Thế vận hội mùa hè Luân đôn 1948: Có sự tham gia của 4104 VĐV (390 nữ, 3714 nam) thuộc 59 quốc gia với 136 nội dung. Tại Thế vận hội lần này, môn Canoeing dành cho nữ lần đầu ra mắt. VĐV Karen Hoff (Thuỵ Điển) đã giành HCV ở môn này. Sau 4 tháng luyện tập, VĐV Mỹ 17 tuổi, Bob Mathias đã giành HCV nội dung 10 môn phối hợp (Điền kinh), là VĐV trẻ nhất trong lịch sử Olympic giành HCV ở nội dung dành cho nam.
Hai nhà vô địch Olympic 1936, đã nỗ lực bảo vệ thành công chức vô địch sau 12 năm, là VĐV người Hungary, Ilona Elek nội dung kiếm liễu nữ và VĐV Tiệp khắc cũ, Jan Brzak nội dung Canoeing. Fanny Blankers-Koen của Phần Lan lập kỷ lục thế giới ở 6 nội dung nhưng theo luật, cô chỉ được công nhận 4 danh hiệu ở các nội dung chạy: 100 mét, 80 mét rào, 200 mét và tiếp sức 4x100 mét. Nhạc sỹ Piano của Pháp, Micheline Ostermeyer cũng đã giành thắng lợi ở nội dung Đẩy tạ và Ném đĩa. VĐV người Hungary đã từng giành ngôi vô địch nội dung súng ngắn năm 1938, và 10 năm sau VĐV này lại giành HCV Olympic nội dung súng ngắn bắn nhanh.
Thế vận hội mùa hè Helsinki 1952: Thu hút sự tham dự của 4955 VĐV của 69 quốc gia với 149 nội dung thi đấu. VĐV Emil Zatopek của Tiệp khắc cũ trở thành VĐV duy nhất trong lịch sử Olympic giành HCV ở cả 2 nội dung 5.000 và 10.000 mét trong cùng một kỳ Olympic. Lần đầu tiên, Liên xô cũ tham dự Thế vận hội mùa hè, các nữ VĐV thể dục của họ đã dễ dàng giành thắng lợi ở nội dung đồng đội.
Thế vận hội mùa hè Melbourne 1956: Melbourne đã giành quyền đăng cai Thế vận hội chỉ với một phiếu chênh so với Buenos Aires. VĐV người Hungary đã trở thành võ sỹ Quyền anh đầu tiên giành 3 HCV. VĐV nhảy cầu Mỹ, Pat McCormick đã lặp lại lịch sử Olympic 1952 với việc giành HCV ở cả 2 nội dung nhảy cầu.
VĐV Ukrainian, Viktor Chukarin đã giành 3 HCV trong tổng số 5 huy chương, nâng tổng số huy chương trong sự nghiệp thi đấu của anh lên 11 trong đó có 7 HCV. VĐV người Hungary, Agnes Keleti nâng tổng số huy chương của cô lên 10 huy chương trong đó có 4 vàng, 2 bạc. Đội Bóng rổ Mỹ đã giành thắng lợi trước đối thủ của mình với tỷ số bàn thắng nhiều hơn gấp đôi. VĐV cử tạ người Mỹ, Paul Anderson đã chinh phục được mức tạ 137,9 kg. Thế vận hội lần này thu hút sự tham dự của 72 quốc gia với 3314 VĐV (376 nữ và 2938 nam) ở 145 nội dung.
Thế vận hội mùa hè Roma 1960: Thế vận hội thu hút sự tham dự của 5338 VĐV (611 nữ, 4727 nam) của 83 quốc gia ở 150 nội dung. VĐV Đan Mạch, Paul Elvstrom đã giành HCV nội dung Đua thuyền buồm cá nhân. VĐV Đấu kiếm Hungary, Aladar Gerevich đã giành HCV thứ 6 liên tiếp nội dung kiếm chém. VĐV Thuỵ Điển, Gert Fredriksson cũng giành HCV thứ 6 của mình ở môn Canoeing.
Thế vận hội mùa hè Tokyo 1964: Lần đầu tiên được tổ chức tại Châu Á với sự tham dự của 93 quốc gia với 5151 VĐV (678 nữ và 4473 nam) ở 163 nội dung. Tại Thế vận hội lần này, Judo và Bóng chuyền cũng có mặt trong chương trình thi đấu. VĐV Bơi lội Mỹ, Don Schollander giành 4 HCV, VĐV người Ethiopia, Abebe Bikila giành thắng lợi ở nội dung marathon. VĐV chèo thuyền của Liên xô cũ, lần thứ 3 giành HCV ở nội dung đơn. VĐV Bơi lội người Úc, Dawn Fraser cũng lần thứ 3 giành HCV nội dung 100 mét tự do. Al Oerter, VĐV Mỹ, cũng giành HCV nội dung ném đĩa mặc dù trước đó anh đã bị chấn thương. VĐV môn bóng nước, Dezso Gyarmati (người Anh) giành chiếc HCV thứ 5 và người đồng hương của anh, VĐV, Imre Polyak cũng giành được chiếc HCV nội dung Vật cổ điển. VĐV Larysa Latynina của Nga là 1 trong số 4 VĐV giành được 9 HCV Olympic.
Thế vận hội mùa hè Mexico 1968: Tại Thế vận hội lần này, lần đầu tiên công tác kiểm tra giới tính giành cho nữ VĐV cũng như công tác phát hiện sử dụng chất kích thích trong thi đấu. Thế vận hội mùa hè Mexico 1968, có 5516 VĐV (781 nữ, 4735 nam) của 112 quốc gia với 172 nội dung.
A.T (tổng hợp internet)