Hướng tới bình đẳng giới trong và ngoài thi đấu đã trở thành động lực trong Phong trào Olympic trong những năm gần đây, một phần nhờ vào các sáng kiến tiến bộ của Ủy ban Olympic Quốc tế.
![](/Portals/0/EasyGalleryImages/1/26090/0035318_IOC.png.png)
Bình đẳng giới qua các kỳ Thế vận hội Olympic (Ảnh:ioc)
Số lượng VĐV nữ tranh tài tại Thế vận hội Olympic đã tăng lên đáng kể, từ 34% tại Atlanta 1996 lên kỷ lục mới 48%, tại Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 và cam kết đạt được bình đẳng giới hoàn toàn ở Thế vận hội Olympic Paris 2024.
Ngoài việc trở thành Thế vận hội Olympic mùa hè cân bằng giới tính nhất trong lịch sử, Tokyo 2020 còn chứng kiến việc thực hiện thay đổi quy tắc cho phép một VĐV nam và một vận động viên nữ cùng mang quốc kỳ trong Lễ khai mạc. 91% Ủy ban Olympic quốc gia có người mang cờ là nữ, làm tăng đáng kể khả năng hiện hữu của các VĐV nữ trong sự kiện mang tính biểu tượng này.
Bắc Kinh 2022 cũng là Thế vận hội Olympic mùa đông cân bằng giới tính nhất cho đến nay, với VĐV nữ dự kiến sẽ chiếm 45% tổng số VĐV. Vào tháng 10/2018, Thế vận hội Olympic trẻ Buenos Aires 2018 là sự kiện Olympic hoàn toàn cân bằng giới tính đầu tiên từ trước đến nay.
VĐV nữ tham dự Thế vận hội Olympic là con đường dài dẫn đến bình đẳng. Đó là một chặng đường dài kể từ Thế vận hội Olympic Paris 1900, khi các VĐV nữ đầu tiên tranh tài ở 5 nội dung: quần vợt, đua thuyền, croquet, cưỡi ngựa và Golf. Chỉ có 22 VĐV nữ tham gia, chiếm 2,2% trong tổng số 997 VĐV.
Trong 25 năm qua, Ủy ban Olympic quốc tế đã làm việc với các Ủy ban Olympic quốc gia và Liên đoàn thể thao quốc tế để khuyến khích tăng cường sự tham gia của VĐV nữ tại Thế vận hội Olympic. Những thay đổi chính bao gồm việc mở rộng tính đủ điều kiện tham gia các môn thể thao khác nhau có liên quan; các vị trí hạn ngạch do Ủy ban Olympic quốc tế đặt ra, gia tăng số lượng các nội dung huy chương cho các VĐV nữ. Nhiều nội dung hỗn hợp mới dành cho giới cũng đã được thêm vào để thúc đẩy hơn nữa sự đa dạng và bình đẳng giới.
Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 2020 đã tăng gấp đôi số nội dung hỗn hợp so với Rio 2016 trong khi Thế vận hội Olympic mùa đông Bắc Kinh 2022 cũng đưa vào bốn nội dung hỗn hợp mới trong chương trình.
Các bước quan trọng cũng đã được thực hiện để cân bằng lịch thi đấu. Bắt đầu từ PyeongChang 2018 và tiếp tục tại Tokyo 2020, Bắc Kinh 2022 và hơn thế nữa, các nỗ lực đã được thực hiện để cân bằng giữa số lượng các nội dung huy chương và tổng số giờ thi đấu của các môn thể thao nam và nữ.
Ủy ban Olympic quốc tế không chỉ tìm cách đạt được sự cân bằng về mặt con số mà còn tạo ra các môn thể thao cho VĐV nữ trong Thế vận hội Olympic. Những nỗ lực đều có tác động trực tiếp đến việc thúc đẩy bình đẳng giới và cơ hội được trao cho các VĐV nữ trên khắp thế giới.
Phong trào Olympic tiếp tục ủng hộ cộng đồng thể thao Ukraine
Phong trào Olympic vẫn tiếp tục thực hiện cam kết của Ủy ban Olympic Quốc tế thậm chí tăng cường hỗ trợ các VĐV Ukraine. Cam kết này đã được Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế Thomas Bach đưa ra khi đến thăm Ukraine vào tháng Bảy.
Kể từ khi quân đội Nga xâm lược Ukraine với sự hỗ trợ của Belarus, vào tháng 2, Ủy ban Olympic Quốc tế đã phối hợp hỗ trợ hơn 3.000 VĐV Ukraine (cả trong và ngoài nước) thông qua việc thành lập quỹ đoàn kết và một đội đặc nhiệm do các nhà vô địch Olympic dẫn đầu.
Trong chuyến thăm Kyiv gần đây theo lời mời của Ủy ban Olympic Quốc gia Ukraine, Chủ tịch Thomas Bach thông báo Ủy ban Olympic Quốc tế đã bổ sung thêm 5 triệu đô la Mỹ vào quỹ viện trợ, tăng gấp ba lần quy mô của quỹ, lên 7,5 triệu đô la Mỹ, nhằm hướng tới Thế vận hội Olympic Paris 2024, Thế vận hội mùa đông Olympic Milano Cortina 2026 cũng như các sự kiện thể thao lớn khác.
