Các VĐV Trung Quốc thống trị Giải Vô địch Điền kinh trẻ Châu Á

Giải Vô địch Điền kinh trẻ Châu Á lần thứ 12 - 2006 diễn ra từ 15/7 đến 18/7 tại Macau, Trung Quốc. Với 500 VĐV đến từ 40 quốc gia về tham dự, sau 4 ngày thi đấu, Trung Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia chia nhau vị trí dẫn đầu.

Giải Vô địch Điền kinh trẻ Châu Á lần thứ 12 - 2006 diễn ra từ 15/7 đến 18/7 tại Macau, Trung Quốc. Với 500 VĐV đến từ 40 quốc gia về tham dự, sau 4 ngày thi đấu, Trung Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia chia nhau vị trí dẫn đầu.

Ngay ngày thi đấu đầu tiên, các nam VĐV Trung Quốc đã chứng tỏ ưu thế vượt trội của mình và giành hầu hết số huy chương trong các cự ly thi đấu, tiêu biểu như: Li Yu và Wang Qingbo giành HCV và HCĐ (nội dung ném lao với thành tích 74m93 và 69m36);  HCB thuộc về VĐV Đài Loan Chen Yu Men (71m29). Ở nội dung Nhảy sào, ngôi sao trẻ của Trung Quốc cũng giành HCV với thành tích 5m30, HCB và HCĐ thuộc về VĐV  Takafumi Suzuki và Junya Nagata (Nhật Bản) với thành tích 5m20 và 5m10. Đóng góp vào bảng thành tích của Trung Quốc còn có VĐV Wang Like - HCV ở nội dung Đẩy tạ nam với thành  tích 20m17; Wang Yong HCV nội dung Ném búa (sau khi nỗ lực đưa búa tới vị trí 71m66) và đồng đội của anh là Zhou Heng giành HCB (68m66).

Ở nội dung chạy 5000m, Qatar tỏ ra rất mạnh, Malek Salem Sae và Naser Naser Jam lần lượt giành HCV, HCĐ với thành tích 14 phút 29 giây 56 và 14 phút 32 giây 79, HCB thuộc về Bakheet Saleh của Bahrain.

Trái với các VĐV nam, các nữ VĐV thi đấu khá lặng lẽ. Ở nội dung Nhảy xa nữ VĐV (Uzbekistan) Alexandra Kotlyarova giành HCV với thành tích 6m02; Hitomi Nakano (Nhật Bản) giành HCB ở mức 5m94 và tiếp đến là Taha Rima của Jordan (5m92). Hay nhất của ngày thi đấu đầu tiên phải kể đến nội dung 3000m nữ, các VĐV Mio Fukahori, Kazue Kojima (Nhật Bản), Kim Jong Hyang (Triều Tiên) và Kareema Jassim của Bahrain bám rất sát nhau. Cuối cùng, Fukahori giành chiến thắng với thành tích 9 phút 30 giây 5, đồng đội của cô Kojima giành HCB, Jassim về vị trí thứ ba. 

Ở ngày thi đấu thứ hai, các VĐV nữ Trung Quốc đã thi đấu khá xuất sắc, hoàn toàn trái ngược với ngày thi đấu đầu tiên khi họ giành hàng loạt chiến thắng một cách ấn tượng. Tuy nhiên, thành tích thi đấu nổi bật nhất lại thuộc về VĐV  Svetlana Radzivi (Uzbekistan) ở nội dung nhảy cao, giành HCV khi vượt qua mức xà 1m90, đồng thời phá kỷ lục cũ 1m88 được thiết lập từ năm 1999. Đồng đội của cô là Dusanova giành HCĐ (1m84) còn HCB thuộc về Yekaterina Yevseyeva của Kazakhstan (1m88).

Mở màn cho ngày thi đấu thành công của các VĐV nữ là: Li Cui và Chai Xue khi giành HCV và HCB ở nội dung 10.000m nữ với thành tích 49 phút 28 giây 11 và 49 phút 28 giây 45; Fumika Kiryu giành vị trí thứ ba (50 phút 8 giây 14)

Không đứng ngoài cuộc, Li XueJi và Chen Cuiyu cũng mang về cho Trung Quốc tấm HCV và HCB ở nội dung chạy 400m nữ với thành tích 53 giây 43 và 54 giây 80. Irina Zudikhina của Uzbekistan giành HCĐ (55 giây 72). Ở nội dung Ném lao, VĐV nữ Trung Quốc giành cả HCV và HCB. Đóng góp vào thành công của Trung Quốc ở nội dung 200m nữ, Chen Jue giành HCV, Ghofran Al Mouhmad của Syria giành HCB, Kunya Harhthon  (Thái Lan) giành HCĐ.

