. HLV Charles Bassey của Future Eagles cho biết sẽ bắt tay vào tập huấn sớm nhất.

Thế vận hội Olympic trẻ châu Phi 2023 ở Brazzaville, Congo dự kiến sẽ có sự tranh tài của khoảng 30 môn thể thao, thu hút khoảng 4.500 người tham gia.

Đây là sự kiện dành cho lứa tuổi 14-18 giống như Thế vận hội Olympic Trẻ do Hiệp hội các Ủy ban Olympic Quốc gia châu Phi tổ chức.

Sự kiện lần đầu tiên được tổ chức tại thủ đô Rabat của Ma-rốc vào năm 2010 nhưng đã không diễn ra kể từ năm 2018 do đại dịch COVID-19. Thủ đô Maseru của Lesotho ban đầu được chọn cho Thế vận hội 2022 và sau đó được thay thế bởi Addis Ababa. Thế vận hội sau đó đã bị hoãn lại do hậu quả của đại dịch.

Brazzaville cũng sẽ đóng vai trò là địa điểm tổ chức các giải đấu trẻ châu lục và giải nam trẻ của Liên đoàn bóng ném quốc tế. Thế vận hội Olympic trẻ 2022, dự kiến được tổ chức tại Dakar, Senegal, đã bị hoãn lại cho đến năm 2026 vì đại dịch.

Đội tuyển Olympic người tị nạn của Thế vận hội Olympic mùa hè Paris 2024 sẽ tập huấn tại Kenya 

Đội Olympic người tị nạn với tám VĐV sẽ sẽ tập trung tập huấn ở North Rift, Kenya để chuẩn bị cho Thế vận hội Olympic mùa hè Paris vào năm 2024.

Ủy ban Olympic quốc gia Kenya đã làm việc với Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn và điền kinh Kenya để tìm các cơ sở đào tạo điền kinh bắt đầu từ đầu năm 2023.

Kenya cũng là địa điểm tập trung tập huấn cho năm VĐV Đội Olympic người tị nạn tham dự  Thế vận hội Olympic mùa hè Rio 2016. Các VĐV này đều đến từ Nam Sudan.

Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc gia Kenya Paul Tergat đã đánh giá cao các VĐV người tị nạn Olympic và nỗ lực của cựu kỷ lục gia marathon nữ Tegla Loroupe trong việc đưa người tị nạn vào các chương trình thể thao như chương trình này.

Chủ tịch Paul Tergat cũng là VĐV giành HCB Olympic 10.000 mét tại Thế vận hội Olympic Rio 2016 bày tỏ sự tự hào đối với những gì mà Tegla Loroupe đã làm được để tạo cơ hội cho những VĐV người tị nạn.

Anjelina Nadai Lohalith là một trong tám gương mặt VĐV tham gia tập huấn tại Kenya cũng bày tỏ hy vọng được thi đấu tại kì Thế vận hội Olympic thứ ba với tư cách là một phần của Đội Olympic người tị nạn ở nội dung 1500m nữ.

Dominic Lokolong, đến từ đất nước Nam Sudan (bảy năm chính thức chìm trong nội chiến) cũng sẽ tham gia tranh tài ở cự ly 1500m nam tại kì Thế vận hội Olympic đầu tiên của mình.

Kun Waar và Rose Ihisa đến từ Nam Sudan, lần lượt thi đấu ở nội dung 400m nam và nữ. Các VĐV đồng hương John Lokibe và Josephine Tein sẽ tham dự ở nội dung 800m nam và nữ.

Emmanuel Ntagunga của Cộng hòa Dân chủ Congo sẽ tham gia nội dung 5.000m nam, trong khi Gasto Nsazumukiza, cũng đến từ quốc gia này là thành viên duy nhất của đội Olympic người tị nạn sẽ không thi đấu môn điền kinh mà thi đấu ở môn Taekwondo.

Tổng thư ký Ủy ban Olympic quốc gia Kenya Francis Mutuku khẳng định sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho các VĐV người tị nạn trong suốt quá trình chuẩn bị cho Thế vận hội Olympic mùa hè Paris 2024.

Tổng thư ký Francis Mutuku cũng khẳng định sẽ đảm bảo điều kiện tốt nhất để các VĐV người tị nạn tập luyện và đạt được kết quả xứng đáng.

Khu liên hợp thế thao Kaptagat, Trung tâm Lornah Kiplagat ở Iten, cơ sở Kipchoge Keino và Khu liên hợp thể thao Ndura ở Kitale sẽ là những địa điểm phục vụ tập huấn cho các VĐV người tị nạn.

Thế vận hội Olympic mùa hè Paris 2024 dự kiến diễn ra từ ngày 26 /7 -11/8/2024, sau đó là Thế vận hội dành cho người khuyết tật từ ngày 28 /8 -8 /9.

A.T biên dịch