Động thái này sau đó đã được Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hoan nghênh trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế.
Sergii Bubka, Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc gia của Ukraine và là thành viên Ủy ban Olympic Quốc tế cũng đã phối hợp hỗ trợ Phong trào Olympic thông qua các sáng kiến song phương trong những tháng đầu năm 2022 và tiếp tục kéo dài trong suốt nửa đầu năm nay.
Chủ tịch Sergii Bubka bày tỏ sự vui mừng khi thấy rằng, sau hơn năm tháng, những hành động đoàn kết với cộng đồng thể thao Ukraine không chỉ được duy trì mà còn được củng cố bởi Phong trào Olympic. Kết quả này khiến các VĐV Ukraine cảm thấy họ không đơn độc trong thời điểm khủng hoảng, để yên tâm chuẩn bị cho vòng loại của Thế vận hội Olympic Paris 2024, Milano Cortina 2026.
Ủy ban Olympic quốc tế cũng công bố những kết quả cụ thể của quá trình hỗ trợ thể thao Ukraine bao gồm: Giải vô địch điền kinh thế giới. Quỹ đoàn kết Ủy ban Olympic quốc tế và Quỹ Ukraine do Điền kinh Thế giới phát động đã giúp Liên đoàn Điền kinh Ukraine chi trả một phần đáng kể chi phí cho các đượt huấn luyện và thi đấu trên khắp châu Âu cho các VĐV chuẩn bị cho Giải vô địch điền kinh thế giới Oregon 2022 và giải vô địch U20 điền kinh thế giới Cali 2022.
Ủy ban Olympic quốc tế và Điền kinh châu Âu cũng hỗ trợ các đợt tập huấn ở châu Âu, trong khi Ủy ban Olympic & Paralympic Hoa Kỳ đã hỗ trợ thêm cho hơn 35 VĐV và huấn luyện viên tham dự đợt tập huấn kéo dài hai tuần ở Chula Vista, California, trước khi tham dự giải Vô địch Thế giới.
Dưới sự chủ trì của Seung Min Ryu, Thành viên Ủy ban Olympic quốc tế tại Hàn Quốc, Tổ chức Di sản PyeongChang 2018 đã đề nghị hỗ trợ các chương trình đào tạo cho 20 VĐV thể thao mùa đông ưu tú từ Ukraine bằng cách tạo điều kiện sử dụng các cơ sở Olympic ở PyeongChang và Gangneung và trang trải chi phí lưu trú của họ. Quỹ cũng đã tạo điều kiện cho các VĐV Ukraine đang thi đấu ở châu Âu hoặc Bắc Mỹ cơ hội tiếp cận với các huấn luyện viên và nhân viên của đội tuyển quốc gia Hàn Quốc. Ủy ban Olympic quốc gia của Ukraine cũng thảo luận với các Liên đoàn thể thao mùa đông quốc gia của mình về cách tận dụng tốt nhất những cơ hội này.
Hơn 60 thành viên của đội Ukraine đã được Ủy ban Olympic quốc gia Slovakia đón tiếp tại trung tâm đào tạo ở Šamorín để hoàn thiện công tác chuẩn bị cho Liên hoan Olympic trẻ châu Âu mùa hè ở Banská Bystrica, Slovakia. Ukraine đã đại ham gia thi đấu sáu trong số 10 môn thể thao trong chương trình Liên hoan Olympic trẻ châu Âu mùa hè.
Tại sự kiện này, các VĐV Ukraine và Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc gia Bubka đã gặp gỡ lãnh đạo của Ủy ban Olympic quốc gia Slovakia để cảm ơn sự chào đón và ủng hộ nồng nhiệt. Chi phí tham dự của đội Ukraine được chi trả bởi quỹ đoàn kết với sự đóng góp của các Ủy ban Olympic châu Âu.
Đại hội thể thao thế giới 2022, được tổ chức tại Birmingham, Hoa Kỳ cũng đã đóng góp 54.000 đô la Mỹ vào quỹ đoàn kết Ủy ban Olympic quốc tế từ cam kết quyên góp 1 đô la Mỹ từ mỗi vé và vật phẩm của Trò chơi được bán kể từ ngày 1/4 để giúp Cộng đồng thể thao Ukraine.
Gần 50 VĐV, huấn luyện viên và thành viên gia đình từ Ukraine đã đến Utah từ tháng 5 để tham gia các đợt tập huấn và thi đấu môn trượt tuyết tự do nhờ sự hỗ trợ của Ủy ban Olympic và Paralympic quốc gia Utah, Quỹ di sản Olympic quốc gia của Utah. Utah Olympic Oval và Weber County Ice Sheet là nơi tổ chức đào tạo môn Billiard. Đại học Utah phụ trách địa điểm lưu trú cho nhóm VĐV Ukraine. Công viên Olympic Utah, Trung tâm Trượt tuyết và Ván trượt USANA ở Thành phố Park cũng tham gia tạo điều kiện cho đợt tập huấn kéo dài nêu trên.
A.T biên dịch