 Trong cuộc đua đường dài, nội dung 5000m, Mani Matsuda (Nhật Bản) và Kareema Jassim của Bahrain thay nhau dẫn đầu các vòng đấu đến tận 2 vòng thi cuối. Kể từ lúc này Matsuda đã cho thấy sức mạnh thực sự của mình và rút đích đầu tiên với thành tích 16 phút 10 giây 95; Sau những nỗ lực phi thường Jassim giành HCB với thành tích 16 phút 24 giây 28 (Jassim đã tuột mất HCĐ ở nội dung 3000m ở ngày thi đấu đầu tiên).

VĐV nam Trung Quốc lại tỏ ra lép vé hơn các đồng nghiệp nữ của mình ở ngày thi đấu thứ hai. Trong khi đó,  nam VĐV các Quốc gia như: Oman và Arập Saudi lại thi đấu khá nổi bật. Như ở nội dung 3000m vượt chướng ngại vật, Ali Ahmed Al-Amri giành HCV (8:42.94), Kamal Ali Thamer giành HCB (8:43.09), Salem Malek (8:57.86) của Qatar. Các VĐV Oman tỏ ra xuất sắc khi giành cả HCV và HCB của nội dung 200m nam, HCĐ thuộc về Lui Xiongwei của Trung Quốc.

Ở nội dung 400m nam xếp thứ tự như sau: Alrawahi của Oman (47 giây 40), Reza Bouazar của Iran (47 giây 57), Mitsuhiro Abiko của Nhật Bản (47 giây 83)

Mặc dù vậy, VĐV nam Trung Quốc Zhang Xioyi đã vươn lên bằng chiến thắng ở nội dung nhảy xa nam với thành tích 7m78, HCB thuộc về Noriyuki Sakurai Nhật Bản (7m62),  Arzandeh Mohd của Iran (7m59) giành HCĐ.

Ở nội dung 10 môn hỗn hợp nam Zhu Hengjun - Trung Quốc đạt  HCV với tổng điểm 7316; Liao Shu Chien (Đài Loan )giành  HCB với tổng số 6808 điểm; tiếp đến là Mohammed J.M.lQaree của Arập Saudi (6564 điểm). 

 Vốn khá nổi tiếng ở những cự ly dài, Nhật Bản giành HCV ở nội dung 100m nữ. Tuy nhiên, họ cũng để tuột mất tấm HCV nội dung 100m nam (vốn là nội dung tốc độ thế mạnh của Nhật trong những năm gần đây).

Nao Okabe thực sự gây “shock” khi cô giành HCV với thành tích 11giây 76 về trước VĐV Trung Quốc, Wang Yaqi (11.84). Cũng là đội Nhật Bản Ayaka Takeuchi về ba với thành tích 12 giây 03. Sau khi để mất tấm HCV ở nội dung 100m nữ, Liang Jiahong đã giành lại cho Trung Quốc bằng chiến thắng ở nội dung 100m nam với thành tích 10 giây 32; tiếp đến là Taweesak Pooltong của Thái Lan (10 giây 51), Takafumi Kumamoto của Nhật Bản (10 giây 57).

Ở ngày thi đấu thứ ba này, Nhật Bản đã chứng tỏ sự thống trị của mình giành HCV ở nội dung 800m nam, với thành tích 1phut 51giây 34 (trước đây là thế mạnh của Bahrain và Arap Saudi). Đồng thời, Trung Quốc tiếp tục giành chiến thắng ở các nội dung như: chạy 800m nữ (Tong Xiaomei), Ném đĩa (Tan Jian và Wang Bin giành HCV và HCB). Ở  hố Nhảy sào, chỉ còn 3 VĐV tham dự sau khi VĐV Trần Thị Lan (Việt Nam) bỏ cuộc. VĐV Zhang Yingning (Trung Quốc) lại giành HCV với thành tíchh 4m30, HCB thuộc về Noor Akma Abdul Fatah của Malaysia (3m40) và Ruchi Tewari của Ấn Độ với thành tích 3m.

