Giám đốc điều hành mới của Liên đoàn Đại hội thể thao Khối thịnh vượng chung tham gia đoàn kiểm tra Birmingham 2022

Tân Giám đốc điều hành của Liên đoàn Đại hội thể thao khối thịnh vượng chung Katie Sadleir dự định sẽ có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Birmingham.

Katie Sadleir được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành của Liên đoàn Đại hội thể thao khối thịnh vượng chung vào tháng 8, thay thế David Grevemberg trước khi chính thức bắt đầu vai trò mới vào đầu tháng này.

Vị Tân Giám đốc điều hành người New Zealand sẽ cũng với phái đoàn tới Birmingham để giám sát các hạng mục liên quan tới Đại hội thể thao khối thịnh vượng chung vào năm tới, để đảm bảo tiến độ chuẩn bị luôn đảm bảo và được phân phối đúng ngân sách của Birmingham 2022.

Trong số các địa điểm kiểm tra có Sân vận động Alexander và Trung tâm Tin học Sandwell đang được xây dựng. Đây sẽ là lần đánh giá thứ bảy của Ủy ban điều phối Birmingham 2022 và là chuyến thăm cuối cùng đến West Midlands trước khi Đại hội sẽ khai mạc vào ngày 28/7 và diễn ra cho đến ngày 8/ 8 năm sau.

Các thành viên khác của đoàn kiểm tra gồm Andrew Ryan, giám đốc điều hành của Hiệp hội các Liên đoàn quốc tế Thế vận hội mùa hè, phụ trách điều hành của Liên đoàn thể thao khối thịnh vượng chung Darren Hall, nguyên giám đốc quản trị tại Hội đồng Thành phố Glasgow Carole Forrest và người phụ trách các hoạt động của Đại hội thể thao khối thịnh vượng chung Elinor Middlemiss.

Chủ tịch Liên đoàn thể thao khối thịnh vượng chung Dame Louise Martin bày tỏ sự vui mừng được trở lại Birmingham và West Midlands để trực tiếp xem xét tiến độ của Ban Tổ chức và các đối tác ở thời điểm chỉ còn 08 tháng đến khai mạc Đại hội thể thao thịnh vượng chung 2022 - sự kiện thể thao lớn nhất được tổ chức ở Vương quốc Anh trong một thập kỷ qua. Đây cũng là giai đoạn chuẩn bị quan trọng nhất cho sự kiện thể thao đa môn thể thao và các nỗ lực cần phải tiếp tục được đẩy nhanh tiến độ.

Chuyến thăm cuối cùng của Ủy ban điều phối đã được tổ chức vào tháng Sáu và nhận được những đánh giá tích cực về kết quả đã đạt được trên tất cả các lĩnh vực kể từ đợt kiểm tra trước đó vào tháng Mười Hai. Birmingham 2022 đã có những bước phát triển vượt bậc và vượt qua những thách thức lớn mà phải đối mặt cho đến nay.

Ban tổ chức Birmingham 2022 cần đảm bảo tiến độ tương tự để mang đến trải nghiệm tốt nhất có thể cho các VĐV, nhân viên và người hâm mộ.

Bạo lực tâm lý đối với trẻ em là loại lạm dụng phổ biến nhất trong thể thao 

Gần 3/4 trường hợp bạo hành trẻ em trong thể thao đến từ tâm lý, trong đó trẻ em nam bị lạm dụng trong quá khứ nhiều hơn trẻ em nữ. Kết quả nghiên cứu trực tuyến có tên "Lạm dụng trẻ em trong thể thao: Thống kê châu Âu", đã được trình bày tại một hội nghị chuyên đề quốc tế được tổ chức tại trụ sở của Điền kinh Thế giới ở Monte Carlo.

Tổng cộng 65% người được hỏi trong độ tuổi từ 18 đến 30 cho biết họ từng bị bạo lực tâm lý khi còn nhỏ. Các hành vi hạ nhục và đe dọa hoặc cô lập nằm trong số các hành vi được phát hiện là gây tổn hại đến sức khỏe tâm lý hoặc sự phát triển tinh thần hoặc xã hội của một người trẻ tuổi.

Trải nghiệm phổ biến nhất của bạo lực tâm lý trong thể thao là không được khen ngợi vì những nỗ lực hoặc thành tích, tiếp theo là bị sỉ nhục hoặc cảm thấy mình nhỏ bé, bị phớt lờ hoặc loại trừ và hứng chịu những lời chỉ trích về ngoại hình của một người.

