Khi vòng trồng cây đầu tiên sắp hoàn thành, Ủy ban Olympic quốc tế đã có buổi hội đàm với Georges Bazongo, Giám đốc Chương trình tại Tree Aid, đối tác thực hiện của Ủy ban Olympic quốc tế, để hiểu rõ hơn những điều cần thiết để dự án trồng cây thành công và cách để đảm bảo rằng cộng đồng địa phương sẽ có lợi trong nhiều thập kỷ tới.
![](/Portals/0/EasyGalleryImages/1/28810/0037107_Du an trong rung.jpg.jpeg)
Ủy ban Olympic quốc tế đang nỗ lực giảm lượng khí thải carbon với kế hoạch giảm 30% lượng khí thải vào năm 2024 và 50% vào năm 2030 (Ảnh: https://www.thenewsmarket.com/)
Ở Mali và Senegal, Tree Aid đã làm việc với các cộng đồng đang phải vật lộn với tác động kép của biến đổi khí hậu và canh tác không bền vững. Nhưng nhiệt độ tăng và các kiểu thời tiết thay đổi, kết hợp với các kỹ thuật canh tác không bền vững, có nghĩa là đất trong khu vực đang trở nên kém màu mỡ hơn và năng suất nông nghiệp đang giảm. Điều này cũng có tác động đến nước, vì đất cằn cỗi không giữ nước hiệu quả như đất màu mỡ. Trên khắp khu vực, người dân đang phải vật lộn để sản xuất đủ lương thực. Nghèo đói và di cư đang gia tăng.
Chính vì vậy, cây cung cấp một giải pháp quan trọng cho vấn đề trên. Bên cạnh việc hấp thụ carbon dioxide, chúng còn cung cấp bóng râm, ngăn ngừa xói mòn đất và cải thiện độ phì nhiêu của đất. Chúng cũng có thể cung cấp các nguồn thực phẩm thay thế để khi mùa màng thất bát, nông dân vẫn có thể ăn hoặc bán trái cây và quả hạch hoặc hạt từ cây mà họ trồng
Ở một góc độ khác, việc trồng cây để loại bỏ 200.000 tấn carbon dioxide tương đương (CO2e) từ khí quyển trong khoảng thời gian 25 năm. Điều này có nghĩa là Ủy ban Olympic quốc tế cuối cùng sẽ loại bỏ nhiều carbon ra khỏi khí quyển hơn là thải ra.
Chương trình tại Tree Aid cũng đang xem xét cách dự án có thể mở rộng quy mô để loại bỏ thêm 600.000 tấn trong khoảng thời gian tương tự. Bằng cách khôi phục rừng và đất nông nghiệp bị suy thoái, dự án cũng nhằm mục đích mang lại thu nhập mới cho cộng đồng địa phương.
Dự án được triển khai theo nhiều cách. Một số cây được trồng để phục hồi đất bạc màu, tạo độ màu mỡ và khả năng phục hồi của đất. Tree Aid gọi đây là cách “trồng cây làm giàu”. Cây giúp mặt đất giữ nhiều nước hơn và cung cấp môi trường sống quan trọng cho động vật.
Quan trọng là mục tiêu muốn khu rừng này trường tồn với thời gian, Tree Aid đã dành nhiều thời gian để làm việc với các cộng đồng địa phương để giới thiệu các kỹ thuật nông nghiệp mới và thay thế. Ngoài ra còn có các doanh nghiệp địa phương có thể giúp thực hiện dự án này, chẳng hạn như bằng cách sản xuất và chăm sóc cây non cho đến khi chúng sẵn sàng để trồng.
Tree Aid cũng đặt mục tiêu thu hút thêm nhiều động vật hoang dã quay trở lại các khu vực. Để đạt được mục tiêu này, Tree Aid đã làm việc với Hiệp hội bảo vệ các loài chim Hoàng gia của Vương quốc Anh và các đối tác ở Senegal, Tổ chức Bảo vệ Thiên nhiên.
Rừng Olympic là một đóng góp cho sáng kiến Bức tường xanh vĩ đại, nhằm phục hồi các cảnh quan bị suy thoái trên khắp khu vực Sahel của Châu Phi với khoảng 590.000 cây bản địa trên khoảng 90 ngôi làng ở Mali và Senegal – nơi tổ chức Thế vận hội Olympic trẻ Dakar 2026 sẽ bao phủ một diện tích tổng cộng khoảng 2.000 ha.
Các địa điểm trồng cây cũng đã được lựa chọn thông qua sự kết hợp giữa lợi ích cá nhân của cộng đồng, kiến thức khoa học và kinh nghiệm trồng cây của Tree Aid trên khắp lục địa của Châu Phi. Tree Aid cũng xác định tổng diện tích trồng cây là 1.860 ha ở hai nước, bao gồm 1.600 ha trồng làm giàu và 260 ha trồng nông lâm kết hợp.
