Khi thế giới bắt đầu phục hồi từ COVID-19, sẽ có những vấn đề quan trọng cần được giải quyết để đảm bảo an toàn cho các sự kiện thể thao ở mọi cấp độ và phúc lợi của các tổ chức thể thao. Trong ngắn hạn là điều chỉnh các sự kiện để đảm bảo an toàn cho các VĐV, người hâm mộ và các nhà cung cấp. Về trung hạn, trước sự suy thoái kinh tế toàn cầu được dự báo trước, cũng có thể cần phải có các biện pháp hỗ trợ việc tham gia vào các tổ chức thể thao, đặc biệt là đối với thể thao thanh thiếu niên.
![](/Portals/0/EasyGalleryImages/1/24132/0027002_UN.jpg.jpeg)
Tác động của COVID-19 đến thể thao, hoạt động thể chất và phát triển xã hội (Ảnh: un.org)
Các khuyến nghị được nghiên cứu và công bố sau đây nhằm hỗ trợ việc mở lại an toàn các sự kiện và giải đấu thể thao sau đại dịch, cũng như tối đa hóa lợi ích mà hoạt động TDTT có thể mang lại.
Các tổ chức thể thao lớn đã thể hiện sự đoàn kết với những nỗ lực nhằm giảm sự lây lan của vi rút. Ví dụ như Liên đoàn bóng đá thế giới đã hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới và phát động chiến dịch 'Truyền đi thông điệp để loại bỏ corona vi rút' với sự tham gia của các cầu thủ bóng đá nổi tiếng bằng 13 thứ tiếng, kêu gọi mọi người làm theo năm bước chính để ngăn chặn lây lan của dịch bệnh tập trung vào rửa tay, giữ khoảng cách, ở nhà nếu cảm thấy không khỏe. Các tổ chức thể thao quốc tế vì sự phát triển và hòa bình đã hợp tác để hỗ trợ lẫn nhau trong tình đoàn kết trong thời gian khó khăn này, chẳng hạn như thông qua các cuộc thảo luận cộng đồng trực tuyến định kỳ để chia sẻ những thách thức và kinh nghiệm. Những người tham gia các cuộc đối thoại trực tuyến như vậy cũng đã tìm cách đưa ra các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề xã hội lớn hơn, chẳng hạn xác định cách thức có thể giải quyết các vấn đề mà những người dễ bị tổn thương, những người thường tham gia vào các chương trình thể thao trong các cộng đồng thu nhập thấp phải đối mặt.
Chính phủ và các tổ chức liên chính phủ có thể cung cấp cho các liên đoàn, câu lạc bộ và tổ chức thể thao trên toàn thế giới hướng dẫn liên quan đến an toàn, sức khỏe, các tiêu chuẩn và giao thức quốc tế khác để áp dụng cho các sự kiện thể thao trong tương lai và các điều kiện làm việc an toàn liên quan. Điều này sẽ cho phép tất cả các bên liên quan phối hợp như một đội với mục tiêu giải quyết những thách thức hiện tại và tạo điều kiện cho các sự kiện thể thao trong tương lai diễn ra an toàn và thú vị cho tất cả mọi người.
Các chính phủ nên hợp tác với các dịch vụ y tế và chăm sóc, trường học và các tổ chức xã hội dân sự đại diện cho các nhóm xã hội khác nhau để hỗ trợ hoạt động thể chất tại nhà. Tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên trực tuyến để tạo điều kiện cho các hoạt động thể thao nếu có sẵn phải là mục tiêu chính. Tuy nhiên, các giải pháp công nghệ thấp và không có công nghệ cũng phải được tìm kiếm cho những người hiện đang thiếu khả năng truy cập internet. Nên tạo một thói quen hàng ngày linh hoạt nhưng nhất quán, bao gồm tập thể dục hàng ngày để giảm căng thẳng và bồn chồn.
Hệ sinh thái thể thao bao gồm các nhà sản xuất, đài truyền hình, người hâm mộ, doanh nghiệp, chủ sở hữu và người chơi cần phải tìm ra các giải pháp mới và sáng tạo để giảm thiểu tác động tiêu cực của COVID19 đối với thế giới thể thao. Điều này bao gồm việc tìm cách tương tác với người hâm mộ để đảm bảo các sự kiện thể thao an toàn trong tương lai đồng thời duy trì lực lượng lao động, tạo ra các mô hình hoạt động và chiến lược địa điểm mới.
Hệ thống Liên hợp quốc, thông qua các cơ chế và công cụ chính sách thể thao như Ủy ban Liên chính phủ về Thể dục và Thể thao cũng như thông qua nghiên cứu và hướng dẫn chính sách của mình sẽ hỗ trợ Chính phủ và các bên liên quan khác để đảm bảo phục hồi và định hướng lại ngành nghề thể thao một cách hiệu quả và đồng thời, tăng cường sử dụng các môn thể thao để đạt được mục tiêu phát triển bền vững và hòa bình. Nghiên cứu khoa học và giáo dục đại học cũng sẽ là những trụ cột không thể thiếu để cung cấp thông tin và định hướng các chính sách trong tương lai.
