Chiến thuật hai mũi nhọn để quảng bá văn hóa châu Á tại Đại hội thể thao châu Á Hàng Châu

Một cách tiếp cận hai hướng để quảng bá văn hóa châu Á tại Đại hội thể thao châu Á lần thứ 19 ở Hàng Châu, Trung Quốc vào tháng 9 tới đã được Ủy ban Văn hóa Hội đồng Olympic châu Á đưa ra tại một cuộc họp trực tuyến của tổ chức này.

Bà KhunyingPatama Leeswadtrakul, Chủ tịch Ủy ban Văn hóa Hội đồng Olympic châu Á là người đã vạch ra kế hoạch tiếp cận hai hướng để hỗ trợ Ban Tổ chức trong việc làm nổi bật nền văn hóa và lịch sử phong phú của châu lục tại Đại hội Thể thao Châu Á từ ngày 23/9 -10/8/2023.

Ủy ban Văn hóa Hội đồng Olympic châu Á đưa ra chiến thuật hai mũi nhọn để quảng bá văn hóa châu Á tại Đại hội thể thao châu Á Hàng Châu (Ảnh: ocasia)

Chủ tịch KhunyingPatama Leeswadtrakul cũng bày tỏ mong muốn nhân cơ hội này được chào đón tất cả các đại diện các Ủy ban thành viên. Ủy ban Văn hóa Hội đồng Olympic châu Á tin tưởng có thể hỗ trợ Ban Tổ chức Đại hội Thể thao châu Á Hàng Châu theo 08 cách và đóng góp vào thành công của Đại hội thể thao châu Á lần thứ 19.

Hướng đầu tiên bao gồm nhiều bước để làm nổi bật văn hóa trung tâm của Đại hộinhư: cung cấp nội dung trên các nền tảng truyền thông Hội đồng Olympic châu Á; tạo ra một chiến dịch trong các Ủy ban Olympic Quốc gia châu Á; cung cấp ý tưởng cho Ban Tổ chức Đại hội Thể thao châu Á Hàng Châu về cách kết hợp nghệ thuật, âm nhạc và văn hóa của mỗi quốc gia và tạo ra sự liên kết có hệ thống.

Cách tiếp cận thứ hai để quảng bá văn hóa châu Á là xây dựng khái niệm Một châu Á với mục tiêu tôn vinh sự đa dạng của các sự kiện và các môn thể thao ở châu Á. Với mục tiêu này, Ủy ban Văn hóa đã đề nghị Hội đồng Olympic châu Á thực hiện nghiên cứu và thu thập nội dung về thể thao và sự kiện ở châu Á.

Giám đốc Ủy ban Olympic quốc gia, Ban Tiếp thị và Quan hệ Quốc tế Hội đồng Olympic châu Á, ông Vinod Tiwari cũng cập nhật về hoạt động của Hội đồng Olympic Châu Á từ tháng 1- 11/2022 tới các thành viên dự họp.

Phiên họp của Ủy ban Olympic quốc tế bị hoãn lại tới tháng 9 hoặc 10 năm sau 

Phiên họp tiếp theo của Ủy ban Olympic Quốc tế đã bị hoãn lại vì các vấn đề liên quan đến quản trị trong Hiệp hội Olympic Ấn Độ. Ủy ban Olympic Quốc tế đã quyết định dời phiên họp, dự kiến ​​được tổ chức tại Mumbai, từ tháng 5 sang tháng 9 hoặc tháng 10 năm sau.

Quyết định về việc Hiệp hội Olympic Ấn Độ có thể tổ chức Phiên họp hay không dự kiến ​​sẽ được đưa ra khi Ban điều hành Ủy ban Olympic Quốc tế nhóm họp tiếp theo vào tháng 12 năm nay.

Ban điều hành Ủy ban Olympic Quốc tế đã ban hành "cảnh báo cuối cùng" đối với Hiệp hội Olympic Ấn Độ. Theo đó lệnh"đình chỉ ngay lập tức" đối với Hiệp hội Olympic Ấn Độ có thể sẽ được đưa ra xem xét vào cuộc họp tiếp theo vào tháng 12 nếu các vấn đề quản trị của tổ chức này không được giải quyết vì lợi ích của thể thao và các VĐV và nếu tổ chức này không thể hoạt động thông qua Ủy ban điều hành và tổ chức các phiên họp Đại hội đồng và bầu cử 04 năm một lần.

Các cuộc bầu cử của Hiệp hội Olympic Ấn Độ dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 12/ 2021, nhưng đã bị đình trệ do Hiệp hội Olympic Ấn Độ bị cáo buộc vi phạm quy tắc thể thao quốc gia.

Narinder Batra đã thôi giữ chức Chủ tịch vào tháng 7 và hiện vị trí lãnh đạo của Hiệp hội Olympic Ấn Độ đang bỏ ngỏ. Giám đốc đoàn kết Olympic của Ủy ban Olympic Quốc gia James Macleod cho biết Ủy ban Olympic Quốc gia hiện không công nhận bất kỳ Chủ tịch lâm thời hoặc quyền nào của Ủy ban Olympic Quốc gia của Ấn Độ vì vậy tổng thư ký Rajeev Mehta sẽ là đầu mối liên hệ chính để điều phối các bước tiếp theo.

