Số lượng lớn các bên tham gia ký kết trong khuôn khổ tạo nên một nền tảng vững chắc, tuy nhiên đó mới chỉ là bước khởi đầu và cần hướng tới mục tiêu cao hơn. Với hành động quyết định về khí hậu cấp bách hơn bao giờ hết, Hoàng tử Albert kêu gọi nhiều tổ chức thể thao hơn nữa tham gia Khuôn khổ và cam kết hành động có ý nghĩa.
Hoàng tử Albert cũng đưa ra một ví dụ điển hình là trụ sở chính của Ủy ban Olympic quốc tế ở Lausanne, Nhà Olympic đều được công nhận là những tòa nhà bền vững nhất trên thế giới.
Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế Thomas Bach cam kết giảm 50% lượng phát thải carbon trực tiếp và gián tiếp vào năm 2030 theo Thỏa thuận Paris và Khung hành động thể thao vì khí hậu cũng đã được vạch ra, trong đó Ủy ban Olympic quốc tế tuyên bố sẽ bù đắp hơn 100% lượng khí thải tồn dư thông qua việc tạo ra Rừng Olympic.
Rừng Olympic là một phần của dự án Tường Xanh vĩ đại ở Châu Phi nhằm chống lại quá trình sa mạc hóa ở khu vực Sahel của Châu Phi. Hoàng tử Albert khẳng định mục tiêu đẩy nhanh sự chuyển dịch từ trung tính carbon sang tích cực với khí hậu cũng là tham vọng đặt ra đối với Ủy ban Olympic quốc tế với tư cách là cơ quan tổ chức điều hành Thế vận hội Olympic. Tất cả các phiên bản sắp tới của Thế vận hội Olympic đã cam kết không có carbon. Từ năm 2030 trở đi, Ủy ban Olympic quốc tế đưa ra yêu cầu đối với tất cả các Thế vận hội Olympic là phải tích cực với khí hậu.
Trên thực tế, Ban tổ chức Thế vận hội Olympic Paris 2024 gần đây đã cam kết tổ chức Thế vận hội Olympic và Paralympic đầu tiên với đóng góp tích cực cho khí hậu trước năm 2030 và giảm 50% lượng khí thải carbon.
Với tư cách là nhà lãnh đạo của Phong trào Olympic, Ủy ban Olympic quốc tế kêu gọi các tổ chức thể thao khác tuân thủ theo hướng dẫn này. Ủy ban Olympic quốc tế sẽ tiếp tục hỗ trợ các Liên đoàn Thể thao quốc tế và Ủy ban Olympic quốc gia trong quá trình chuyển đổi của họ theo hướng trung hòa carbon và thực sự trở nên tích cực với khí hậu. Sứ mệnh bao trùm của Phong trào Olympic là làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn thông qua thể thao.
Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc ở Glasgow sẽ kết thúc vào ngày 12/11.
Ủy ban Olympic quốc tế và các liên đoàn thể thao tham gia Cuộc đua tới số 0 của Liên hợp quốc
Hơn 280 liên đoàn thể thao bao gồm Liên đoàn đua thuyền buồm thế giới, Liên đoàn bóng đá thế giới, Ban tổ chức Paris 2024, Formula E, Liên đoàn ba môn phối hợp quốc tế … đã tích cực hưởng ứng tham gia cuộc đua tới số 0 của Liên hợp quốc.
Ủy ban Olympic quốc tế đưa ra thông báo tại một phiên họp mang tên Thể thao Hành động vì Khí hậu - Cuộc đua tới số 0 được tổ chức trong Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (tại Glasgow. Chiến dịch Cuộc đua về số 0 nhằm mục đích thúc giục các doanh nghiệp, thành phố, khu vực và các nhà đầu tư cam kết đạt được mức phát thải carbon ròng bằng 0 chậm nhất vào năm 2050.
