Tổng thư ký George Yerolimpos đã phát biểu tại Diễn đàn Quyền anh Toàn cầu của Hiệp hội Quyền anh Quốc tế ở Abu Dhabi rằng dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc mới, tổ chức sẽ hoàn thành các mục tiêu để ra để môn quyền Anh tiếp tục góp mặt tại Thế vận hội.
![](/Portals/0/EasyGalleryImages/1/28792/0037089_boxing.jpg.jpeg)
Tổng thư ký Hiệp hội quyền Anh Quốc tế George Yerolimpos khẳng định việc cải cách quản trị là để khắc phục những vấn đề tồn tại của tổ chức (Ảnh: insidethegames)
Ông George Yerolimpos cũng rất lạc quan về tương lai của quyền Anh, một trong những môn thể thao quan trọng nhất trong Phong trào Olympic.
George Yerolimpos đã chính thức được bổ nhiệm làm tổng thư ký của Hiệp hội quyền Anh Quốc tế tại Đại hội bất thường ở Armenia vào tháng 9 sau khi tạm thời giữ vai trò này kể từ tháng 7. George Yerolimpos đã kế nhiệm István Kovács như một phần của quá trình tái cấu trúc với 87% phiếu bầu từ Hội đồng quản trị của của Hiệp hội quyền Anh Quốc tế.
Yerolimpos là một trong 50 ứng cử viên đã hứa sẽ giúp thúc đẩy sự thay đổi tại của Hiệp hội quyền Anh Quốc tế.
Bộ trưởng Thể thao Kenya Namwamba muốn "hình sự hóa doping"
Bộ trưởng Thể thao Kenya Ababu Namwamba đã nói rằng nước này cần "hình sự hóa doping" trong điền kinh để kiểm soát và chấm dứt nhiều vụ việc được đưa ra ánh sáng gần đây.
Theo Đơn vị liêm chính trong điền kinh, quốc gia châu Phi này có 55 VĐV bị cấm thi đấu - nhiều thứ ba sau Nga (102) và Ấn Độ (61) - hiện tại và được phân loại là một trong bảy quốc gia "Hạng A" đe dọa tổng thể tính toàn vẹn của thể thao.
Vào tuần cuối cùng của tháng 11, Điền kinh Kenya đã thoát khỏi lệnh cấm kéo dài do Điền kinh Thế giới ban hành sau khi Chính phủ hành động kịp thời, cam kết chi 25 triệu đô la Mỹ để chống doping.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Ababu Namwamba đã nhấn mạnh rằng Kenya cần phải trấn áp doping giống như cách Chính phủ đối phó với ma túy. Đạo luật chống doping năm 2016 của Kenya, theo quan điểm của Bộ trưởng Ababu Namwamba không đủ chế tài để đối phó với vấn nạn này.
Điều tra ban đầu của Bộ trưởng Thể thao cho thấy các vấn đề liên quan đến doping trong điền kinh rất phức tạp, bao gồm cả các đặc vụ, huấn luyện viên và bác sĩ nên sẽ cần nhiều công cụ để có thể xóa bỏ vấn nạn này.
Bộ trưởng Ababu Namwamba cũng tin rằng cần phải hình sự hóa doping và nâng cao việc xử lý các chất doping ngang với ma túy. Giống như cách đối phó với những kẻ buôn bán ma túy, hình phạt tương tự cũng nên được áp dụng với những kẻ tham gia vào hoạt động này.
Trong cuộc họp của Hội đồng Điền kinh Thế giới tại Rome vào tháng 11, Chủ tịch Sebastian Coe nói rằng Kenya đang phải đối mặt với "một hành trình dài" để lấy lại niềm tin của Liên đoàn Quốc tế.
Tuy nhiên, Chủ tịch Sebastian Coe cũng nói với BBC Sport Châu Phi rằng quốc gia này sẽ không bị cấm như Nga. Nga đã bị cấm với tư cách là một quốc gia tham gia các sự kiện Điền kinh Thế giới kể từ năm 2015.
Mặc dù vấn đề doping ở Kenya rất khó khăn nhưng Chủ tịch Sebastian Coe lạc quan rằng từ cấp chính quyền cao nhất như Cơ quan chống doping của Kenya, Điền kinh Kenya hay chính các VĐV có một quyết tâm thực sự để cố gắng giải quyết vấn đề này.
Quốc gia Đông Phi trước đó đã cố gắng hình sự hóa doping với cựu VĐV và Thành viên Quốc hội Wesley Korir đã bị từ chối vào năm 2016.
Đề xuất sửa đổi các quy tắc của Cơ quan chống doping Kenya đã bị từ chối vì không phù hợp với quy tắc hình sự hóa của Cơ quan chống doping thế giới
Nhưng Bộ trưởng Ababu Namwamba hy vọng sẽ đối thoại với Cơ quan chống doping thế giới để đảm bảo đề xuất sau khi sửa đổi sẽ được thông qua.