Trong lĩnh vực thể thao, 68% nam giới và 61% phụ nữ cho biết ít nhất một lần bị bạo lực tâm lý trước 18 tuổi. Mike Hartill của Đại học Edge Hill ở Anh, người phụ trách cuộc nghiên cứu cùng với Bettina Rulofs của Đại học Wuppertal ở Đức, cho biết ông không ngạc nhiên về phát hiện này.

Mike Hartill chia sẻ với Insidethegames rằng với những gì chúng ta biết về thể thao và áp lực mà trẻ em và thanh niên có thể phải chịu không chỉ ở cấp độ thể thao đỉnh cao mà còn ở tất cả các cấp độ không có gì đáng ngạc nhiên.

Mike Hartill cho biết cần kết hợp nhiều hình thức hơn khi nghiên cứu hoặc hoạch định chính sách. Nghiên cứu nhấn mạnh các hình thức lạm dụng khác nhau và tỷ lệ phổ biến khác nhau, tất cả đều đáng báo động.

Không khen ngợi có thể được coi là một hình thức lạm dụng nhẹ hơn nhưng nó có thể thực sự gây tổn hại nếu tần suất liên tục.

Nghiên cứu của chương trình Erasmus + do Liên minh Châu Âu tài trợ đã điều tra một loạt các hành vi có thể gây hại cho các VĐV từ quấy rối bằng lời nói và bạo lực thể chất cho đến lạm dụng.

Với mục tiêu phát hiện quy mô bạo lực đối với trẻ em trong thể thao ở Vương quốc Anh và trên toàn châu Âu. Đây là nghiên cứu đầu tiên thuộc loại này trong lĩnh vực thể thao.

Tổng cộng có 10.302 cá nhân từ 18 đến 30 tuổi đã tham gia vào nghiên cứu và được hỏi về kinh nghiệm trong các môn thể thao có tổ chức khi còn là trẻ em và thanh thiếu niên. Những người đến từ Áo, Bỉ, Đức, Romania, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh đã tham gia cuộc khảo sát trực tuyến. Tỷ lệ bạo lực giữa các cá nhân đối với trẻ em trong thể thao, thấp hơn một chút so với tỷ lệ xảy ra trong cộng đồng chung ở mỗi quốc gia được khảo sát.

Bạo lực thể chất là hình thức lạm dụng phổ biến thứ hai sau hành vi tâm lý với 44% nói rằng họ đã từng trải qua nó, tiếp theo là bị bỏ mặc với 37% và bạo lực là 35%. Nghiên cứu cũng cho thấy 79% nam giới và 71% nữ giới cho biết họ đã từng ít nhất một lần trải qua bất kỳ hình thức bạo lực giữa các cá nhân khi còn nhỏ.

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng khả năng bị bạo lực trong thể thao tăng lên khi mức độ thành tích cao hơn. Phần lớn thủ phạm được xác định là nam giới và các trường hợp thường được báo cáo nhất trong các phòng thay đồ và điều trị.

Mike Hartill nhấn mạnh phát hiện này rõ ràng là rất đáng quan tâm. Một số trường hợp lạm dụng trẻ em trong thể thao nổi tiếng trong thời gian gần đây, nghiên cứu này giúp hiểu quy mô của vấn đề rõ ràng hơn. Dữ liệu cho thấy những trải nghiệm này phổ biến trong lĩnh vực thể thao vốn được cho là cung cấp cho trẻ em một không gian tích cực và lành mạnh.

Tổng cộng 18 khuyến nghị đã được các nhà nghiên cứu đưa ra cho các tổ chức thể thao và chính phủ để giúp phát triển các biện pháp bảo vệ trẻ em khỏi bị xâm hại trong thể thao.

Trong số các khuyến nghị có việc cung cấp một cơ quan độc lập, nơi những người bị ảnh hưởng bởi bạo lực có thể báo cáo kinh nghiệm của họ và nhận hỗ trợ, đồng thời đảm bảo các nỗ lực ngăn chặn không chỉ giới hạn ở các liên đoàn thể thao.

Mike Hartill khẳng định báo cáo là một điểm khởi đầu tốt cho sự thay đổi văn hóa trong thể thao.

Điền kinh Thế giới gần đây đã đưa ra một chính sách bảo vệ tổng thể sẽ hướng dẫn 214 tổ chức thành viên thực hiện các chính sách của riêng họ vào năm 2023. Trong đó nhấn mạnh: "Bảo vệ là hành động, không chỉ là lời nói," "Bảo vệ không chỉ là một dòng trong quy tắc ứng xử liêm chính. Chúng ta cần hành động, cả cá nhân và tập thể”.

Nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin về giáo dục, công cụ và hướng dẫn mà Điền kinh thế giới sẽ triển khai tới các Liên đoàn thành viên để bảo vệ các VĐV khỏi bị lạm dụng, quấy rối và bóc lột.

A.T