Tokyo 2020 sẽ diễn ra từ ngày 24 tháng Bảy đến ngày 8 tháng Chín, ghi nhận dấu mốc được gọi là "Hat Trick châu Á", sau Thế vận hội mùa đông tại PyeongChang, Hàn Quốc vào năm 2018 và hướng tới Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh năm 2022. Thật tự hào khi châu Á trở thành một đối tác năng động trong phong trào Olympic và Hội đồng Olympic châu Á tin tưởng rằng Tokyo 2020 sẽ góp phần làm giàu thêm di sản phong phú của phong trào Olympic cũng như chứng minh sức mạnh và sự đoàn kết của châu Á.
Về điểm này, Chủ tịch HE Sheikh Ahmad Al Fahad Al Sabah cũng chúc mừng Tokyo 2020 về kế hoạch và sự chuẩn bị tỉ mỉ cũng như sẵn sàng cho việc tổ chức một kỳ Olympic đáng nhớ khác ở thủ đô của Nhật Bản, giống như năm 1964. Hội đồng Olympic quốc gia châu Á cũng đang trong giai đoạn chuẩn bị cuối cùng và hy vọng sẽ có thật nhiều vận động viên tham dự Tokyo 2020 và bảo vệ thành tích xuất sắc của của mình dựa trên bước đà có được tại Đại hội thể thao châu Á ở Indonesia năm 2018.
Thi đấu tại một sự kiện thể thao mùa hè lớn nhất thế giới được tổ chức ở khu vực châu Ásẽ là động lực lớn cho các vận động viên châu Á, những người đại diện cho Ủy ban Olympic quốc gia của mình thi đấu với tinh thần Olympic mẫu mực và công bằng. Hội đồng Olympic châu Á cũng hy vọng vào một Tokyo 2020 không có doping và sẽ tiếp tục hợp tác với các cơ quan hữu quan để bảo vệ sự trong sạch cho các vận động viên và tạo ra một sân chơi bình đẳng trong tất cả các môn thể thao.
Hội đồng Olympic châu Á cũng sẽ tổ chức một sự kiện lớn vào năm 2020 đó là Đại hội thể thao bãi biển châu Á lần thứ sáu tại Tam Á, Trung Quốc, từ 28/11 đến 6/12i. Đây sẽ là sự kiện thể thao quốc tế đa môn đầu tiên kể từ Đại hội thể thao châu Á lần thứ 18 và Hội đồng Olympic châu Á tin tưởng rằng Tam Á 2020 có thể tạo nên một bất ngờ lớn. Với khí hậu nhiệt đới, vịnh cát dài và các khu nghỉ dưỡng sang trọng, địa điểm được ví như hòn Ngọc trai Biển Đông ở đảo Hải Nam sẽ là nơi tổ chức hoàn hảo cho lễ hội thể thao biển.
Hội đồng Olympic châu Á và Ban tổ chức chủ nhà Tam Á sẽ đều có được lợi ích từ việc tổ chức sự kiện này. Tam Á sẽ có được những vị khách quốc tế mới trong lĩnh vực du lịch thể thao và Hội đồng Olympic châu Á sẽ có được lợi ích từ kinh nghiệm tổ chức cũng như chuyên gia của Ban tổ chức chủ nhà, qua đó viết nên một chương khác trong câu chuyện thành công của Hội đồng Olympic châu Á.
Hội đồng Olympic châu Á rất trông chờ vào phong trào Olympic ở châu Á trong năm 2020
![](/Portals/0/EasyGalleryImages/1/2207/tuong-lai-tuoi-sang.jpeg)
Chủ tịch Oleg Matytsin tin tưởng rằng đội ngũ xuất sắc đại diện cho các quốc gia thành viên sẽ thực sự đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của Liên đoàn thể thao đại học quốc tế (Ảnh: insidethegames)
Theo đó, dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Điều hành mới thành lập. Chủ tịch Liên đoàn thể thao đại học quốc tế Oleg Matytsin đã dự đoán một tương lai tươi sáng cho tổ chức này. Ủy ban điều hành của Liên đoàn thể thao đại học quốc tế cho nhiệm kỳ bốn năm từ 2019 đến 2023 đã được bầu trong phiên họp toàn thể lần thứ 36 của Liên đoàn tại thành phố Torino của Ý.
Ủy ban điều hành Liên đoàn thể thao đại học quốc tế cũng đã xây dựng kế hoạch nhằm thúc đẩy phong trào thể thao của trường đại học cũng như đưa phong trào này lên tầm cao hơn. Một trong những ưu tiên trong bốn năm tới sẽ là kết nối và tham gia trực tiếp với sinh viên đại học trên toàn thế giới. Chủ tịch Oleg Matytsin nhấn mạnh sự tự hào khi có trong tay đội ngũ nhân sự tuyệt vời. Lực lượng điều hành của Ủy ban điều hành không chỉ cân bằng về giới tính mà còn cả về chuyên môn, tuổi tác kinh nghiệm, kiến thức và đại diện lục địa.
Đó chính là căn cứ để Chủ tịch Oleg Matytsin tin tưởng rằng đội ngũ xuất sắc đại diện cho các quốc gia thành viên sẽ thực sự đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của Liên đoàn thể thao đại học quốc tế.
A.T