Diễn đàn sẽ diễn ra trong bốn ngày với sự tham gia của các đại biểu từ các Ủy ban Olympic quốc gia ở Tây Á, Trung Á và Nam Á sẽ họp trong hai ngày và các đại biểu từ Đông Nam Á và Đông Á sẽ họp trong hai ngày còn lại của sự kiện.
![](/Portals/0/EasyGalleryImages/1/28661/0036923_Logo.jpg.jpeg)
Hội đồng Olympic châu Á triệu tập 44 Ủy ban Olympic quốc gia từ 5 khu vực của châu Á tới Riyadh để tham dự Diễn đàn khu vực Đoàn kết Olympic (Ảnh: ocasia)
Giải chạy vui nhộn Đại hội thể thao châu Á cũng sẽ được tổ chức trong khuôn khổ của Diễn đàn để quảng bá cho Đại hội thể thao châu Á lần thứ 19 sẽ diễn ra từ ngày 23/9 -8/10/2023.
Diễn đàn được tổ chức tại Holiday Inn Izdihar và sẽ bao gồm các báo cáo chi tiết về tiến độ của chủ nhà của hai sự kiện thể thao đa môn vào năm tới đó là Đại hội thể thao châu Á lần thứ 19 tại Hàng Châu Trung Quốc và Đại hội thể thao trong nhà và võ thuật châu Á lần thứ 6 tại Bangkok và tỉnh Chonburi, Thái Lan, từ 17-26/11/2023.
Các đại biểu dự Diễn đàn cũng sẽ được cập nhật thông tin về kì Thế vận hội Olympic tiếp theo tại Paris 2024. Theo đó, đại diện Ban tổ chức Thế vận hội Olympic mùa hè Paris 2024 sẽ tham dự Diễn đàn theo hình thức trực tuyến. Nhóm Đoàn kết Olympic cũng sẽ tham gia Diễn đàn từ trụ sở của Ủy ban Olympic quốc tế ở Lausanne, Thụy Sĩ để hỗ trợ các Ủy ban Olympic quốc gia của châu Á liên quan tới các vấn đề hậu cần, kỹ thuật và hành chính.
Giám đốc Ban Phát triển VĐV và các Dự án Đặc biệt của Hội đồng Olympic châu Á Tony Tarraf, cho biết diễn đàn khu vực kéo dài bốn ngày là nền tảng hoàn hảo để tập hợp tất cả các Ủy ban Olympic quốc gia đủ điều kiện lại với nhau để thảo luận về các chủ đề quan trọng này.
Phong trào Olympic ở châu Á đang sôi động trở lại và Hội đồng Olympic châu Á có hai trận đấu lớn vào năm tới, cũng như nhiều hoạt động và sự kiện khác. Năm tới cũng sẽ là một năm quan trọng trong quá trình đếm ngược đến Thế vận hội Olympic mùa hè Paris vào năm 2024 và Hội đồng Olympic châu Á sẽ cung cấp cho các Ủy ban Olympic quốc gia thành viên tất cả thông tin cần thiết trong quá trình chuẩn bị cho các VĐV và đoàn thể thao.
Hội đồng Olympic châu Á cảm ơn Ủy ban Olympic và Paralympic Ả Rập Xê Út đã tổ chức diễn đàn rất có ý nghĩa này, cùng với đó là nhóm Đoàn kết Olympic của Ủy ban Olympic quốc tế và các Ủy ban Olympic Quốc gia vì sự nhiệt tình tham gia.
Cơ quan Chống Doping Thế giới phê duyệt thành viên của 04 ủy ban cho năm 2023
Cơ quan Chống Doping Thế giới đã xác nhận danh sách thành viên các ủy ban thường trực, cũng như 06 thành viên của Ủy ban Đánh giá Tuân thủ cho năm 2023.
Danh sách này cũng đã được Ủy ban điều hành Cơ quan Chống Doping Thế giới phê duyệt tại cuộc họp gần đây nhất, phù hợp với những cải cách quản trị cho năm tới.
Từ năm 2023, số ủy ban thường trực của cơ quan này sẽ giảm từ năm xuống còn ba, trong đó số lượng thành viên của Ủy ban Tài chính và Hành chính giảm từ 12 xuống còn sáu thành viên.
Cụ thể, các thành viên của Ủy ban Tài chính và Hành chính gồm: Chủ tịch Ser Miang Ng của Singapore - phó chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế; Jiri Kejval của Cộng hòa Séc; Chủ tịch Hiệp hội Vật thế giới người Serbia Nenad Lalovic; Rebecca Tyler của Úc; Yan Qingping của Trung Quốc và một VĐV đại diện của Hội đồng VĐV Cơ quan Chống Doping Thế giới – thành viên này vẫn chưa được công bố.
Hội đồng VĐV sẽ thay thế Ủy ban VĐV của Cơ quan Chống Doping Thế giới và sẽ được bầu chọn bởi các VĐV đồng nghiệp.
