Chương trình hỗ trợ nghề nghiệp cho các VĐV trong và sau thời kỳ thi đấu ACP.

Thông qua chương trình hỗ trợ của mình, Uỷ ban Olympic quốc tế (IOC) và ADECCO (một trong những Công ty nguồn nhân lực lớn nhất trên thế giới) đã cố gắng sử dụng uy tín của mình để tác động nhằm thực hiện chương trình hỗ trợ nghề nghiệp (ACP).

Các VĐV tham dự Olympic nói riêng và tất cả VĐV trên toàn cầu nói chung đều cống hiến hết mình trong nhiều năm tập luyện để theo đuổi giấc mơ Olympic hoặc được đại diện cho quốc gia của mình tham dự tại các đấu trường thế giới. Vì vậy, đối với VĐV việc tập luyện và thi đấu đã ngốn hầu hết toàn bộ thời gian, tuổi trẻ của mình cho sự nghiệp thể thao. Điều đó đã không tạo cho họ những khoảng thời gian trống để nghĩ đến tương lai của mình sau khi kết thúc thời kỳ đỉnh cao của sự nghiệp.

Tuổi trung bình của VĐV ở đấu trường Olympic đã tăng rất nhiều so với trước đây (năm 1958, tuổi trung bình là 23, và năm 2006 đã tăng lên 27). Với độ tuổi như vậy, sau khi kết thúc sự nghiệp, VĐV sẽ rất khó khăn trong việc định hướng nghề nghiệp và tìm việc làm cũng như khả năng thất nghiệp là rất cao. Nó phụ thuộc chủ yếu vào sự hỗ trợ của gia đình, người thân để tìm kiếm việc làm. Theo thống kê của IOC, có tới 97% VĐV không chắc chắn về nghề nghiệp sau khi kết thúc thi đấu. Câu hỏi đặt ra là điều đó có ảnh hưởng như thế nào đến tinh thần, tâm lý và sự nghiệp của họ trong tương lai.

Thông qua chương trình hỗ trợ của mình, Uỷ ban Olympic quốc tế (IOC) và ADECCO (một trong những Công ty nguồn nhân lực lớn nhất trên thế giới) đã cố gắng sử dụng uy tín của mình để tác động nhằm thực hiện chương trình hỗ trợ nghề nghiệp (ACP). Chương trình bắt đầu được thực hiện từ năm 2005 đến nay đã giải đáp đáng kể những băn khoăn trên và đưa ra nhiều giải pháp mang tính khả thi.

Một hội nghị đã được tổ chức trong 2 ngày (7 và 8/12/2006) tại IAUSANNE - Thuỵ Sĩ, nhiều đại diện của IOC và ADECCO đã có mặt và đưa ra nhiều kiến nghị, đề xuất nhằm mở rộng hơn nữa quy mô của chương trình và nâng cao hiệu quả của ACP trong thời gian tới.

Trong bài phát biểu khai mạc, ông Sergey Budka – Trưởng ban VĐV của IOC đã phát biểu: “ mục tiêu hàng đầu trong thể thao là đứng trên vị trí cao nhất của bục vinh quang, đó là nhiệm vụ vô cùng khó khăn đối với VĐV. Còn đối với chúng tôi, mục tiêu hiện tại là thực hiện chương trình ACP ngày càng hiệu quả và quy mô hơn”.

Đôi nét về chương trình ACP

Sứ mệnh cao cả ACB là nâng cao cuộc sống cho VĐV Olympic và Paralympic. ACP giúp đỡ VĐV về đào tạo nghề và hỗ trợ sắp xếp việc làm. Vai trò của ACP không những chỉ quan tâm đến nghề nghiệp của VĐV sau khi kết thúc thi đấu mà ngay khi còn là VĐV họ cũng được hướng nghiệp bằng các khoá đào tạo nghề, hội thảo nghề nghiệp, gặp gỡ các nhà tuyển dụng. ACP rất linh hoạt trong việc đáp ứng nguyện vọng nghề nghiệp của VĐV với nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Điều quan trọng nhất là thành viên điều hành của ACP hầu hết là những nhà vô địch, những VĐV kỳ cựu tại đấu trường Olympic nên họ hiểu rất rõ mong muốn và nguyện vọng của VĐV.

Quá trình triển khai chương trình và những kết quả đạt được.

Năm 1999: Uỷ ban Olympic Tây Ban Nha là thành viên khởi xướng chương trình.

2000-2004: Chương trình có thêm các thành viên; Italya, Nauy, Đan Mạch, Thuỵ Sỹ và Phần Lan.

2005-2006: Chương trình được chính thức triển khai ở 10 thành viên mới và đã có khoảng 1116 VĐV tìm được việc làm.

Quy mô của chương trình

IOC đã và đang làm việc với 203 Uỷ ban Olympic các quốc gia và có khả năng nắm bắt, liên hệ được với tất cả VĐV. ADECCO là công ty nguồn nhân lực lớn nhất thế giới, có văn phòng đại diện ở 88 quốc gia trên toàn cầu và có khả năng giúp đỡ, đào tạo, hướng nghiệp và hỗ trợ tìm việc làm có uy tín.

 

Thu Phương (theo Olymic.org.com)




 

Ảnh trong bài
  • Chương trình hỗ trợ nghề nghiệp cho các VĐV trong và sau thời kỳ thi đấu ACP.