Ngược dòng Thế vận hội mùa hè - phần 1 (từ 1896 đến 1928)

Thế vận hội mùa hè Athens 1896: Sức mạnh của tinh thần thể thao Olympic cổ đại đã thu hút sự tham dự của 241 nam VĐV (ở 43 nội dung) đến từ 14 quốc gia trong đó Hy Lạp, Đức, Pháp, Anh là 4 quốc gia có số lượng VĐV tham dự đông đảo nhất.

Thế vận hội mùa hè Athens 1896: Sức mạnh của tinh thần thể thao Olympic cổ đại đã thu hút sự tham dự của 241 nam VĐV (ở 43 nội dung) đến từ 14 quốc gia trong đó Hy Lạp, Đức, Pháp, Anh là 4 quốc gia có số lượng VĐV tham dự đông đảo nhất.

Vào ngày 6/4/1896, VĐV người Mỹ James Connolly đã giành HCV nội dung nhảy 3 bước đồng thời cũng là danh hiệu vô địch Olympic đầu tiên trong suốt hơn 1.500 năm. Những người thắng cuộc khác được trao HCB và những cành Oliu. VĐV người Đức, Carl Schumann giành vị trí thứ nhất ở 5 nội dung của 3 môn thể thao khác nhau. 

Thế vận hội mùa hè Paris 1900: được tổ chức tại Paris là một phần của Hội chợ quốc tế Paris với 997 VĐV (22 nữ, 975 nam) của 24 quốc gia tham dự 95 nội dung. Đây cũng là Thế vận hội mùa hè đầu tiên có sự tham dự của nữ VĐV. VĐV nữ đầu tiên giành chức vô địch Olympic là Charlotte Cooper (Anh) môn Quần vợt. VĐV Alvin Kraenzlein, đã giành được 4 danh hiệu (60 mét, 110 và 200 mét rào, và nhảy xa) trong 3 ngày. Ngày 16/7, Ray Ewry đã trở thành VĐV giành được 3 chức vô địch trong 1 ngày ở các nội dung nhảy của Điền kinh.

Thế vận hội mùa hè St. Louis 1904: Có 651 VĐV (6 nữ, 645 nam) đến từ 91 quốc gia và các vùng kinh tế tranh tài ở 91 nội dung thi đấu. Tại Thế vận hội lần này có HCV, HCB và HCĐ để trao cho 3 vị trí nhất, nhì, ba. Đây cũng là lần đầu tiên có sự xuất hiện của Quyền anh và Vật tự do trong danh sách các môn thi đấu. VĐV  Thể dục, George Eyser (Mỹ) giành được 6 huy chương. VĐV Chicago, James Lightbody đã giành thắng lợi ở nội dung đua ngựa vượt rào, chạy 800 mét và lập kỷ lục thế giới nội dung chạy 1.500 mét. VĐV Archie Hahn (Mỹ) trở thành nhà vô địch Olympic các nội dung chạy 60 mét, 100 và 200 mét (lập kỷ lục thế giới mới với thành tích 21.6 giây. 28 năm sau, kỷ lục của VĐV này mới bị phá vỡ).

Thế vận hội mùa hè Luân đôn 1908: VĐV Oscar Swahn (60 tuổi) cũng là VĐV nhiều tuổi nhất đã giành HCV Olympic nội dung súng ngắn cá nhân. Năm 1908 cũng là năm đánh dấu sự xuất hiện của môn lặn và hockey sân cỏ. Một lần nữa, Ray Ewry lại tiếp tục giành ngôi vô địch ở các nội dung nhảy cao, nhảy xa và trở thành người duy nhất trong lịch sử thế vận  hội mùa hè có đến 8 HCV ở các nội dung cá nhân. Thế vận hội lần này thu hút sự tham gia của 2008 VĐV (37 nữ, 1971 nam) đến từ 22 quốc gia, và tranh tài ở 110 nội dung thi đấu.

Thế vận hội mùa hè Stockholm 1912: Với sự tham dự của 2407 VĐV (48 nữ và 2359 nam) của 28 quốc gia tranh tài ở 102 nội dung. Môn Điền kinh (5 môn phối hợp) hiện đại đã được đưa vào chương trình thi đấu, ngoài ra còn có các nội dung bơi và nhảy cầu dành cho nữ. Môn Quyền anh không có trong danh sách các môn thi đấu tại Olympic lần này. 