Cần phải tìm ra nội dung có thể đáp ứng mối quan tâm của Cơ quan chống doping thế giới về phân loại hành vi phạm tội và người phạm tội cũng như hành động phù hợp với từng nhóm người phạm tội.
Bộ trưởng Ababu Namwamba cũng tin rằng sẽ thuyết phục được quốc hội về tính nghiêm túc của vấn đề này. Những gì đang bị đe dọa không chỉ đơn thuần là số phận của một VĐV, mà là thương hiệu quốc gia và toàn bộ nền kinh tế xoay quanh điền kinh và đó là một nền kinh tế khổng lồ.
Nhiều thành viên của quốc hội đại diện cho các khu vực bầu cử có nền kinh tế được thúc đẩy bởi tài chính hoặc tài năng thể thao.
Bộ trưởng Ababu Namwamba gần đây đã giúp đảo ngược lệnh cấm của Liên đoàn bóng đá thế giới đối với cơ quan bóng đá quốc gia và cũng đang hy vọng giải quyết tranh chấp về tiền lương trong môn bóng bầu dục Kenya.
Cơ quan chống doping thế giới thừa nhận rằng các quốc gia đã đưa ra luật hình sự về doping đã thành công trong việc bắt giữ các tội phạm doping và sẽ hỗ trợ các Chính phủ cố gắng trừng phạt những kẻ buôn bán các chất cải thiện thành tích bị cấm.
Chủ tịch Sebastian Coe cho biết việc "hình sự hóa việc buôn bán các chất bị cấm" không phải là vấn đề nhưng việc hình sự hóa các VĐV có thể rất phức tạp.
Kế hoạch trao học bổng của Liên đoàn cử tạ quốc tế cho các VĐV triển vọng của Philippines
Nhà vô địch Olympic Hidilyn Diaz đã lên tiếng ủng hộ kế hoạch trao học bổng cho các VĐV cử tạ triển vọng của Philippines.
Theo đó, 50 VĐV cử tạ sẽ được tài trợ để tham gia thi đấu quốc tế - bắt đầu với các sự kiện vòng loại cho Thế vận hội Olympic mùa hè Paris 2024 - nếu các đề xuất của Ủy ban VĐV Liên đoàn cử tạ quốc tế được Ban điều hành chấp thuận.
Trong một kế hoạch do các VĐV soạn thảo, Liên đoàn cử tạ quốc tế sẽ dành ra 285.000 đô la Mỹ để trao học bổng cho các cá nhân từ các khu vực kém giàu có hơn trên thế giới. Theo đó, mỗi VĐV sẽ được nhận học bổng 5.700 đô la Mỹ.
Nhà vô địch Olympic Hidilyn Diaz khẳng định rằng đây là một ý tưởng rất hay bởi bản thân cô hiểu rõ các VĐV gặp khó khăn về tài chính như thế nào.
Diaz, một anh hùng dân tộc của Philippines sau khi trở thành nhà vô địch Olympic đầu tiên của nước này, vừ mới giành chiến thắng ở hạng 55 kg nữ tại Giải vô địch thế giới ở Bogotá, Colombia.
Cũng theo Hidilyn Diaz, học bổng từ Liên đoàn cử tạ quốc tế thực sự sẽ giúp ích cho một VĐV.
Bản thân Hidilyn Diaz cũng từng nhận sự hỗ trợ từ Mohamed Jalood, một nhân vật cấp cao của Liên đoàn Cử tạ Châu Á và hiện là Chủ tịch Liên đoàn cử tạ quốc tế. Sự hỗ trợ đó có ý nghĩa khuyến khích rất lớn đối với Hidilyn Diazc.
Chủ tịch Mohamed Jalood bày tỏ sự ủng hộ đối với Ủy ban VĐV khi làm việc để hỗ trợ những người kém may.
Chi tiêu và hiệu suất sẽ được theo dõi trong suốt vòng loại để đảm bảo tiền học bổng có thể sẽ được trả trực tiếp cho các VĐV mà không bị lãng phí.
Các VĐV sẽ có thể chi 500 đô la một tháng cho việc huấn luyện, tiếp cận các cơ sở đào tạo tốt, chi phí ăn ở và sinh hoạt, kiểm tra y tế, bảo hiểm và chi phí vận chuyển để thi đấu, bao gồm cả các bài kiểm tra trình độ Olympic.
Hidilyn Diaz là thành viên của Ủy ban VĐV và là ứng cử viên nữ duy nhất từ châu Á
Các VĐV Cử tạ hy vọng sẽ có những cuộc thảo luận nghiêm túc trong tháng tới để được Ban điều hành phê duyệt chương trình Hỗ trợ giúp giảm bớt một số gánh nặng tài chính mà nhiều VĐV gặp phải.
A.T biên dịch