Chủ tịch Ủy ban, Tướng Mowafak Jomaa (người Syria) đã hoan nghênh các thành viên cũng như bày tỏ mong muốn xây dựng kế hoạch mới cho các môn thể thao cho mọi người trên khắp châu lục.
![](/Portals/0/EasyGalleryImages/1/26123/0035363_Cho moi nguoi.jpg.jpeg)
Ủy ban Thể thao cho mọi người thuộc Hội đồng Olympic châu Á xây dựng kế hoạch hành động mới (Ảnh: ocasia)
Chủ tịch Mowafak Jomaa nhấn mạnh, do đại dịch Covid-19, Ủy ban Thể thao cho mọi người đã không thể tổ chức bất kỳ sự kiện nào kể từ cuối năm 2019. Bây giờ là thời điểm để khởi động lại công việc và mục tiêu đặt ra là tăng số lượng các môn thể thao cho mọi người trên khắp châu Á cũng như đệ trình các đề xuất và kế hoạch hành động cho năm 2023 - 2024 lên Hội đồng Olympic châu Á.
Các thành viên đã thảo luận về một số ý tưởng như: kế hoạch tổ chức một lễ hội thể thao truyền thống như kéo co, song song với các sự kiện lớn như Đại hội thể thao châu Á hoặc Đại hội thể thao bãi biển châu Á nhằm nâng cao nhận thức và sự phổ biến của các môn thể thao cho mọi người trong tất cả các quốc gia thành viên của Hội đồng Olympic châu Á. Các thành viên cũng thảo luận về cách thu hút các nhóm tuổi khác nhau tham gia thể thao thông qua các môn thể thao cho mọi người.
Giám đốc Quan hệ Ủy ban Olympic Quốc tế và Quốc gia của Hội đồng Olympic châu Á, Vinod Kumar Tiwari, đã cập nhật thông tin về lịch hoạt động dày đặc của Hội đồng Olympic châu Á khi thế giới thể thao trở lại bình thường.
Các sự kiện này bao gồm Chương trình phát triển Hội đồng Olympic châu Á dành cho 506 huấn luyện viên và trọng tài từ 12 Ủy ban Olympic quốc gia ở Tây Á trong 09 môn thể thao được tổ chức tại Thành phố Kuwait; giai đoạn hai của chương trình phát triển sắp diễn ra tại Tashkent, Uzbekistan từ ngày 3 - 7/11 cho các Hội đồng Olympic châu Á từ Trung Á và Nam Á trong 05 môn thể thao (quyền anh, judo, bơi, cử tạ và vật); Hội thảo trên web của Ủy ban VĐV Hội đồng Olympic châu Á; Hội trại trẻ Phát triển môn Lặn Hội đồng Olympic châu Á tại Kuala Lumpur và Hội thảo về Bình đẳng giới của Hội đồng Olympic châu Á được lên kế hoạch tại Bahrain vào ngày 30 - 31/10.
Giám đốc Vinod Kumar Tiwari cũng cho biết chi tiết về các hoạt động của Hội đồng Olympic châu Á sắp diễn ra tại Phnom Penh, Campuchia vào tháng 10 này, bắt đầu với Giải chạy quốc tế Hàng Châu châu Á lần thứ nhất vào ngày 2/10, cuộc họp của Ban điều hành vào ngày 3/10 và phiên họp Đại hội đồng vào ngày 4/10. Đại hội thể thao châu Á mùa đông 2029 sẽ được tổ chức ở Neom của Ả Rập Xê-út cũng sẽ được xác nhận tại sự kiện này.
Cuộc họp tiếp theo của Ủy ban thể thao cho mọi người Hội đồng Olympic châu Á đã được đề xuất diễn ra bên lề Đại hội thể thao châu Á lần thứ 19 tại Hàng Châu, Trung Quốc từ ngày 23/9 -8/10/2023.
Cơ quan Chống Doping Thế giới mời các ứng viên đăng ký vào vai trò nhân viên của Ủy ban đạo đức độc lập mới
Cơ quan Chống Doping Thế giới đang mời các ứng cử viên nộp đơn cho vị trí nhân viên đạo đức mới sẽ làm việc tại Ban Đạo đức Độc lập mới thành lập để duy trì Bộ Quy tắc Đạo đức mới của Cơ quan Chống Doping Thế giới.
Viên chức, người không phải là nhân viên của Cơ quan, sẽ được yêu cầu quản lý các vụ việc theo Bộ Quy tắc Đạo đức mới và hành động độc lập với Cơ quan Chống Doping Thế giới, tương tự như Ban Đạo đức Độc lập mới.
Nhiệm vụ của các thành viên mới sẽ do Bộ Quy tắc Đạo đức cũng như Ban Đạo đức Độc lập mới quyết định. Ban Đạo đức Độc lập mới cũng có quyền quyết định bổ nhiệm hay sa thải nhân viên.
