Hoàng tử Faisal bin Al-Hussein, Chủ tịch Ủy ban Olympic Jordan và là Ủy viên Ban điều hành Hội đồng Olympic châu Á nhấn mạnh, thành lập Ủy ban dành cho phụ nữ là điều nên làm, tuy nhiên phải được thực hiện đúng cách.
![](/Portals/0/EasyGalleryImages/1/28443/0035664_oca.jpg.jpeg)
Trưởng đoàn Olympic Jordan, Hoàng tử Faisal, kêu gọi thành lập các Ủy ban dành cho phụ nữ để hướng đến bình đẳng giới (Ảnh: ocasia)
Ủy ban Olympic quốc tế đã khuyến nghị rằng tất cả các Ủy ban Olympic Quốc gia có 30% đại diện là nữ trong ban điều hành của mình. Nếu có một ủy ban phụ nữ, thì Ủy ban Olympic Quốc gia phải đảm bảo có ai một đại diện từ ủy ban phụ nữ nằm trong ban điều hành và tiếng nói của họ phải được lắng nghe. Hiện nay vẫn xảy ra tình trạng ban điều hành không thực hiện các khuyến nghị một cách nghiêm túc.
Hoàng tử Faisal bin Al-Hussein cũng kêu gọi các các Ủy ban Olympic Quốc gia châu Á đào tạo về bảo vệ các VĐV khỏi bị quấy rối và lạm dụng trong thể thao. Năm 2017, Ủy ban Olympic quốc tế đã ra mắt Bộ công cụ bảo vệ an toàn cho VĐV. Hiện, Ủy ban Olympic quốc tế có khóa học Chứng chỉ dành cho cán bộ thể thao quốc tế về vấn đề an toàn và tôi kêu gọi tất cả các Ủy ban Olympic Quốc gia cử nhân lực tham dự.
Khóa học đầu tiên của Ủy ban Olympic quốc tế đã cấp chứng chỉ cho 50 học viên. Có khoảng 90 học viên tham dự khóa học thứ hai. Mục tiêu mà các khóa học hướng tới đó là các Ủy ban Olympic quốc gia đều có cán bộ thể thao quốc tế về vấn đề an toàn để bảo vệ các VĐV một cách toàn diện.
Hội thảo bình đẳng giới của Hội đồng Olympic châu Á nhận được nhiều khuyến nghị để triển khai thực hiện
Buổi hội thảo về bình đẳng giới của Hội đồng Olympic châu Á dã nhận được một danh sách các khuyến nghị để qua đó, các Ủy ban Olympic Quốc gia Châu Á đánh giá và thực hiện.
Sheikha Hayat bint Abdulaziz Al Khalifa, Chủ tịch Ủy ban Bình đẳng giới của Hội đồng Olympic châu Á và là thành viên Ban Điều hành Hội đồng Olympic châu Á cho biết, các khuyến nghị dựa trên phản hồi của các đại biểu từ 42 Ủy ban Olympic Quốc gia. Danh sách được lập nên từ những đóng góp nhận được tại Hội thảo.
Hội thảo đã ghi nhận các ý kiến của chuyên gia là đại diện của Ủy ban Olympic Quốc tế, Liên hợp quốc, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc, Hội Chữ thập đỏ và các tổ chức tư nhân khác tập trung vào ba chủ đề chính gồm: sự đại diện và sự tham gia của phụ nữ; các giải pháp tốt nhất để tăng cường bình đẳng giới và các chiến lược cấp cơ sở.
Chủ tịch Sheikha Hayat bint Abdulaziz Al Khalifa chia sẻ với các đại biểu tham dự Hội thảo rằng” “Tất cả chúng ta cùng chung một con thuyền, tôi tin tưởng rằng một ngày không lâu nữa, tất cả chúng ta sẽ đến đích”.
Hội thảo cũng công bố các khuyến nghị một cách chi tiết như sau:
Khuyến nghị thứ nhất về Sự đại diện và sự tham gia của phụ nữ gồm: Khuyến khích sự tham gia của phụ nữ vào các Thành viên Ban Điều hành và Ban Thường vụ bằng cách rèn giũa các nhà lãnh đạo trẻ bắt đầu từ Giáo dục và Nhận thức; Khuyến khích và giáo dục các VĐV nữ để chuẩn bị cho họ; mang đến cho nữ giới cơ hội tiếp xúc bình đẳng như nam giới; Giới thiệu và duy trì các Chính sách bảo vệ để đảm bảo sự tham gia của phụ nữ và bổ nhiệm một cán bộ bảo vệ để thực thi quá trình thực hiện; Đảm bảo và thực thi các cơ hội phát triển bình đẳng cho nam giới và phụ nữ trong các vị trí điều hành, nhân viên, VĐV, HLV và phát triển trọng tài.
