Nhiệm vụ chính của Tiểu ban Giám sát và kiểm toán là giám sát những khoản tiền thanh toán lớn. Và một nhiệm vụ cũng không kém quan trọng đó là công tác quản lý cơ sở vật chất. Để đảm bảo mọi hoạt động mua bán là rõ ràng, minh bạch BTC đã lập ra Tiểu ban Hậu cần. Tiểu ban này có trách nhiệm về những nhu cầu cần thiết cho các hoạt động trước mắt của BTC. Mỗi tiểu ban đều có trách nhiệm gửi những yêu cầu của Tiểu ban mình tới Tiểu ban Hậu cần và phải cân nhắc cũng như hoàn toàn chịu trách nhiệm về những yêu cầu đó.
Ông Gu khẳng định "cam kết vì một Olympic trong sạch và vui tươi" đã được phổ biến tới các quan chức cũng như việc quán triệt thực hiện cam kết này tới các nhân viên các Tiểu ban. Để đảm bảo việc này được thực hiện nghiêm túc, bản thân Trưởng các Tiểu ban phải đảm bảo các nhân viên của họ có một phong cách làm việc công bằng, minh bạch. Hơn nữa họ cũng sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm khi có bất cứ một dấu hiệu lạm dụng hay tham nhũng nào bị phát hiện thậm chí có thể bị truy tố.
Một trong những phần việc có thể nảy sinh dấu hiệu tham nhũng nhất đó là hoạt động quảng cáo cho Thế vận hội mà đặc biêt là công tác tuyển chọn nhà tài trợ. Để hoạt động này được tiến hành công bằng thì luôn luôn phải có sự tham dự của công chúng thậm chí nếu thấy cần thiết sẽ có mặt của Uỷ ban Olympic quốc tế (IOC)
Các hình thức tài trợ đều do IOC quyết định và mọi thủ tục đều phải được tiến hành theo đúng luật với sự có mặt của các chuyên gia và quan chức chính phủ. Bản thân hoạt động này cũng có những điều luật chặt chẽ.
Năm 2006 được xem là năm bản lề cho công tác chuẩn bị của Thế vận hội. Hoạt động kiểm toán và giám sát cũng đang bước vào giai đoạn thử thách mới. Các Tiểu ban sẽ cần tập trung chú ý hơn nữa đối với các mảng trọng yếu. Đặc biệt, trong thời gian tới khi hệ thống địa điểm thi đấu đi vào hoạt động, sẽ phải áp dụng những hình thức mới phù hợp để công tác kiểm tra có thể tiến hành hiệu quả.
Hà Phương (theo Xinhua.com)