Các quốc gia Đông Nam Á cần nỗ lực hơn nữa tại đấu trường Olympic

Khi giải đấu lớn nhất hành tinh (Olympic Bắc Kinh) sắp tới hồi kết thúc, đã có hơn 524 huy chương được trao nhưng chỉ có 9 huy chương được trao cho hơn 10 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. Như vậy, tính tới thời điểm này, số huy chương giành được thậm chí còn ít hơn 3 chiếc so với Athens năm 2004.


 
Khi giải đấu lớn nhất hành tinh (Olympic Bắc Kinh) sắp tới hồi kết thúc, đã có hơn 524 huy chương được trao nhưng chỉ có 9 huy chương được trao cho hơn 10 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. Như vậy, tính tới thời điểm này, số huy chương giành được thậm chí còn ít hơn 3 chiếc so với Athens năm 2004.

Trong số 9 huy chương giành được, Indonesia chiếm phần nhiều với 5 huy chương: 1 HCV (Cầu lông nội dung đôi nam do công của Markis Kido và Hendra Setiawan), 1 HCB (Cầu lông nội dung đôi nam nữ do công của Nova Widianto và Lilyana Natsir), 3 HCĐ (Cầu lông đơn nữ của VĐV Maria Kristin Yulianti và Cử tạ Eko Yuli Irawan và Triyatno).

Với Thái Lan, nữ lực sỹ Cử tạ Jaroenrattanatarakoon đã xuất sắc giành HCV về cho Thái Lan ở hạng 53kg. Và như vậy, tính tới thời điểm này mới chỉ có 2 quốc gia giành được HCV, ít hơn1 chiếc so với số lượng HCV giành được tại Athens 2004.

Việt Nam, Singapore và Malaysia mới chỉ giành về cho mình được duy nhất 1 HCB trong đó Việt Nam là chiếc huy chương của lực sỹ Cử tạ Hoàng Anh Tuấn nội dung 56kg nam. Malaysia là chiếc HCB của Lee Chong Wei ở nội dung đơn nam môn Cầu lông và Feng Tianwei, Li Jia Wei, Wang Yue Gu, Sun Bei Bei giành HCB đồng đội Bóng bàn nữ cho Singapore.

Số lượng huy chương cũng như sắc "vàng" mà các quốc gia Đông Nam Á có được tại Olympic Bắc Kinh lần này cũng phần nào cho thấy các quốc gia khu vực Đông Nam Á cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Đặc biệt khi các VĐV Đông Nam Á đã có được sự khởi động làm đà cho Olympic Bắc Kinh thông qua Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 24 tại Nakhon Ratchaisima.

Quốc gia chủ nhà của SEA Games 24 cũng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về đẳng cấp của các VĐV khu vực Đông Nam Á rằng khoảng cách của họ còn quá xa so với bạn bè toàn cầu.

Những gì mà các VĐV Đông Nam Á thể hiện tại đấu trường Olympic chưa thực sự tốt như khả năng của họ vốn có cũng như chưa thực sự thoả mãn được NHM thể thao khu vực này. Và từ đây, có một câu hỏi được đặt ra là độ phát triển ổn định của thể thao Đông Nam Á đang ở mức nào? Và liệu chăng cần có những giải pháp thiết thực để câu hỏi này được trả lời một cách chắc chắn tại Olympic 2012.

 

A.T (theo jakartapost.com)


 

Ảnh trong bài
  • Các quốc gia Đông Nam Á cần nỗ lực hơn nữa tại đấu trường Olympic