Phạm vi của hợp đồng tuyển dụng là thời hạn ba năm ban đầu và có thể ba năm tiếp theo nếu nhân viên đó hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Các ứng viên phải nộp thư xin việc trong đó nêu rõ lý do, sơ yếu lý lịch cập nhật thể hiện kinh nghiệm, chuyên môn và xuất trình Mẫu Xác nhận Độc lập đã hoàn chỉnh để xác minh các tiêu chí được đáp ứng.
07 trách nhiệm mà ứng viên trúng tuyển phải đáp ứng được cũng đã được nêu rõ gồm đảm bảo giám sát thích hợp, quản lý ưu tiên và hiệu quả tất cả các hoạt động điều tra.
10 năng lực bắt buộc, ví dụ như tính chính trực, giá trị và tiêu chuẩn cá nhân, cam kết bình đẳng, hòa nhập và đa dạng ở nơi làm việc và 4 năng lực mong muốn khác đó là có kiến thức hoặc kinh nghiệm chống doping và chống tham nhũng ...
Dự kiến, các nhân viên được tuyển dụng sẽ hoàn thành vai trò được giao theo chế độ bán thời gian và báo cáo trực tiếp với chủ tịch Ban Đạo đức Độc lập mới, vị trí hiện do Mette Hartlev đảm nhiệm.
Ủy ban Đề cử của Cơ quan Chống Doping Thế giới sẽ hỗ trợ Ban Đạo đức Độc lập mới trong suốt quá trình tuyển dụng.
Ban Đạo đức Độc lập mới bắt nguồn từ một làn sóng cải cách mà Ban điều hành Cơ quan Chống Doping Thế giới đã thông qua từ năm 2016, bao gồm việc thành lập Ban Đạo đức Độc lập mới và Bộ Quy tắc Đạo đức mới của cơ quan vào tháng 11/2021.
Vào tháng 5, Ban điều hành đã chính thức thông qua số lượng thành viên của Ban Đạo đức Độc lập mới là 9 người, trong đó 7 người là thành viên độc lập với một thành viên đại diện cho các cơ quan công quyền và một đại diện cho Phong trào Olympic. Ban Đạo đức Độc lập mới dự kiến sẽ được hoàn thiện vào tháng sau với trách nhiệm thực hiện Bộ Quy tắc Đạo đức mới.
Thể thao cho người khuyết tật được hưởng lợi từ Tháng kỷ niệm Thế vận hội Paralympic mùa hè 2020
Chính quyền thủ đô Tokyo đã thiết kế tháng 8 và tháng 9 là "Tháng kỷ niệm Tokyo", nhằm tái hiện thời điểm đăng cai Thế vận hội Paralympic Tokyo 2020.
Nhiều sáng kiến thể thao Paralympic khác nhau sẽ được triển khai trong thời gian từ ngày 24/8 -5/9 trùng với thời điểm tổ chức Thế vận hội Paralympic vào năm ngoái.
Một concept movie cũng đã được sản xuất với sự tham gia của các VĐV Paralympic Nhật Bản Mami Tani và Keiichi Kimura. Bộ phim này cho thấy những điểm nổi bật của Thế vận hội Paralympic, cũng như những thay đổi xã hội kể từ Thế vận hội Paralympic như đường ray bảo vệ và khối xúc giác trên đường dành cho người khiếm thị. Bộ phim này đã được chiếu trên các bảng hiệu kỹ thuật số tại các cơ sở của Thủ đô Tokyo và trên kênh YouTube của Chính phủ.
Mami Tani, VĐV đã thi đấu ba môn phối hợp tại Thế vận hội Paralympic Tokyo 2020, cho biết có thể thấy thành phố phát triển thành một "thành phố không rào cản" trong suốt 09 năm kể từ khi quyền đăng cai Thế vận hội được trao cho Nhật Bản. Tokyo giờ đây thực sự thân thiện với tất cả mọi người. Không chỉ cho người khuyết tật, mà cho tất cả mọi người bao gồm cả người già và trẻ nhỏ.
Keiichi Kimura -VĐV giành HCB S11 100 mét bướm nam và HCB S11 100 mét bơi ếch nam, cho biết quan điểm của xã hội cũng đã thay đổi. Người khuyết tật thường xuyên được mọi người hỏi thăm trên đường, 'Mọi thứ ổn chứ? Tôi có thể giúp gì cho bạn không?'", đó là những câu thăm hỏi mà Keiichi Kimura nhấn mạnh.
Thế vận hội Paralympic Tokyo 2020 là sự khởi đầu cho một chương mới. Những VĐV Paralympic sẽ làm việc chăm chỉ hơn để phong trào này được thúc đẩy hơn nữa và qua đó sẽ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ hơn.
A.T biên dịch