Một cuộc họp chung với tất cả các bên liên quan đã được lên kế hoạch tại Lausanne vào cuối tháng này để thiết lập lộ trình cho cuộc bầu cử của Hiệp hội Olympic Ấn Độ. Giám đốc James Macleod cho biết sẽ làm việc cụ thể với Hội đồng Olympic châu Á về vấn đề này.

Việc Hiệp hội Olympic Ấn Độ bị đình chỉ có nghĩa là các VĐV sẽ không thể đại diện cho Ấn Độ và thi đấu dưới lá cờ và tên của nước này tại các sự kiện thể thao quốc tế, Ủy ban Olympic quốc gia cũng sẽ mất tư cách theo vai trò được xác định trong Điều lệ Olympic và sẽ không đủ điều kiện để nhận tài trợ từ Phong trào Olympic.

Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới và các VĐV của nước này đã đạt được thành tích tốt nhất từ trước đến nay khi giành được huy chương tại Thế vận hội Olympic mùa hè tại Tokyo 2020. Hiệp hội Olympic Ấn Độ đang thúc đẩy tổ chức Thế vận hội Olympic lần đầu tiên vào năm 2036.

Chủ nhà của Thế vận hội Olympic và Paralympic mùa đông 2030 sẽ được lựa chọn tại Phiên họp tiếp theo của Ủy ban Olympic quốc tế. Một thành phố đã được lựa chọn để tham gia đối thoại mục tiêu tại cuộc họp Ban điều hành vào tháng 12, và việc hoãn Phiên họp cũng sẽ ảnh hưởng tới các mục tiêu đặt ra.

Mumbai đã được trao quyền đăng cai Kỳ họp của Ủy ban Olympic quốc tế năm 2023 vào tháng 2 năm nay.

Hội đồng Olympic châu Á kêu gọi các Ủy ban VĐV đăng ký tài trợ 

Hội đồng Olympic châu Á đang thúc giục các Ủy ban VĐV trên khắp châu lục sử dụng tối đa nguồn tài trợ có sẵn từ cả tổ chức này và Ủy ban Olympic quốc tế.

Tại cuộc họp trực tuyến của Ủy ban VĐV Hội đồng Olympic châu Á, Trưởng phòng Phát triển VĐV và các Dự án Đặc biệt của Hội đồng Olympic châu Á- Tony Tarraf đã cho biết: một số Ủy ban VĐV Ủy ban Olympic Quốc gia thành viên đã tổ chức các sự kiện hoặc đã đăng ký tổ chức các sự kiện theo Quỹ dự án lấy VĐV làm trung tâm của Hội đồng Olympic châu Á.

Tuy nhiên, vẫn có quỹ dành cho nhiều Ủy ban VĐV liên quan tới tài trợ của Hội đồng Olympic châu Á để tổ chức các hoạt động liên quan đến VĐV.

Mọi thứ đang tiến về phía trước khi các Ủy ban VĐV Ủy ban Olympic Quốc gia thành viên được chứng kiến những kết quả từ dự án đầu tiên để tận dụng quỹ do Ủy ban VĐV Mông Cổ triển khai.

Một số Ủy ban VĐV đã thể hiện sự quan tâm đến việc tổ chức một dự án hoặc đã bắt đầu quá trình đăng ký tài trợ như: Nhật Bản, Việt Nam, Hồng Kông Trung Quốc, Singapore, Malaysia và Tajikistan.

Hội đồng Olympic châu Á đã thành lập Quỹ Dự án tập trung vào VĐV thuộc chương trình châu lục về Đoàn kết Olympic, chương trình của Ủy ban Olympic quốc tế.

Có 60.000 đô la Mỹ được phân bổ cho năm 2021 - 2022, với tối đa 3.000 đô la Mỹ cho mỗi Ủy ban Olympic Quốc gia trên cơ sở ai đến trước được xem xét trước.

Ông Tony Tarraf giải thích rằng hai Ủy ban Olympic Quốc gia có thể tổ chức một dự án chung và vẫn có thể đệ trình phân bổ mỗi tổ chức 3.000 đô la Mỹ. Quy trình nộp đơn và xây dựng dự trù kinh phí hiện cũng được xây dựng theo hướng thân thiện với các Ủy ban Olympic Quốc gia để tránh quá nhiều thủ tục giấy tờ.

Theo Chủ tịch Ủy ban Vận động viên OCA Mikako Kotani, Ủy ban Olympic quốc tế cũng cung cấp 10.000 đô la Mỹ cho mỗi Ủy ban Olympic quốc tế để tổ chức các sự kiện của Ủy ban VĐV, nhưng các Ủy ban Olympic quốc gia châu Á đã chậm tiến độ.

Theo báo cáo từ phía Hội đồng Olympic châu Á, có 12 Ủy ban Olympic quốc gia đã nộp đơn xin tài trợ này vào năm 2020; 07 vào năm 2021 và 09 vào năm 2022.

Ủy ban VĐV Hội đồng Olympic châu Á sẽ tập trung vào vấn đề này trong báo cáo tại phiên họp Đại hội đồng Hội đồng Olympic châu Á tại Campuchia vào ngày 4/10 nhằm khuyến khích các Ủy ban Olympic quốc gia nộp đơn xin tài trợ và thúc đẩy vai trò của các VĐV trong phong trào Olympic quốc tế ở cấp địa phương, châu lục và thế giới.

A.T biên dịch