Ngoài 2 nước Trung Quốc và Nhật Bản, VĐV của Syria và Qatar cũng thi đấu khá nổi bật, Syria giành HCV nội dung 400m rào nữ. HCV, HCB nội dung 400m rào nam thuộc về VĐV của Arap Saudi, VĐV Junya Imai của Nhật đứng thứ ba.

Đặc biệt, ở  nội dung 10.000m nam, Mohammed Abdul Bakhet của Qatar giành chiến thắng khi hơn đối thủ Ali Ahmed Al-Amri bằng cán đích với cùng thời gian 30 phút 25 giây 03 (Ali Ahmed Al-Amri vừa giành HCV ở nội dung chạy rào).

Ở nội dung nhảy 3 bước xếp thứ tự: Anna Bondarenko của Kazakhstan (13m18), Tao Yujia (13m07), Irina Litvinenko cũng của Kazakhstan (10m03); nôi dung nhảy cao nam: HCV Huang Haiqiang của Trung Quốc (2m20), Torlay Sudjanta của Thái Lan (2m18) HCB, HCĐ thuộc về  Vitality Tskunov của Kazakhstan (2m16).

Ngày thi đấu thứ tư: Đoàn Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu, Nhật Bản giành thêm một số huy chương. Còn các quốc gia như: Qatar, Arap Saudi, thậm chí cả Syria và Oman cũng có vị trí nhất định với một vài HCV.

Ngày thi đấu cuối cùng, kết thúc một số môn như: 10.000m nam đi bộ và chiến thắng thuộc về Bai Xuejin của Trung Quốc (43 phút 48 giây 91); tiếp sau là 2 VĐV  Nhật Bản Hiroyuki Hirono và Yusuke Suzuki (45 phút 43 giây 66 và 47 phút 06 giây 99; Wang Zheng và Wang Yang của Trung Quốc giành vị trí thứ nhất và thứ hai nôi dung Ném búa (thành tích 60m16 và 59m33), thứ ba thuộc về Galina Mityaeva của Tajakistan (52m55); 100m rào nữ (Zhang Hongpei – 14 giây 09); nội dung đẩy tạ nữ HCV thuộc về Li Li 16m78 của Trung Quốc. Ở 2 nội dung tiếp sức 4x100m và 4x400m chiến thắng lại thuộc về đội Trung Quốc.Trong nội dung tiếp sức tốc độ Nhật Bản về thứ hai,Thái Lan về thứ ba

Ở nội dung tiếp sức của nam, 4x100m: Nhất Thái Lan, nhì Oman, ba Đài Loan; Nội dung 4x400m Nhật Bản chiếm ngôi đầu bảng (ngoài ra, Nhật Bản còn giành được HCV ở nội dung 1500m nữ), Arap Saudi chiếm vị trí thứ hai và Thái Lan về thứ ba.

Ở ngày thi đấu cuối cùng, Bahrain và Qatar giành thêm chiến thắng ở các nội dung như: ở môn Nhảy ba bước nam, Salman Mohamed của Bahrain giành HCV với thành tích 16m42, Thái Lan giành HCB với thành tích 15m82, VĐV Việt Nam Nguyễn Mạnh Hiếu giành HCĐ với thành tích 15m68. Ở nội dung 1500m nam Ali Thamer Kamal của Qatar về trước VĐV của Nhật Bản và Iran.
Kết quả, sau 4 ngày thi đấu, Trung Quẩnđã đứng thứ nhất toàn đoàn với 20HCV, 9HCB, 6HCĐ, Nhì là Nhật Bản 7HCV, 8HCB, 10HCĐ; Thứ Ba Kazakhstan 4HCV, 9HCB, 3HCĐ. Theo nhận định của ông Maurice Nicholas, Tổng Thư ký Liên đoàn Điền kinh Châu Á, nhìn chung Giải thu được thành công rực rỡ và kết thúc tốt đẹp. Với đà này, các VĐV đã góp phần thúc đẩy trình độ Điền Kinh ở Châu Á ngày càng phát triển.

 

Thu Phương (tổng hợp từ Crienglish.com)

 

Ảnh trong bài
  • Các VĐV Trung Quốc thống trị Giải Vô địch Điền kinh trẻ Châu Á