Động thái này cũng nhằm chứng tỏ mục tiêu mà Ban tổ chức nước chủ nhà hướng tới đó là “Một sự kiện lớn mang đến một thành phố tốt đẹp hơn”.
Đường Jianguo (đường Qingchun - đường North Huancheng) sẽ hoàn thành các hạng mục thi công vào cuối tháng này. 22 tuyến đường cao tốc với tổng chiều dài 408km và 97 đường ray tàu điện ngầm có tổng chiều dài 124km sẽ hoàn thành các hạng mục cải tạo vào cuối tháng 5 để đảm bảo thành công của Đại hội thể thao châu Á Hàng Châu 2022.
Cricket góp mặt tại Đại hội thể thao châu Á 2022 sau 8 năm
Cricket sẽ là một trong 40 môn thể thao được thi đấu tại Đại hội thể thao châu Á 2022 sẽ được tổ chức tại Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc từ ngày 10 - 25 /9/2022.
Môn thể thao này đã trở lại danh sách thi đấu của Đại hội Thể thao Châu Á sau 8 năm, cùng với thể thao điện tử và nhảy cầu lần đầu tiên ra mắt tại Đại hội thể thao châu Á 2022 với tư cách là môn thể thao giành huy chương đầy đủ sau khi được Hội đồng Olympic châu Á phê duyệt trong năm nay.
Địa điểm tổ chức thi đấu bóng ném của Đại hội thể thao châu Á đã sẵn sàng
Trung tâm Thể thao Đại học Công Thông Chiết Giang, nơi sẽ tổ chức các môn bóng ném của Đại hội Thể thao Châu Á 2022, đã sẵn sàng để tổ chức giải bóng ném đầu tiên vào tháng 4. Địa điểm có diện tích 65.545m2 và sân thi đấu có sàn Connor Sports đáp ứng các tiêu chuẩn của Đại hội cũng như Liên đoàn Bóng ném quốc tế.
Hệ thống thang máy, nhà vệ sinh và chỗ ngồi cho người khuyết tật cùng với một khu vực phát sóng tạm thời rộng 1.500m2 cho truyền thông đều được thiết lập tại địa điểm có sức chứa ít nhất 4.133 khán giả.
Trung tâm Thể thao Đại học Công Thông Chiết Giang được truyền thông địa phương đánh giá là một trong những "địa điểm tiết kiệm nhất". Địa điểm này sẽ được hoạt động như một cơ sở thể thao của Đại học Chiết Giang Gongshang sau khi Đại hội kết thúc.
Tác động của COVID-19 đối với thể thao, hoạt động thể chất, hạnh phúc và đối với sự phát triển xã hội
TDTT góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế và xã hội. Vai trò của lĩnh vực này đã được các Chính phủ công nhận. Chương trình Nghị sự Olympic 2030 cũng phản ánh về những đóng góp của thể thao đối với việc trao quyền cho phụ nữ và thanh niên, cá nhân và cộng đồng cũng như sức khỏe, giáo dục và hòa nhập xã hội.
Kể từ khi bùng phát, đại dịch COVID-19 đã lan rộng ra hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các biện pháp tạo khoảng cách xã hội và vật chất, đóng cửa các doanh nghiệp, trường học và đời sống xã hội nói chung, đã trở nên phổ biến để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Các biện pháp này cũng đã làm gián đoạn nhiều khía cạnh thường xuyên của cuộc sống, bao gồm cả hoạt động TDTT.
Thách thức mà COVID-19 đã đặt ra thách chức đối với cả thế giới thể thao cũng như đối với hoạt động thể chất và hạnh phúc, bao gồm cả đối với các nhóm yếu thế hoặc dễ bị tổn thương.
Nghiên cứu về tác động của đại dịch Covid 19 góp phần cung cấp thêm các khuyến nghị cho Chính phủ và các bên liên quan khác cũng như cho hệ thống Liên hợp quốc để hỗ trợ việc mở cửa an toàn trở lại các sự kiện thể thao, hỗ trợ hoạt động thể chất trong thời kỳ đại dịch và hơn thế nữa.
Để bảo vệ sức khỏe của các VĐV và những người khác có liên quan, hầu hết các sự kiện thể thao lớn ở cấp quốc tế, khu vực và quốc gia đã bị hủy bỏ hoặc hoãn lại, từ các cuộc thi marathon đến các giải bóng đá, giải vô địch điền kinh đến các trận đấu bóng rổ, bóng ném, khúc côn cầu trên băng, bóng bầu dục, cricket, chèo thuyền, trượt tuyết, cử tạ đến vật và hơn thế nữa. Thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo 2020 cũng là sự kiện lần đầu tiên trong lịch sử bị hoãn lại.