Với 320 km, chặng đua xe đạp tại Olympic lần này trở thành chặng đua dài nhất trong lịch sử Thế vận hội. Trận bán kết hạng trung môn Vật Cổ điển giữa 2 VĐV Martin Klein và VĐV Alfred Asikainen (Phần Lan) kéo dài tới 11 tiếng. Jim Thorpe (Mỹ) đã trở thành VĐV huyền thoại với việc giành thắng lợi ở nội dung 5 môn phối hợp (Điền kinh) và lập kỷ lục thế giới ở nội dung 10 môn phối hợp (Điền kinh). Điều đặc biệt tại Olympic lần này là VĐV đấu kiếm của Úc, Otto Herschmann  (giành huy chương Olympic) lại là Chủ tịch Uỷ ban Olympic Úc.

Thế vận hội mùa hè Berlin 1916: bị hoãn do xảy ra thế chiến thứ nhất

Thế vận hội mùa hè Antwerp 1920: VĐV Ethelda Bleibtrey (Mỹ) đã giành 3 HCV ở cả 3 nội dung bơi lội dành cho nữ. VĐV bắn súng Oscar Swahn (Thuỵ Điển) 72 tuổi đã giành HCB nội dung súng ngắn 2 nòng đồng đội và cũng là VĐV nhiều tuổi nhất giành huy chương ở nội dung này. Tại Olympic lần này, nội dung đua thuyền buồm diễn ra ở cả 2 quốc gia. Chặng đua thứ nhất diễn ra tại Bỉ, chặng sau diễn ra tại Hà Lan. Thế vận hội mùa hè 1920 có sự tham gia của 2626 VĐV đến từ 29 quốc gia với 154 nội dung thi đấu

VĐV Duke Kahanamoku (Bơi lội - Mỹ) đã giành HCV nội dung 100 mét tự do. Duke Kahanamoku đã lập kỷ lục thế giới ở bán kết và sau đó lại phá vỡ kỷ lục của chính mình tại chung kết. Ngoài ra anh còn giành thêm 1 HCV ở nội dung tiếp sức.

Thế vận hội mùa hè Paris 1924: Tại Lễ khai mạc Thế vận hội mùa hè Paris 1924, có sự xuất hiện của 3 lá cờ (Uỷ ban Olympic quốc tế, nước đăng cai và quốc gia đăng cai kế tiếp). Số lượng các quốc gia tham dự đã tăng lên đáng kể từ 29 quốc gia lên 44 quốc gia với 3089 VĐV (135 nữ và 2954 nam) tranh tài ở 126 nội dung thi đấu. Thế vận hội còn đón nhận sự có mặt của 1.000 phóng viên. Đấu kiếm nữ lần đầu tiên xuất hiện và được đánh dấu bằng việc giành HCV của kiếm thủ Ellen Osiier, Đan Mạch. VĐV Johnny Weissmuller (Mỹ) đã giành 2 HCV môn bơi lội ở nội dung cá nhân ngày 20/7. Cũng cùng ngày, Johnny Weissmuller đã giành HCĐ nội dung bóng nước. Kình ngư Mỹ, Gertrude Ederle đã giành HCĐ nội dung 100 mét tự do. Hai năm sau, Gertrude Ederle trở thành người phụ nữ đầu tiên bơi vượt kênh đào Anh. VĐV Điền kinh, Paavo Nurmi giành thêm 5 HCV cùng với 3 HCV giành được tại Olympic 1920, nâng tổng số HCV trong sự nghiệp thi đấu của mình lên con số 8.

Thế vận hội mùa hè Amsterdam 1928: Có 46 quốc gia và các vùng kinh tế tranh tài ở 109 nội dung với 2883 VĐV (277 nữ và 2606 nam). Số lượng các nữ VĐV tham dự môn Thể dục và môn Điền kinh đã tăng gấp đôi. Cũng tại Thế vận hội lần này, các VĐV Châu Á lần đầu tiên giành HCV, đó là VĐV người Nhật Bản, Mikio Oda giành HCV nội dung nhảy 3 bước và người đồng đội, Yoshiyuki Tsuruta giành HCV nội dung bơi ếch 200 mét. Đội tuyển Ấn độ đã giành tới 6 HCV liên tục môn hockey sân cỏ trong suốt các kỳ Thế vận hội từ 1928 đến 1960. VĐV Bơi lội, Johnny Weissmuller (Mỹ) giành HCV nội dung 100 mét tự do và nội dung tiếp sức.

A.T (tổng hợp interne

Ảnh trong bài
  • Ngược dòng Thế vận hội mùa hè - phần 1 (từ 1896 đến 1928)