Nhóm làm việc của Ủy ban Olympic quốc tế hướng tới mục tiêu bình đẳng giới ở Tokyo 2020

Giám đốc truyền thông và các vấn đề công cộng Ủy ban Olympic New Zealand, Ashley Abbott đang kêu gọi về sự cân thiết trong vấn đề bình đẳng giới trong các sự kiện thể thao Olympic bao gồm Tokyo 2020, đặc biệt hơn là khi sự kiện đang đến rất gần.

Tại họp báo thế giới Tokyo 2020, Ủy ban Olympic quốc tế cho biết Thế vận hội Tokyo 2020 sẽ là sự kiện đạt tới mức độ bình đẳng giới nhất trong lịch sử Olympic. tuy nhiên cần phải đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông về vấn đề này.

Lucia Montanarella, Tổng biên tập của Dịch vụ thông tin Olympic (OIS), nhấn mạnh rằng 80% các nhà báo và nhiếp ảnh gia tại Rio 2016 và Pyeongchang 2018 là nam giới.

Bà Lucia Montanarella cho biết Ủy ban báo chí của Ủy ban Olympic quốc tế đã thành lập một nhóm làm việc về bình đẳng giới để tạo sự cân bằng

Bà Lucia Montanarella cho biết thêm, phụ nữ có thể đóng góp cho xã hội, nhưng liên quan đến vấn đề công nhận, cần tìm hiểu xem tại sao lĩnh vực này lại mất cân bằng và ủy ban báo chí có thể làm gì để mang đến nhiều cơ hội hơn cho các nhà báo nữ.

Theo Giám đốc truyền thông và các vấn đề công cộng Ủy ban Olympic New Zealand, Ashley Abbott, nhóm làm việc của Ủy ban Olympic quốc tế đã phát triển một hướng dẫn cho truyền thông và đang tiến hành thảo luận với Ban tổ chức Tokyo 2020 và các phóng viên trẻ để thực hiện bình đẳng giới.

Nita Ambani, thành viên Ủy ban Olympic quốc tế mong muốn Ấn Độ sẽ có cơ hội đăng cai Olympic (Ảnh: insidethegames)

Nita Ambani, thành viên Ủy ban Olympic quốc tế, kêu gọi các nhà lãnh đạo thể thao toàn cầu xem Ấn Độ là vùng đất của vô số cơ hội. Đó cũng là ước mơ của Nita Ambani, ước mơ các sự kiện thể thao lớn như Thế vận hội và FIFA World Cup trong tương lai sẽ được đến với Ấn Độ.Thành viên Ủy ban Olympic quốc tế mong muốn Ấn Độ sẽ có cơ hội đăng cai Olympic

Thành viên Ủy ban Olympic quốc tế đã có một bài phát biểu quan trọng với tiêu đề 'Truyền cảm hứng cho một tỷ giấc mơ: Cơ hội Ấn Độ', tại phiên họp của các nhà lãnh đạo ở Luân Đôn,

Bà Nita Ambani nhấn mạnh việc Ấn Độ đã có những bước tiến lớn trong thể thao và sẵn sàng trở thành một cường quốc thể thao với hơn 600 triệu dân số trong một tỷ dân dưới 25 tuổi cùng với nền kinh tế đang phát triển nhanh.

Và chẳng có lý do gì để một quốc gia với 1,3 tỷ dân không thể nằm trong số những người giành được những vị trí hàng đầu trên trường quốc tế. Nita Ambani ước nguyện được thấy Ấn Độ tổ chức một số sự kiện thể thao mang tính biểu tượng nhất như Thế vận hội và FIFA World Cup.

Bà Nita Ambani cũng mong muốn có thêm người quan tâm và đồng hành để biến giấc mơ vĩ đại của Ấn Độ - cơ hội Ấn Độ trở thành sự thật.

Bài phát biểu của Nita Ambani cũng nhằm đề cập tới đề xuất của Hiệp hội Olympic Ấn Độ trong việc tham gia vận động đăng cai Olympic và Paralympic Mùa hè 2032 hay phiên họp toàn thể của Ủy ban Olympic quốc tế vào năm 2023.

Bà Nita Ambani là người phụ nữ Ấn Độ đầu tiên trở thành thành viên của Ủy ban Olympic quốc tế đã rất tích cực trong việc tập hợp hơn 300 nhà lãnh đạo đại diện cho các thương hiệu toàn cầu thể hiện quan điểm rằng Ấn Độ là vùng đất của vô số cơ hội.

Bà Nita Ambani cũng hết lòng ca ngợi chính phủ Ấn Độ hiện tại vì đã thúc đẩy phát triển văn hóa thể thao lành mạnh. Bà Nita Ambani  nhấn mạnh chưa bao giờ có một môi trường thuận lợi hơn, đáng khích lệ hơn, thuận lợi hơn cho thể thao, hơn những gì chúng ta có ở Ấn Độ ngày nay.

Ấn Độ may mắn khi có Thủ tướng Narendra Modi, người có một tầm nhìn tuyệt vời để biến Ấn Độ thành một cường quốc thể thao toàn cầu.

Phu quân của Nita là chủ tịch Reliance Industries và giám đốc điều hành Mukesh Ambani - người được Tạp chí Forbes ước tính giá trị tài sản ròng ở mức 53 tỷ USD và là một trong những người giàu nhất châu Á, cũng là chủ sở hữu của đội cricket Ấn Độ.

Sức mạnh kinh tế truyền thông thể thao trong nước được xác nhận bởi sự tăng trưởng ngoạn mục của quyền truyền thông. Trong 10 năm đầu tiên, bản quyền truyền thông cho giải đấu cricket đã đạt 950 triệu đô la Mỹ.

Năm 2018, truyền thông tăng trưởng đáng kinh ngạc với 500 phần trăm và đạt 2,25 tỷ đô la Mỹ, trong năm năm tiếp theo.

Sức mạnh cùa kinh tế truyền thông thể thao đã dẫn đến sự xuất hiện của nhiều giải đấu chuyên nghiệp hơn ở Ấn Độ như bóng đá, khúc côn cầu, cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ, đấu vật và kabaddi

A.T

Ảnh trong bài
  • Nhóm làm việc của Ủy ban Olympic quốc tế hướng tới mục tiêu bình đẳng giới ở Tokyo 2020
  • Nhóm làm việc của Ủy ban Olympic quốc tế hướng tới mục tiêu bình đẳng giới ở Tokyo 2020