Bảo tàng Olympic Nhật Bản tại Tokyo chính thức ra mắt

Bảo tàng được điều hành bởi Ủy ban Olympic Nhật Bản, là nơi sẽ diễn ra các triển lãm thú vị đã chính thức mở cừa chào đón du khách tới tìm hiểu về lịch sử và ý nghĩa của Olympic và Paralympic cũng như Phong trào Olympic.

Phong trào Olympic là một hoạt động được thực hiện nhằm quảng bá cho Olympic. Olympic là một sự kiện được tổ chức nhằm xây dựng một thế giới hòa bình và tốt đẹp hơn thông qua việc học hỏi những giá trị tốt đẹp của tình bạn, tình đoàn kết và tinh thần cao thượng thông qua các môn thể thao.

Bên ngoài bảo tàng, khách thăm quan có thể đi dạo quanh khu vực tượng đài bao gồm biểu tượng Olympic nổi tiếng cũng như ngọn đuốc Olympic Tokyo 1964 và Olympic mùa đông Sapporo 1972 và Nagano 1998. Triển lãm sẽ không chỉ khiến du khách đắm chìm trong lịch sử và văn hóa Olympic Nhật Bản mà còn có thể trải nghiệm các môn thể thao Olympic phù hợp với khả năng thể chất của họ.

Một đặc điểm thú vị khác của Bảo tàng đó là một phần của trần bảo tàng được làm từ gỗ của những cây được các VĐV nước ngoài mang đến cho Olympic Tokyo 1964. Những cây này đã được trồng trong hơn 50 năm qua tại thị trấn phía bắc Engaru thuộc tỉnh Hokkaido.

Chủ tịch Ủy ban Paralympic quốc tế Andrew Parsons (Ảnh:insidethegames)

Chủ tịch Ủy ban Paralympic quốc tế chia sẻ về ý kiến sự kiện kỷ niệm 30 năm thành lập Ủy ban

Chủ tịch Ủy ban Paralympic quốc tế Andrew Parsons tuyên bố sự kiện này sẽ nhằm mục đích tạo tác động lớn hơn đến cuộc sống của người khuyết tật trong xã hội. Ủy ban Paralympic quốc tế được thành lập vào ngày 22/9/1989 tại Düsseldorf, Đức với chức năng giám sát Phong trào Paralympic trên toàn thế giới.

Chủ tịch Parsons đã chia sẻ về buổi lễ kỷ niệm bằng một bức thư ngỏ trên trang web Paralympic chính thức, trong đó Chủ tịch bày tỏ lời cảm ơn những nỗ lực của tất cả những cá nhân, tập thể liên quan đến lịch sử của Ủy ban Paralympic quốc tế, bao gồm cả những người tiền nhiệm là Tiến sĩ Bob Steadward và Sir Philip Craven.

Chủ tịch Parsons cũng cho biết chủ đề của Hội nghị và phiên họp Đại hội đồng Ủy ban Paralympic quốc tế ở Bon vào tháng Mười sẽ là "Khi bạn nhìn xem chúng ta đã đi được bao xa trong 30 năm qua, hãy tưởng tượng chúng ta có thể đi đâu tiếp theo". Ủy ban Paralympic quốc tế sẽ nhân sự kiện này để công bố một loạt các sáng kiến ​​nhằm mở rộng ảnh hưởng của Ủy ban trong việc giúp đỡ người khuyết tật trên toàn thế giới thông qua các môn thể thao Paralympic.

Kể từ khi thành lập, các lĩnh vực ưu tiên chính của Ủy ban Paralympic quốc tế là phát triển các môn thể thao Paralympic và phong trào Paralympic. Đây vẫn là các lĩnh vực ưu tiên trong tương lai gần, tuy nhiên bên cạnh đó mục tiêu tác động sâu sắc đến cuộc sống của người khuyết tật trong xã hội cũng sẽ là vấn đề ưu tiên.

Quan trọng hơn là Ủy ban Paralympic quốc tế phải làm nhiều hơn để thúc đẩy chương trình nghị sự nhân quyền và trao quyền cho một tỷ người khuyết tật trên thế giới. Trong thời gian tới, Ủy ban Paralympic quốc tế sẽ nỗ lực hơn để thể hiện mục tiêu hướng tới một thế giới toàn diện hơn thông qua thể thao Paralympic bằng cách thúc đẩy Công ước Liên hiệp quốc về quyền của người khuyết tật và mục tiêu phát triển bền vững.

Ủy ban Paralympic quốc tế tự tin có thể thay đổi sự kỳ thị về người khuyết tật bằng cách thu hút khán giả nhiều hơn tại các sự kiện thể thao Paralympic cũng như tôn vinh sự đa dạng và thay đổi thái độ toàn cầu đối với khuyết tật. Ủy ban Paralympic quốc tế có thể đã đạt được rất nhiều thành tựu trong 30 năm, nhiều hơn mong đợi, nhưng Chủ tịch Parsons hoàn toàn tin tưởng rằng 30 năm tới sẽ còn đặc biệt và biến đổi hơn nữa.

A.T