Đối mặt với COVID-19, nhiều triệu việc làm đang gặp rủi ro trên toàn cầu, không chỉ đối với các chuyên gia thể thao mà còn các ngành dịch vụ thể thao và bán lẻ có liên quan. Việc đi lại, du lịch, cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, phục vụ ăn uống và phát sóng phương tiện truyền thông cũng bị ảnh hưởng. Các VĐV chuyên nghiệp cũng phải chịu áp lực về việc sắp xếp lại lịch tập, vừa cố gắng giữ sức ở nhà, vừa đối mặt với nguy cơ mất các nhà tài trợ chuyên nghiệp như thỏa thuận ban đầu.
Ngoài những ảnh hưởng về kinh tế, việc hủy bỏ các trận đấu còn ảnh hưởng đến nhiều lợi ích xã hội của các sự kiện thể thao toàn cầu và khu vực. Các sự kiện thể thao toàn cầu có thể củng cố sự gắn kết xã hội, góp phần vào sự khuyến khích tình cảm của người hâm mộ với các VĐV dẫn đến hoạt động thể chất của cá nhân nhiều hơn. Từ lâu, thể thao đã được coi là một công cụ quý giá để thúc đẩy giao tiếp và xây dựng cầu nối giữa cộng đồng và các thế hệ. Thông qua thể thao, các nhóm xã hội khác nhau có thể đóng vai trò trung tâm hơn đối với sự biến đổi và phát triển xã hội, đặc biệt là trong các xã hội bị chia rẽ. Trong bối cảnh này, thể thao được sử dụng như một công cụ để tạo ra các cơ hội học tập và tiếp cận các nhóm dân cư có nguy cơ.
Việc đóng cửa các cơ sở giáo dục trên khắp thế giới do COVID-19 cũng đã ảnh hưởng đến lĩnh vực giáo dục thể thao, bao gồm các bộ và chính quyền địa phương, các cơ sở giáo dục công và tư, các tổ chức thể thao và VĐV, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp, giáo viên, học giả và huấn luyện viên, phụ huynh và trước hết là những người trẻ. Mặc dù cộng đồng này đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng hiện tại, nhưng lại là nhân tố chính đóng góp vào các giải pháp ngăn chặn và vượt qua đại dịch, cũng như thúc đẩy quyền và giá trị trong thời kỳ giãn cách xã hội.
Sự bùng phát toàn cầu của COVID-19 đã dẫn đến việc đóng cửa các phòng tập thể dục, sân vận động, hồ bơi, phòng tập khiêu vũ và thể dục, trung tâm vật lý trị liệu, công viên và sân chơi. Do đó, nhiều cá nhân không thể tham gia tích cực vào các hoạt động thể thao hoặc thể chất thường xuyên bên ngoài. Trong điều kiện đó, nhiều người có xu hướng ít hoạt động thể chất hơn, thời gian sử dụng thiết bị lâu hơn, giấc ngủ không đều và chế độ ăn uống không khoa học dẫn đến tăng cân và giảm thể lực. Các gia đình có thu nhập thấp có xu hướng ở dưới tiêu chuẩn và không gian chật hẹp gây khó khăn cho việc tập thể dục.
Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị 150 phút tập thể dục cường độ trung bình hoặc 75 phút thể dục cường độ cao mỗi tuần. Lợi ích của việc tập thể dục định kỳ như vậy đã được chứng minh là rất hữu ích, đặc biệt là trong thời điểm lo lắng, khủng hoảng và sợ hãi. Do đó, có những lo ngại rằng, trong bối cảnh của đại dịch, việc không được tiếp cận với các thói quen thể thao hoặc tập thể dục thường xuyên có thể dẫn đến những thách thức đối với hệ thống miễn dịch, sức khỏe thể chất, bao gồm cả việc dẫn đến khởi phát hoặc làm trầm trọng thêm các bệnh hiện có có nguồn gốc từ lối sống ít vận động.
Ít tập thể dục và hoạt động thể chất cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, có thể gây căng thẳng hoặc lo lắng mà nhiều người sẽ trải qua khi bị cô lập khỏi cuộc sống xã hội bình thường. Gia đình hoặc bạn bè có thể bị mất do vi-rút và tác động của vi-rút đối với đời sống kinh tế và khả năng tiếp cận dinh dưỡng của một người sẽ làm trầm trọng thêm những ảnh hưởng này.
Lần cuối cùng môn cricket góp mặt tại Đại hội thể thao châu Á là vào năm 2014.
A.T biên dịch