Quy ước quốc tế về chống doping trong thể thao

Bản Quy ước đã được nhất trí vào ngày 19/10/2005 thông qua 33 phiên họp Đại hội đồng của UNESCO tại Paris. Để quy ước trên có hiệu lực, cần phải có sự đồng ý của 30 quốc gia, do đó UNESCO và WADA đã không ngừng nỗ lực trong chiến dịch vận động chính phủ các nước thành viên ký kết vào Quy ước này.

Bản Quy ước đã được nhất trí vào ngày 19/10/2005 thông qua 33 phiên họp Đại hội đồng của UNESCO tại Paris. Để quy ước trên có hiệu lực, cần phải có sự đồng ý của 30 quốc gia, do đó UNESCO và WADA đã không ngừng nỗ lực trong chiến dịch vận động chính phủ các nước thành viên ký kết vào Quy ước này.

 

Hiện tại, mới chỉ có 14 quốc gia là: Nigeria, Seychelles, Canada, Đan Mạch, Iceland, Latvia, Monaco, Na uy, Thuỵ Điển, Anh, Úc, Cook Islands, Nauru, và New Zealand đồng ý ký kết và hết lòng ủng hộ việc chống sử dụng doping ở tất cả các môn thể thao.

 

Đặt nền móng quan trọng cho cuộc đấu tranh chống doping ở tất cả các môn thể thao trên toàn cầu đó là Bộ luật chống doping thế giới, Bộ luật này đã được phê chuẩn tại Copenhagen vào tháng 3/2003 và được chấp nhận cũng như thực hiện thông qua các phong trào thể thao: Quy ước về chống doping trong thể thao sẽ là tiền đề để chính phủ các quốc gia chấp nhận Bộ luật chống doping.

Ngày 19/10/2005, WADA đã nhận được sự tán thành về Quy ước quốc tế nói trên trong phiên họp toàn thể của Đại hội đồng (UNESCO).

Ông David Howman, Tổng giám đốc của WADA cho biết: "Đây là bản cam kết có hiệu lực giữa chính phủ các quốc gia trên thế giới về việc chống doping trong tất cả các môn thể thao. Chúng tôi xin gửi tới UNESCO lời cảm ơn chân thành về những nỗ lực của tổ chức này cũng như tìm kiếm sự ủng hộ từ chính các quốc gia thành viên cho bản hiệp ước dự thảo được chính thức trở thành có hiệu lực"

A.T (theo wada-ama.org)

 


Ảnh trong bài
  • Quy ước quốc tế về chống doping trong thể thao