Cuộc trò chuyện đầu năm với Chủ tịch Uỷ ban Olympic quốc tế Jacques Rogge

Sau 4 năm giữ vai trò là Chủ tịch Uỷ ban Olympic quốc tế, ông có suy nghĩ gì? Đảm đương nhiệm vụ này là hết sức khó khăn, tôi luôn tự nhắc nhở mình phải đứng ở cương vị của người khác trước khi quyết định bất cứ một vấn đề gì. Giờ đây, tôi có thể tự hào về tất cả những thành tựu mà Uỷ ban Olympic quốc tế đã đạt được trong 4 năm qua.

Sau 4 năm giữ vai trò là Chủ tịch Uỷ ban Olympic quốc tế, ông có suy nghĩ gì?

 

Đảm đương nhiệm vụ này là hết sức khó khăn, tôi luôn tự nhắc nhở mình phải đứng ở cương vị của người khác trước khi quyết định bất cứ một vấn đề gì. Giờ đây, tôi có thể tự hào về tất cả những thành tựu mà Uỷ ban Olympic quốc tế đã đạt được trong 4 năm qua.

 

Trước tiên phải nói đến thành công của các Giải đấu lớn như Olympic Games, Sydney 2000, Salt Lake City 2002 và Athens 2004. Tôi đề cập đến Sydney Games ở đây là vì đó là một Thế vận hội thành công sau một loạt những khó khăn liên tiếp như: khó khăn trong công tác tổ chức tại Atlanta năm 1996, khủng hoảng ảnh hưởng tới Uỷ ban Olympic quốc tế năm 1998. Thành công của Sydney Games đã thúc đẩy phong trào Olympic và tạo ra sự ảnh hưởng cũng như thu hút số lượng lớn các ứng cử viên cho việc đăng cai Olympic 2012 và 2014.

Tổ chức các Giải đấu lớn cũng như chịu trách nhiệm về tương lai của phong trào Olympic là ưu tiên hàng đầu của Uỷ ban Olympic quốc tế (IOC). Tôi vui mừng khi thấy bộ máy của IOC đã đi đúng hướng. Tôi cũng đang suy nghĩ để làm sao Ban nghiên cứu Olympic Games có những đóng góp lớn hơn, phổ biến những kinh nghiệm có được tới các quốc gia đăng cai cũng như những giải pháp nhằm phát triển hệ thống luật và điều lệ của các môn thể thao.

Song song với những hoạt động nói trên, IOC sẽ đẩy mạnh các hoạt động đối nội cũng như đối ngoại, củng cố hơn nữa cấu trúc, bộ máy hoạt động... Những nỗ lực nói trên đều hoàn toàn nhằm mục đích bảo vệ IOC và những giá trị cần phải bảo tồn và phát triển hơn nữa. Ngoài ra, còn cần tăng cường nguồn tài chính vì đó là điều kiện cần để IOC có thể phát triển hơn nữa vai trò của thể thao trên toàn thế giới. 

Xin ông cho biết những kinh nghiệm có được rút ra từ phiên họp thứ 117 của IOC tổ chức tại Singapore?

Đây là cuộc họp có ý nghĩa rất quan trọng của IOC. Sau cuộc chạy đua hết sức nóng bỏng, Luân đôn đã được chọn là nước đăng cai Olympic mùa hè 2012. Các ứng cử viên đã bám đuổi nhau với số phiếu rất sát. Và chúng ta hãy chờ xem nước chủ nhà Olympic 2012 sẽ cho ra mắt công trình vĩ đại thế nào trong 6 năm nữa.

Cũng trong Hội nghị này, giá trị những hoạt động của IOC đã được khẳng định và chỉ ra vai trò của thể thao đối với thanh niên hôm nay và trong tương lai.

Thách thức sắp tới sẽ là Thế vận hội Olympic mùa đông tổ chức tại Turin. Ông có kỳ vọng gì ở Thế vận hội này?

Tôi mong rằng Torino cùng những ngọn núi hùng vĩ sẽ xứng đáng với thông điệp "Nỗi đam mê là đây". Thế vận hội phải đảm bảo được rằng mỗi người có mặt tại Turin đều phải cảm nhận được linh hồn của nước Ý cũng như đảm bảo thông điệp này sẽ đến với toàn thể nhân dân thế giới.

Vậy những năm không diễn ra Thế vận hội thì sao? Ví dụ như giữa Olympic Torino 2006 và Olympic Bắc Kinh 2008?

Những năm không có kỳ Thế vận hội, IOC vẫn rất bận rộn với công tác chuẩn bị cho các Thế vận hội kế tiếp. Ví dụ như năm nay, chúng tôi sẽ chuẩn bị cho cuộc bầu cử chọn nước đăng cai Thế vận hội mùa đông 2014. Cuộc bầu chọn này sẽ diễn ra tại thành phố Guatemala vào tháng 7/2007 và chuẩn bị cho Hội nghị Olympic sẽ diễn ra vào năm 2009. Ngoài ra, chúng tôi còn ưu tiên cho việc thúc đẩy những giá trị Olympic, tinh thần đoàn kết Olympic cũng như Phụ nữ với thể thao và Thể thao và môi trường. Phối hợp với Liên hiệp quốc để giúp người tị nạn, bệnh nhân AIDS trong cộng đồng thể thao.

Ông vừa kết thúc chuyến thăm Trung Quốc. Theo ông, Thế vận hội có ý nghĩa gì đối với đất nước này?

Kể từ khi Trung Quốc được chọn là quốc gia đăng cai cho tới thời điểm này (chỉ còn 1000 ngày nữa là tới ngày khai mạc), tôi thấy Trung Quốc đã có sự chuyển mình với tốc độ rất nhanh đặc biệt trong công tác chuẩn bị cho Thế vận hội.  Họ đã để lại cho tôi ấn tượng rằng việc lựa chọn Trung Quốc là một quyết định hoàn toàn đúng đắn. Tôi đang trông chờ ngày cả thế giới được chiêm ngưỡng những thành quả công tác của họ.

Công việc hàng ngày của ông quá bận rộn. Vậy ông làm thế nào để sắp xếp lịch công tác của mình cho hợp lý?

Quả đúng là công việc của tôi quá bận, ví dụ như tới thăm Uỷ ban Olympic quốc gia, Ban tổ chức, đơn vị tài trợ, các giải vô địch thế giới, gặp mặt VĐV khắp năm châu.... Những chuyến thăm này vô cùng quan trọng và chúng cho tôi cơ hội trao đổi ý kiến với mọi người để từ đó rút ra kinh nghiệm cho IOC. Điều này cũng giúp tôi tự tin hơn trước những thách thức nhằm phát triển phong trào thể thao đang còn ở phía trước.

A.T (theo www.Olympic.org)

 
Ảnh trong bài
  • Cuộc trò chuyện đầu năm với Chủ tịch Uỷ ban Olympic quốc tế Jacques Rogge