Tree Aid đang tiến hành trồng 590.000 cây, sử dụng khoảng 20 loài bản địa khác nhau. Tất cả những cây này đã được lựa chọn rất cẩn thận cùng với cộng đồng địa phương, những cây có cơ hội sống sót cao nhất và phù hợp nhất với khu vực. Đó là một quá trình lâu dài nhưng rất quan trọng.
Sau khi tham khảo ý kiến cộng đồng và dựa trên kinh nghiệm Tree Aid đã đưa ra danh sách khoảng 20 loại cây có giá trị dinh dưỡng hoặc giá trị thương mại hoặc cả hai như: hạt điều, xoài, chanh và gỗ gụ, cũng như những loại cây không được biết đến rộng rãi: táo tàu, đậu châu Phi, táo đường, weda và cọ quạt.
Tree Aid cũng phối hợp với các cộng đồng để tổ chức kiểm kê hàng năm các cây đã trồng để cho biết có bao nhiêu cây còn sống. Nếu tỷ lệ sống sót thấp, Tree Aid sẽ làm việc với các cộng đồng để tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra cách khắc phục.
Dự án đang được triển khai ở hai nơi đều quan trọng đối với sông Senegal. Đầu tiên – ở Mali – là tiểu lưu vực Kolimbiné-Lac Magui. Thứ hai là tiểu lưu vực Falémé ở Senegal. Cả hai khu vực này đang phải vật lộn với tình trạng suy thoái môi trường nghiêm trọng.
Chương trình Olympic của Hội đồng Olympic Châu Á giúp sinh viên Malaysia hưởng hợi
Hội đồng Olympic Malaysia là Ủy ban Olympic Quốc gia mới nhất được hưởng lợi từ chương trình Giáo dục và Phát triển Xã hội của Hội đồng Olympic Châu Á.
Phát triển Xã hội Thông qua Chương trình Giáo dục Olympic là một phần của Chương trình Lục địa Đoàn kết Olympic của Hội đồng Olympic Châu Á và nhằm mục đích thúc đẩy bình đẳng giới, trao quyền và sự tham gia của phụ nữ.
Theo đó, Hội đồng Olympic Malaysia đã tổ chức khóa học với tên gọi “Bước đầu tiên đến với Olympic” dành cho 30 nữ giáo viên và huấn luyện viên từ năm trường được chọn ở Kuala Lumpur, Selangor và Negeri Sembilan.
Buổi học lý thuyết ở Khu liên hợp thể thao trong nhà Hội đồng Olympic Malaysia chỉ có các giáo viên và huấn luyện viên tham dự còn buổi học thực hành tại Sân vận động Mini, Hội đồng Thể thao Quốc gia, có sự tham gia của các học viên từ các trường tương ứng.
Phó Chủ tịch Hội đồng Olympic Malaysia kiêm Chủ tịch Ủy ban Phụ nữ và Thể thao Hội đồng Olympic Malaysia Dato' Paduka Mumtaz Jaffar cho biết khóa học sẽ giúp nâng cao kiến thức của các giáo viên và huấn luyện viên ở các khía cạnh khác nhau của thể thao như sức bền, sức mạnh, tốc độ, tính linh hoạt và sự phối hợp.
Chủ tịch Ủy ban Tài chính Hội đồng Olympic Malaysia Dato' Haji Ahmad Feisal Ahmad Tajuddin đã gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Hội đồng Olympic châu Á vì đã tài trợ 10.000 đô la Mỹ để tổ chức chương trình giáo dục này.
Trợ lý Tổng thư ký tịch Hội đồng Olympic Malaysia, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Giáo dục và Đào tạo của tịch Hội đồng Olympic Malaysia Moira Tan Siew See cũng có buổi chia sẻ về Chương trình Giáo dục các Giá trị Olympic với các giáo viên, huấn luyện viên.
Khóa học được thực hiện bởi sáu giảng viên có trình độ của môn điền kinh thế giới nư Mdm. Tong Heng Kit, Mdm. Tamilslve Periasamy, Chin Peng Hon, Jeevanathan M Ponniamoorthy, Tiruvatiran Vedivelu và Freddy Afendi.
VĐV chạy nước rút quốc gia Komalam Shally Selvaretnam tham gia Chương trình với vai trò trình diễn kỹ thuật chạy nước rút cũng như hướng dẫn các học viên các kỹ thuật khởi động, giữ ấm khi bắt đầu.
Năm trạm hoạt động được triển khai trong buổi thực hành là: chạy nước rút & vượt rào, nhảy chéo, ném bóng, nhảy xa và ném xoáy.
VĐV bơi Nurul Huda Abdullah, vận động viên bơi lội huyền thoại của Malaysia trong những năm 80 và là thành viên của Ủy ban Thể thao và Phụ nữ Hội đồng Olympic Malaysia đã được mời tới để chia sẻ kinh nghiệm trong việc thúc đẩy các nhân tài thể thao xuất sắc.
A.T biên dịch