Ngược dòng Thế vận hội Olympic mùa hè - phần cuối (1972 - 2004)

Thế vận hội mùa hè Munich 1972: Có 7173 VĐV (1059 nữ và 6075 nam) của 121 quốc gia tham dự 195 nội dung. Trong danh sách các môn thi đấu tại Thế vận hội lần này có sự xuất hiện của môn bắn cung sau 52 vắng bóng và sự tái xuất của môn Bóng ném sau 36 năm. Năm 1972 là năm đầu tiên linh vật của Thế vận hội được đặt tên. Kình ngư Mark Spitz (Mỹ) giành chiếc HCV thứ 7 trong sự nghiệp thi đấu của mình. VĐV Ivan Yarygin (Nga) giành HCV hạng nặng môn Vật tự do. VĐV Liselott Linsenhoff trở thành nữ VĐV đầu tiên giành HCV môn đua ngựa cá nhân.

Thế vận hội mùa hè Munich 1972: Có 7173 VĐV (1059 nữ và 6075 nam) của 121 quốc gia tham dự 195 nội dung. Trong danh sách các môn thi đấu tại Thế vận hội lần này có sự xuất hiện của môn bắn cung sau 52 vắng bóng và sự tái xuất của môn Bóng ném sau 36 năm. Năm 1972 là năm đầu tiên linh vật của Thế vận hội được đặt tên. Kình ngư Mark Spitz (Mỹ) giành chiếc HCV thứ 7 trong sự nghiệp thi đấu của mình. VĐV Ivan Yarygin (Nga) giành HCV hạng nặng môn Vật tự do. VĐV Liselott Linsenhoff trở thành nữ VĐV đầu tiên giành HCV môn đua ngựa cá nhân.

 

Thế vận hội mùa hè Montreal 1976: Lần đầu tiên các môn Bóng rổ, Đua thuyền và Bóng ném nữ được đưa vào Thế vận hội. VĐV Thể dục 14 tuổi Nadia Comaneci người Rumani đã có một  bài biểu diễn xà lệch hoàn hảo giành tới 7 điểm 10. VĐV Klaus Dibiasi (Ý) giành chiếc HCV thứ 3 nội dung nhảy cầu cứng, VĐV Viktor Saneyev (Nga) giành HCV nội dung nhảy 3 bước. VĐV Irena Szewinska (Ba Lan) giành HCV nội dung chạy 400 mét, nâng tổng số huy chương lên 7 chiếc ở 5 nội dung khác nhau. VĐV Alberto (Cuba) giành chiến thắng đúp ở các nội dung 400 và 800 mét. 

 

Thế vận hội Montreal 1976 chào đón sự tham dự của 6084 VĐV (1260 nữ và 4824 nam) của 92 quốc gia với 198 nội dung thi đấu.

Thế vận hội mùa hè Moscow 1980: Số lượng các quốc gia tham dự giảm xuống chỉ còn 80 (thấp nhất kể từ năm 1956) với 5179 VĐV (1115 nữ và 4064 nam) tham dự 203 nội dung. Ngoài ra, Thế vận hội còn chào đón sự có mặt của 5615 phóng viên báo chí. VĐV Aleksandr Dityatin giành thắng lợi ở hầu hết các nội dung của môn thể dục và trở thành VĐV duy nhất giành tới 8 HCV trong một kỳ Thế vận hội. Võ sỹ Quyền anh Teófilo Stevenson (hạng siêu nặng) đã giành chiếc HCV thứ 3 của cùng một nội dung. VĐV Gerd Wessig là VĐV nhảy cao đầu tiên phá kỷ lục thế giới và kình ngư Vladimir Salnikov cũng phá kỷ lục thế giới nội dung 1500 mét. 

Thế vận hội mùa hè Los Angeles 1984: Có 140 quốc gia tham dự với 6829 VĐV (1566 nữ và 5263 nam) tranh tài ở 221 nội dung thi đấu. Thế vận hội còn có 28.742 tình nguyện viên và 9190 phóng viên. VĐV Joan Benoit giành thắng lợi ở nội dung marathon dành cho nữ, VĐV Connie Carpenter-Phinney cũng vinh dự giành danh hiệu cao nhất trên đường đua xe đạp dành cho nữ. Carl Lewis giành thắng lợi ở cả 2 nội dung chạy nước rút và nhảy xa, giành HCV thứ tư nội dung tiếp sức 4x100 mét. Pertti Karppinen giành HCV nội dung chèo thuyền cá nhân. Sebastian Coe là VĐV chạy nhanh nhất ở nội dung 1500 mét nam. 

Thế vận hội mùa hè Seoul 1988: VĐV đua xe đạp Christa Luding-Rothenburger trở thành VĐV nổi tiếng với việc giành được huy chương ở cả 2 Thế vận hội mùa đông và mùa hè. Greg Louganis giành thắng lợi ở cả 2 nội dung nhảy cầu. Thế vận hội lần này có 159 quốc gia tham dự với 8,391 VĐV (2194 nữ, 6197 nam) tranh tài ở 237 nội dung. Ngoài ra còn có 27,221 tình nguyện viên và 11,331 phóng viên.

Thế vận hội mùa hè Barcelona 1992: VĐV Derartu Tulu của Ethiopia giành HCV nội dung 10.000 mét và trở thành VĐV nữ đầu tiên của Châu Phi giành ngôi vô địch Olympic ở nội dung này. Thế vận hội Olympic mùa hè Barcelona 1992 có 169 quốc gia với 9,356 VĐV tham dự (2704 nữ, 6652 nam) ở 257 nội dung. Với 34548 tình nguyện viên và 13082 phóng viên.

Thế vận hội mùa hè Atlanta 1996: Với 10318 VĐV (3512 VĐV nữ và 6806 VĐV nam) đến từ 197 quốc gia tranh tài ở 271 nội dung. Tại Thế vận hội có 47.466 tình nguyện viên và 15108 phóng viên. Tại Thế vận hội lần này có 79 quốc gia thì có 53 quốc gia giành HCV. Naim Suleymanoglu là VĐV cử tạ đầu tiên giành 3 HCV

Thế vận hội mùa hè Sydney 2000: Với 10.651 VĐV (4069 nữ và 6582 nam) tranh tài ở 300 nội dung thi đấu. Tại Thế vận hội lần này còn có 46967 tình nguyện viên, 16033 phóng viên báo chí. VĐV Birgit Fischer giành 2 HCV nội dung Kayak. Hai lần thất bại tại chung kết Barcelona và Atlanta, VĐV Judo Ryoko Tamura cuối cùng cũng giành được HCV tại Thế vận hội lần này. 

Thế vận hội mùa hè Athens 2004: Trở về với Hy Lạp, quê hương của Olympic cổ đại. Với số lượng các quốc gia tham dự đông nhất từ trước tới nay (201 Uỷ ban Olympic quốc gia). Các VĐV tham gia tranh tài ở 301 nội dung thi đấu. Môn Vật nữ cũng được đưa vào chương trình. Kình ngư Michael Phelps giành tới 8 HCV. VĐV điền kinh Hicham El Guerrouj giành thắng lợi ở cả 2 nội dung 1.500 mét và 5.000 mét nữ VĐV Kelly Holmes giành thắng lợi ở nội dung 800 mét và 1.500 mét.

A.T (tổng hợp Internet)

Ảnh trong bài
  • Ngược dòng Thế vận hội Olympic mùa hè - phần cuối (1972 - 2004)