Tổng cộng có 733 thành phố, 31 khu vực, 3.067 doanh nghiệp, 173 nhà đầu tư và 622 cơ sở giáo dục đại học cùng với 120 quốc gia đã tham gia chiến dịch cho đến nay. Liên đoàn đua thuyền buồm thế giới là một trong những tổ chức tham gia sáng lập Khung hành động thể thao vì khí hậu của Liên hợp quốc, đã và đang làm việc hướng tới các mục tiêu khí hậu từ Chương trình nghị sự về Bền vững năm 2030.
Chủ tịch Liên đoàn đua thuyền buồm thế giới, Quanhai Li cho biết, Liên đoàn đua thuyền buồm thế giới tự hào được sát cánh cùng Liên hợp quốc, Ủy ban Olympic quốc tế, các đối tác trên toàn thế giới trong hành động quyết định đối với biến đổi khí hậu. Tổ chức sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để tạo ra sự khác biệt. Không thể bỏ qua những tác động của biến đổi khí hậu nhưng nếu hành động ngay bây giờ và cùng nhau hành động thông qua hành động tập thể táo bạo, có thể giảm thiểu tác động và giúp khôi phục sự cân bằng giữa con người và hành tinh.
Giám đốc điều hành của Liên đoàn đua thuyền buồm thế giới David Graham, khẳng định tương lai của môn thể thao này gắn liền với biến đổi khí hậu. Mực nước biển dâng cao, nhiệt độ cao hơn và thời tiết khắc nghiệt hơn khiến các VĐV gặp nhiều rủi ro hơn. Là một liên đoàn có trách nhiệm, Liên đoàn đua thuyền buồm thế giới phải làm tất cả những gì có thể làm để giảm tác động của biến đổi khí hậu vì sự tồn tại lâu dài của thể thao, VĐV và cộng đồng trên toàn thế giới.
Liên đoàn thể thao đại học quốc tế ký thỏa thuận hợp tác với Viện Khoa học Thể thao của Đại học Lausanne
Thỏa thuận hợp tác được ký kết nhằm thực hiện nghiên cứu về tác động của thể thao điện tử đối với cộng đồng sinh viên, Dự án này sẽ do Viện Khoa học Thể thao của Đại học Lausanne chịu trách nhiệm thực hiện. Các kết luận sẽ được trình lên Liên đoàn thể thao đại học quốc tế vào cuối năm 2022.
Thỏa thuận hợp tác được ký kết bởi Eric Saintrond, tổng thư ký và giám đốc điều hành của Liên đoàn thể thao đại học quốc tế và Fabian Ohl, giáo sư Viện Khoa học Thể thao của Đại học Lausanne.
Viện Khoa học Thể thao của Đại học Lausanne sẽ tập trung vào nghiên cứu các sáng kiến hiện tại đang được phát triển bởi các liên đoàn thể thao đại học quốc gia, quan điểm của sinh viên đại học đối với thể thao điện tử và các mô hình sử dụng trong cộng đồng sinh viên đại học.
Liên đoàn thể thao đại học quốc tế cho biết đề xuất nghiên cứu này nhằm mục đích cung cấp hiểu biết tốt hơn về sự quan tâm của thể thao điện tử trên toàn thế giới ở cấp độ quốc gia cũng như ở cấp độ cá nhân và sẽ giúp dẫn dắt các cuộc thảo luận xung quanh sự phát triển tiềm năng của thể thao điện tử ở cấp độ đại học.
Dự án nghiên cứu được đưa ra khi thể thao điện tử tiếp tục chiếm ngày càng nhiều thị phần trong ngành giải trí thể thao, thu hút lượng khán giả lớn hơn mỗi năm. Theo dữ liệu từ Báo cáo thị trường thể thao điện tử toàn cầu năm 2020 của Newzoo, khán giả xem phát trực tiếp trò chơi toàn cầu dự kiến sẽ đạt 729 triệu người vào năm 2021 với mức tăng 10% so với năm ngoái. FIFA Football World Cup đã đạt kỷ lục 3,6 tỷ người vào năm 2018 và Super Bowl của Mỹ thu hút 96,4 triệu người xem trong năm nay.
A.T