Chính phủ, các tổ chức của Liên hợp quốc và các bên liên quan chính khác cần đảm bảo cung cấp các dịch vụ phát triển năng lực và hợp tác kỹ thuật để hỗ trợ xây dựng và thực hiện các chính sách và phương pháp tiếp cận quốc gia nhằm sử dụng tốt nhất thể thao để nâng cao sức khỏe và hạnh phúc, đặc biệt là trong độ tuổi COVID -19..
Các chính phủ, Liên hợp quốc và cộng đồng thể thao, bao gồm cả cộng đồng giáo dục thể thao, nên phổ biến các hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới về các biện pháp cá nhân và tập thể để chống lại đại dịch. Các biện pháp phải được thực hiện để tiếp cận các cộng đồng hạn chế truy cập Internet và mạng xã hội và có thể đạt được điều đó thông qua việc phân cấp tháp giáo dục thể thao từ cấp quốc gia, cấp bộ xuống cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, từ thanh tra giáo dục thể chất quốc gia trở xuống giáo viên, từ liên đoàn thể thao quốc gia đến các câu lạc bộ. Các VĐV, trong khi bị ảnh hưởng sâu sắc bởi đại dịch vẫn là những người có ảnh hưởng chính để đảm bảo rằng khán giả hiểu được rủi ro và tôn trọng sự hướng dẫn.
Giáo dục thể thao là một phương tiện hữu hiệu để tăng cường thể chất, tinh thần, cũng như thái độ và hành vi xã hội khi dân số bị hạn chế. Các công cụ và giáo dục thể thao dựa trên quyền và giá trị quốc tế, chẳng hạn như Hiến chương Quốc tế về Giáo dục Thể chất, Hoạt động Thể chất và Thể thao, gói Chính sách Giáo dục Thể chất Chất lượng và Bộ công cụ Giáo dục Giá trị thông qua Thể thao vẫn là những tài liệu tham khảo có liên quan giá trị cao để đảm bảo rằng nhiều hoạt động thể chất trực tuyến đang được triển khai tuân thủ các tiêu chuẩn bình đẳng giới, không phân biệt đối xử, an toàn và chất lượng.
Cộng đồng toàn cầu đã thích nghi nhanh chóng bằng cách tạo ra nội dung trực tuyến phù hợp với những người khác nhau; từ các hướng dẫn miễn phí trên mạng xã hội, đến các lớp học kéo giãn, thiền, yoga và khiêu vũ mà cả gia đình đều có thể tham gia. Các cơ sở giáo dục đang cung cấp các nguồn học trực tuyến để học sinh có thể tự học ở nhà.
Ngoài ra, đặc biệt đối với những người có quyền truy cập Internet, có rất nhiều tài nguyên miễn phí về cách duy trì hoạt động thể chất trong thời gian đại dịch. Ví dụ, các trò chơi thể chất có thể hấp dẫn mọi người ở mọi lứa tuổi và được sử dụng trong không gian nhỏ. Một khía cạnh quan trọng khác của việc duy trì thể chất là rèn luyện sức mạnh không đòi hỏi không gian rộng nhưng giúp duy trì sức mạnh cơ bắp, điều này đặc biệt quan trọng đối với người lớn tuổi hoặc những người bị khuyết tật về thể chất.
Tuy nhiên, khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên này là không phổ biến vì không phải tất cả mọi người đều có thể tiếp cận với các công nghệ kỹ thuật số. Đối với các cá nhân ở các cộng đồng nghèo hơn và ở nhiều nước đang phát triển, việc truy cập Internet băng thông rộng thường có vấn đề hoặc không thể. Do đó, các chương trình phát thanh và truyền hình cũng như phân phối tài liệu in khuyến khích hoạt động thể chất là rất quan trọng trong việc thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số đối với nhiều hộ gia đình sống trong điều kiện bấp bênh. Đối với nhiều người, vẫn có thể tập thể dục tại nhà mà không cần bất kỳ thiết bị nào và không gian hạn chế. Đối với những người có cuộc sống ở nhà có thể phải ngồi trong thời gian dài, có thể có các lựa chọn để vận động nhiều hơn trong ngày, chẳng hạn như vươn vai, làm việc nhà, leo cầu thang hoặc nhảy theo nhạc.
Nhiều phòng tập thể dục giảm giá đăng ký cho các ứng dụng và các lớp video và âm thanh trực tuyến có độ dài khác nhau thay đổi hàng ngày. Có vô số các bài tập thể dục trực tiếp có sẵn trên các nền tảng truyền thông xã hội. Nhiều bài tập trong số này không yêu cầu thiết bị đặc biệt.
Hiện tại, một số tổ chức và trường học đã bắt đầu sử dụng huấn luyện trực tuyến như một phương pháp để các giải đấu được tổ chức, huấn luyện viên và thanh niên tiếp tục tham gia các hoạt động thể thao trong khi vẫn ở trong nhà.
A.T biên dịch