Các thành viên cũng đã tuyên bố sẽ giảm phát thải 50% chậm nhất vào năm 2030 và tham gia "Cuộc đua về số 0", một chiến dịch do Liên hợp quốc hỗ trợ bao gồm 35 khu vực, 799 thành phố, 4.475 các sáng kiến không phát thải ròng với mục tiêu thúc đẩy nhanh chóng giảm lượng khí thải.
Các mục tiêu đã được công bố tại Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc COP26 tại Glasgow - một cuộc họp quan trọng của các nhà lãnh đạo toàn cầu nhằm thực hiện hành động chống lại biến đổi khí hậu được điều hành bởi Thư ký về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc Patricia Espinosa của Mexico.
Patricia Espinosa cho biết, đã 04 năm kể từ khi Liên hợp quốc đưa ra Khung hành động vì khí hậu, hơn 280 tổ chức thể thao đã cam kết thực hiện các mục tiêu bao trùm là gắn thể thao với các mục tiêu của Thỏa thuận Paris.
Thể thao thế giới háo hức đón nhận thách thức, đồng thời khẳng định muốn làm nhiều hơn và làm nhanh hơn trong chặng đường hướng tới mục tiêu. Các tổ chức thể thao hiện đang được thử thách để giảm lượng khí thải chậm nhất là 50% vào năm 2030 và đạt được mức phát thải ròng bằng không vào năm 2040.
Trong số các bên ký kết Công ước khung của Liên hợp quốc về Khung hành động vì khí hậu có Ủy ban Olympic quốc tế và Liên đoàn bóng đá thế giới và giải ngoại hạng Anh. Ban tổ chức Thế vận hội Olympic và Paralympic mùa đông Milan-Cortina 2026 cũng mới tham gia.
Chủ tịch Ủy ban Di sản và Bền vững Ủy ban Olympic quốc tế, Hoàng tử Albert của Monaco phát biểu tại Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc COP26 cho biết hơn 270 thành viên là một phần của các bên ký kết Công ước khung của Liên hợp quốc về Khung hành động vì khí hậu là một nền tảng vững chắc nhưng kêu gọi nhiều tổ chức thể thao hơn tham gia từ Khuôn khổ và cam kết đến hành động có ý nghĩa.
Khung hành động về thể thao vì khí hậu nhằm theo đuổi các mục tiêu của Thỏa thuận Paris, bao gồm cả việc đạt đến đỉnh điểm phát thải khí nhà kính. Được đồng sáng tạo bởi Cơ quan biến đổi khí hậu Liên hiệp quốc và Ủy ban Olympic quốc tế vào tháng 12 /2018, nhằm mục đích sử dụng thể thao để nâng cao nhận thức và hành động về khí hậu, đồng thời hướng dẫn các môn thể thao theo hướng giảm thiểu tác động đến môi trường.
Khung hành động về thể thao vì khí hậu cách theo đuổi các mục tiêu của Thỏa thuận Paris, được thông qua vào năm 2015 và thực hiện từ năm 2016, nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu "tốt nhất là 1,5 độ C", đạt tới đỉnh toàn cầu về phát thải khí nhà kính "ngay khi có thể" và đạt được sự trung lập về khí hậu vào giữa thế kỷ.
Isha Johansen, một thành viên của Hội đồng Liên đoàn bóng đá thế giới đã đưa ra quan điểm của cơ quan này về Cuộc đua đến số 0. Isha Johansen cho biết, bóng đá cũng có sức mạnh thay đổi hoàn toàn tư duy về biến đổi khí hậu. Môn thể thao này có một lượng lớn khán giả đáng chú ý và có nhiệm vụ khuếch đại những thông điệp quan trọng này. Bóng đá sẽ giúp giáo dục người hâm mộ về biến đổi khí hậu và khuyến khích họ đóng góp vào việc bảo vệ hành tinh.
Liên đoàn bóng đá thế giới đã công bố Chiến lược khí hậu, trong đó có kế hoạch giáo dục về cách đối phó với biến đổi khí hậu, làm cho các quy định và hoạt động bóng đá linh hoạt hơn trước tác động của biến đổi khí hậu, giảm lượng khí thải carbon của bóng đá và đầu tư vào bảo vệ khí hậu.