Ủy ban Đánh giá Tuân thủ không còn là ủy ban thường trực mà được coi là ủy ban thường trực đặc biệt, tư cách thành viên vẫn phải được Ủy ban Điều hành chấp thuận. Henry Gourdji đến từ Canada sẽ phụ trách Ủy ban này.
Vered Deshe của Israel; Tom Dielen của Bỉ - tổng thư ký Bắn cung Thế giới; Penny Heyns của Nam Phi; Barbara Leishman người Anh gốc Thụy Sĩ và Michael Petrou đến từ Síp là các thành viên của Ủy ban.
Chủ tịch Cơ quan chống doping thế giới Witold Bańka bày tỏ lời cảm ơn tới các thành viên Ủy ban, những người đã tình nguyện dành thời gian và chuyên môn của mình để giúp Cơ quan chống doping thế giới đạt được sứ mệnh hợp tác trên toàn thế giới vì thể thao không doping. Đóng vai trò cố vấn chính trong việc phát triển chính sách và ưu tiên cho Cơ quan chống doping thế giới, các thành viên Ủy ban này được lựa chọn thông qua một quy trình đề cử và cân nhắc nghiêm ngặt để đảm bảo những thành viên tốt nhất có thể đảm nhận những vai trò quan trọng.
Chủ tịch Witold Bańka cũng vui mừng cho biết gần một nửa số thành viên được bổ nhiệm là phụ nữ; và 26 quốc gia từ cả năm châu lục đều có đại diện trong Ủy ban 2023
Hai cơ quan không có biến động là Ủy ban Giáo dục và Ủy ban Y tế, Y tế và Nghiên cứu.
Kadidiatou Tounkara của Mali và Pháp là Chủ tịch Ủy ban Giáo dục, cùng với các thành viên Sian Clancy của New Zealand, Karri Dawson của Canada, Erik Duiven của Hà Lan, Mark Harrington của Anh, Aditya Kumar của Ấn Độ, Nina Makuc của Slovenia, Leonardo Mataruna của Brazil, Anna Mguni của Zimbabwe, Shin Moon -kyue của Hàn Quốc, Mayumi Yamamoto của Nhật Bản và Thierry Zintz của Bỉ.
Chủ tịch Ủy ban Sức khỏe, Y tế và Nghiên cứu là Lars Engebretsen đến từ Na Uy. 11 thành viên còn lại là Takao Akama của Nhật Bản, Reema Alhosani của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Xavier Bigard của Pháp, Wayne Derman của Nam Phi, Lenka Dienstbach-Wech của Đức, Matthew Fedoruk của Mỹ, Andrew McLachlan của Úc, Yannis Pitsiladis của Anh, Malav Shroff của Ấn Độ, Christian Strasburger của Đức và Milica Vukanisovic-Vesic của Serbia.
Giải vô địch thể thao điện tử thế giới năm 2022 trở lại với Bali
Giải vô địch thể thao điện tử thế giới của Liên đoàn thể thao điện tử quốc tế chuẩn bị được tổ chức tại Bali, với kỷ lục 106 quốc gia tham gia để thi đấu ở sáu tựa game là CS:GO, Dota 2, Tekken 7, eFootball, PUBG Mobile và Mobile Legends: Bang Bang.
Đây sẽ là lần thứ hai Indonesia tổ chức Giải vô địch thế giới sau khi Jakarta chào đón thế giới đến với cuộc thi thể thao điện tử vào năm 2016. Giải dấu diễn ra ở Bali cũng mang ý nghĩa rất lớn khi đất nước vạn đảo đã mang Giải vô địch trở lại châu Á sau nhiều năm liên tiếp được tổ chức ở Eilat, Israel.
Chủ tịch Liên đoàn thể thao điện tử quốc tế Vlad Marinescu đã chào mừng các quốc gia đến với Bali để tham dự Vòng chung kết Giải vô địch thể thao điện tử thế giới năm 2022. Con số 106 quốc gia tham dự nhiều hơn gấp đôi so với phiên bản năm ngoái, đây thực sự là một con số lịch sử. Đây cũng là bằng chứng và phản ánh sự phát triển và tiến bộ của đại gia đình thể thao điện tử thế giới.
eFootball là tựa game phát hành phổ biến nhất tại Giải vô địch với 68 quốc gia tham gia giải đấu. Hơn 600 người tham gia thi đấu ở tựa game dự kiến sẽ là một kỷ lục mới.
Tổng giải thưởng kỷ lục trị giá 500.000 đô la Mỹ.
Công ty Nielsen - nổi tiếng với việc cung cấp xếp hạng truyền hình ở Hoa Kỳ - đã ký một thỏa thuận với Liên đoàn thể thao điện tử quốc tế để xem xét, phân tích và xác minh dữ liệu tại Giải vô địch.
A.T biên dịch