Nâng cao vai trò của phụ nữ trong thể thao là một trong những chủ trương của Uỷ ban Olympic quốc tế, Ủy ban Olympic các quốc gia, Liên đoàn quốc tế và các Hiệp hội châu lục trên toàn thế giới. Mục tiêu là đưa ra giải pháp để nâng cao hơn nữa số phụ nữ giữ vai trò lãnh đạo. Thực hiện chủ trương đó, Châu Phi là châu lục duy nhất có phụ nữ nắm vai trò Chủ tịch và Tổng Thư ký của Liên đoàn Thể thao quốc gia.
Hôm 18/12, Uỷ ban Olympic quốc gia Zambia đã trở thành quốc gia thứ 2 trên thế giới có Chủ tịch và Tổng thư ký là nữ. Bà Miriam Moyo, nguyên Tổng thư ký và cũng giữ chức Phó Chủ tịch trước đây đã tiếp quản vị trí của Chủ tịch tiền nhiệm và cũng là thành viên của Uỷ ban Olympic quốc tế Patrick Chamunda. Đắc cử chức Tổng thư ký là bà Hazel Kennedy, nguyên là thành viên Ban điều hành Uỷ ban Olympic quốc gia hiện đang là thành viên Ban điều hành Liên đoàn Hockey Châu Phi.
Ở Lesotho, bà Matlohang Moiloa-Ramoqopo cũng đã đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Uỷ ban Olympic quốc tế được 3 năm. Vào tháng 6, bà Agnes Tjongarero (Chủ tịch Uỷ ban Olympic quốc gia Namibia) đã được bầu làm Phó Chỉ tịch Hiệp hội các Uỷ ban Olymic quốc gia Châu Phi. Đây là lần đầu tiên chức vụ này được giao cho một phụ nữ.
Hiện trên thế giới có 9 nữ Chủ tịch Uỷ ban Olympic quốc gia, 5 trong đó thuộc Châu Phi, và 3 ở Châu Âu. 15 phụ nữ giữ chức Tổng Thư ký trong đó có 5 ở Châu Âu, 4 ở Châu Mỹ và 3 ở Châu Phi. Trong khi Châu Á và Châu Đại dương chỉ có một vài vị trí nữ Tổng thư ký chứ chưa có phụ nữ đảm nhận cương vị Chủ tịch Uỷ ban Olympic quốc gia.
Chức Phó Chủ tịch Uỷ ban Olympic kiêm Tổng thư ký thứ nhất của Hiệp hội các Uỷ ban Olympic quốc gia hiện do bà Gunilla Lindberg nắm giữ.
A.T (theo olympic.org)