Tác động môi trường là một trong những chỉ trích nhằm vào đề xuất tổ chức các kỳ Cúp bóng đá thế giới hai năm một lần của tổ chức này. Chủ tịch Gianni Infantino đã gửi một thông điệp tới các đại biểu tham dự Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc trong đó cam kết giảm và bù đắp lượng khí thải liên quan đến việc tổ chức các giải đấu.
“Sự thay đổi của các hình thái thời tiết đang tác động đến môi trường và sự đa dạng sinh học phong phú của nó, an ninh lương thực và khả năng tiếp cận nước ngọt, cũng như sức khỏe và hạnh phúc của các cá nhân.” Chủ tịch Gianni Infantino nhấn mạnh.
Sau khi được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn bóng đá thế giới vào năm 2016, Chủ tịch Gianni Infantino đã khiến cơ quan này đã trở thành tổ chức thể thao quốc tế đầu tiên tham gia chiến dịch biến đổi khí hậu, cam kết đo lường, giảm thiểu và bù đắp lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính liên quan đến các kỳ Cúp bóng đá thế giới.
Chủ tịch Gianni Infantino tự hào thông báo rằng dựa trên kinh nghiệm lâu năm về hành động khí hậu trong bóng đá, Liên đoàn bóng đá thế giới đã phát triển một chiến lược khí hậu toàn diện và cam kết đầu tư các nguồn lực đáng kể sẽ cho phép tổ chức này và bóng đá đạt được các mục tiêu tham vọng và cần thiết của Khung hành động vì khí hậu của Liên hiệp quốc.
Tân Chủ tịch Ủy ban Olympic Argentina đặt mục tiêu cải thiện thành tích cho đến năm 2032
Chủ tịch mới của Ủy ban Olympic Argentina Mario Moccia đã đưa ra một kế hoạch chiến lược cho đến năm 2032 nhằm cải thiện thành tích của đất nước.
Chủ tịch Mario Moccia cho biết: Argentina đã không thể giành HCV Olympic tại Tokyo 2020. Các đại diện của thể thao Argentina chỉ giành được một HCB và hai HCĐ.
Đối tượng VĐV mà Chủ tịch Mario Moccia hướng tới là các VĐV trẻ, chính vì vậy chính sách được xây dựng sẽ rất cởi mở. Kế hoạch chiến lược đến năm 2032, và thể thao Argentina có khoảng thời gian 11 năm để lập kế hoạch và tăng cường sự tham gia của thế hệ trẻ vào Thế vận hội. Đó cũng là thời gian để phục hồi trình độ của một số môn thể thao.
Chủ tịch Mario Moccia chủ trương không chỉ phát triển thể thao thành tích cao mà còn cả thể thao cho mọi người, ngoài ra còn có mục tiêu hòa nhập và thúc đẩy tổ chức các sự kiện quốc gia và quốc tế hay phát triển cơ sở hạ tầng.
Đánh giá cao vai trò của thể thao là trục trung tâm để phát triển xã hội. giúp giáo dục sức khỏe và ngăn chặn những người trẻ tuổi thông qua các giá trị của thể thao.
Ba kỳ Thế vận hội Mùa hè được bao gồm trong kế hoạch chiến lược của thể thao Argentina gồm: Paris 2024, Los Angeles 2028 và Brisbane 2032.
Các ngôi sao thể thao Rumani ủng hộ chiến dịch khuyến khích tiêm chủng COVID-19 của Chính phủ
Các ngôi sao thể thao Rumani gồm nhà cựu vô địch Olympic và 5.000 mét nữ thế giới Gabriela Szabo và VĐV tám lần giành HCV thế giới môn thể dục nghệ thuật Marian Drăgulescu, đã tham gia một chiến dịch của chính phủ nhằm khuyến khích số lượng người tiêm vắc xin COVID-19 trong nước.
Mặc dù chương trình tiêm chủng đã bắt đầu khởi động mạnh mẽ, nhưng tiến độ đã bị chậm. Chính vì vậy, chính phủ nước này đã phát động chiến dịch kêu gọi người dân tham gia tiêm phòng. Chiến dịch này đã nhận được sự ủng hộ của một số ngôi sao thể thao đang thi đấu và đã giải nghệ.
Hàng chục VĐV có kế hoạch ghi lại những thông điệp mà họ muốn đưa vào chiến dịch. Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao của Rumani, Eduard Novak đã khen ngợi các VĐV đã tham gia chiến dịch.
A.T