Khuyến nghị thứ hai về Các phương pháp hay nhất để tăng cường bình đẳng giới gồm: tất cả các Ủy ban Olympic quốc gia có chiến lược và kế hoạch hành động song song với các khuyến nghị và mục tiêu của Hội đồng Olympic châu Á và Ủy ban Olympic quốc tế; Tiến hành nghiên cứu, thu thập dữ liệu và chỉ định một liên lạc viên để theo dõi, giám sát và thực hiện các mục tiêu chiến lược; Tầm quan trọng của việc luật pháp ở tất cả các quốc gia ủng hộ các môn thể thao nữ; Các Ủy ban Olympic quốc gia được khuyến khích hưởng lợi từ các ấn phẩm của Ủy ban Olympic quốc tế như bộ công cụ Bảo vệ an toàn của Ủy ban Olympic quốc tế, Hướng dẫn sơ lược về Ủy ban Olympic quốc tế và thể thao an toàn; Các diễn đàn và hội thảo trên web sẽ được tổ chức để trao quyền cho phụ nữ đối phó với thông tin cập nhật từ Hội đồng Olympic châu Á và Ủy ban Olympic quốc tế; Các Ủy ban Olympic quốc gia được hưởng lợi từ các thực tiễn tốt nhất do Ủy ban Olympic quốc tế cung cấp từ kết quả của các cuộc khảo sát quốc tế được tổ chức vào năm 2019 và các cuộc khảo sát cập nhật khác; Các Ủy ban Olympic quốc gia được hưởng lợi từ các chương trình do Ủy ban Olympic quốc tế và Hội đồng Olympic châu Á cung cấp trong việc hỗ trợ trao quyền cho phụ nữ và bình đẳng giới; Tạo mạng lưới và hợp tác với các tổ chức thể thao Quốc tế, Lục địa và Quốc gia; Các Ủy ban Olympic quốc gia xem xét các khuyến nghị của Ủy ban Olympic quốc tế 2021-2025.
Khuyến nghị thứ ba về Chiến lược cấp cơ sở gồm: Hội đồng Olympic châu Á kêu gọi các Ủy ban Olympic quốc gia khuyến khích sự tham gia bình đẳng của phụ nữ và trẻ em gái bắt đầu từ cấp cơ sở (tham gia, địa điểm...); Phân bổ hợp lý các nguồn lực và lợi ích; các Ủy ban Olympic quốc gia giám sát các Hiệp hội thể thao quốc gia thực hiện bình đẳng giới ở tất cả các cấp, đặc biệt là việc tham gia các trận đấu của các giải đấu với các hạng tuổi khác nhau; Các Ủy ban Olympic quốc gia đưa vào chiến lược riêng của họ một lộ trình rõ ràng nhằm vào các mục tiêu cơ sở; Các Ủy ban Olympic quốc gia thiết lập một hệ thống giám sát để đảm bảo các Hiệp hội Thể thao Quốc gia cam kết với các mục tiêu cơ sở.
Chủ tịch Thomas Bach thị sát các địa điểm của Dakar 2026 Senegal
Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế Thomas Bach đã đến thăm Senegal trước thềm Thế vận hội Olympic trẻ Dakar 2026 để thị sát các địa điểm, tham gia các chương trình môi trường, dự khán các buổi huấn luyện.
Chủ tịch Thomas Bach đã trồng một cây xanh mang tính biểu tượng tại địa điểm được đặt làm Làng VĐV của Dakar 2026. Đây cũng là động thái để kỷ niệm giai đoạn đầu tiên của các hoạt động trồng cây cho Rừng Olympic ở vùng Sahel.
Cho đến nay, 70.000 cây giống đã được trồng như một phần trong cam kết của Dakar 2026. Chủ tịch Thomas Bach cũng dự khán các VĐV người Senegal tham gia các buổi tập luyện đấu kiếm, cầu lông, wushu, những môn thể thao góp mặt trong chương trình thể thao Dakar 2026.
Chủ tịch Thomas Bach cũng chia sẻ một số kiến thức về huấn luyện cũng như chia sẻ kinh nghiệm của bản thân về Thế vận hội Olympic. Tham dự Lễ hội Dakar en Jeux là hoạt động cuối cùng trong chương trình làm việc trong chuyến thăm của Chủ tịch Thomas Bach.
Đây là một lễ kỷ niệm được tổ chức hàng năm với các hoạt động thể thao và văn hóa Senegal. Lễ kỉ niệm lần này nhằm khắc họa hình ảnh Dakar với sự sáng tạo đầy màu sắc của các nghệ sĩ địa phương. Hoạt động vẽ chân dung các VĐV Olympic trong đó có Chủ tịch Thomas Bach và Chủ tịch Ủy ban điều phối Ủy ban Olympic quốc tế cho Dakar 2026 Kirsty Coventry của Zimbabwe cũng là một trong những hoạt động nổi bật.
Dakar 2026 ban đầu dự kiến diễn ra vào năm 2022 nhưng Ủy ban Olympic quốc tế và Chính phủ Senegal đã thống nhất công bố quyết định hoãn tổ chức do nhiều vấn đề liên quan đến kinh tế, hoãn Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 2020 và do đại dịch COVID-19.
A.T biên dịch