Ủy ban Olympic quốc gia Đài Bắc Trung Quốc ký kết thỏa thuận hợp tác với Hy Lạp

Theo đó một thỏa thuận hợp tác song phương đã được ký kết giứa Ủy ban Olympic Đài Bắc Trung Quốc và Ủy ban Olympic Hy Lạp.

Chủ tịch Ủy ban Olympic Đài Bắc Trung Quốc Hong-Dow Lin và Tổng Thư ký Ủy ban Olympic Hy Lạp Emmanouil Kolympadis đã ký kết thỏa thuận với sự chứng kiến của Phó Tổng cục trưởng thể thao Che-Hung Lin cùng đại diện của Bộ Giáo dục và các vị khách mời khác.

Ngoài ra buổi lễ ký kết còn có sự tham dự của Chủ tịch Học viện Olympic quốc tế Isidoros Kouvelous, thành viên Nghị viện Hy Lạp Theodora Bakoyannis, các đại diện của Ủy ban Olympic Đài Bắc Trung Quốc và phong trào thể thao.

Hy Lạp là Ủy ban Olympic quốc gia thứ 37 ký kết thỏa thuận hợp tác song phương với Ủy ban Olympic Đài Bắc Trung Quốc. Chủ tịch Ủy ban Olympic Đài Bắc Trung Quốc Lin chỉ ra rằng thỏa thuận hợp tác song phương sẽ tạo nền tảng cho một số dự án hợp tác với các Ủy ban Olympic quốc gia trên toàn thế giới.

Chủ tịch Lin cũng hy vọng rằng thỏa thuận hợp tác song phương giữa Ủy ban Olympic Đài Bắc Trung Quốc và Ủy ban Olympic Hy Lạp sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn giữa Ủy ban Olympic quốc gia hai nước đặc biệt là trong quá trình hướng tới Tokyo 2020.

Thỏa thuận khuyến khích hợp tác trong nhiều lĩnh vực bao gồm trao đổi thể thao, nhân sự, y học thể thao, chống doping, các học viện Olympic quốc gia và nhiều lĩnh vực liên quan khác.

Một chiến dịch mang tên "Tạo nhịp điệu" đã được Ban tổ chức Tokyo 2020 công bố tại trường Đại học Meiji ở thành phố thủ đô Nhật Bản (Ảnh: insidethegames)

Ban tổ chức Tokyo 2020 công bố chiến dịch "Tạo nhịp điệu"

Theo đó, một chiến dịch mang tên "Tạo nhịp điệu" đã được Ban tổ chức Tokyo 2020 công bố tại trường Đại học Meiji ở thành phố thủ đô Nhật Bản. Dự án nhằm mục tiêu khuyến khích người hâm mộ sử dụng phương tiện truyền thông xã hội trên toàn thế giới trên các trở thành thành viên của Tokyo 2020.

Nhịp điệu của dự án này sẽ khiến người xem muốn nhảy hoặc vỗ tay theo, nhằm tăng thêm sự phấn khích tại mọi địa điểm. Khởi động cho dự án này, đội cổ vũ của trường Đại học Meiji đã cùng với người mẫu Honoka Tsuchiya, nghệ sĩ vi ô lông Mayu Kishima và những người có ảnh hưởng trên phương tiện truyền thông xã hội XTRAP thực hiện các động tác cổ vũ theo nhịp.

Dự án cũng nhằm mục đích khuyến khích người hâm mộ tạo ra nhịp điệu của riêng mình tại các địa điểm và tại các trang web trực tiếp trong thời gian diễn ra Olympic và Paralympic. Nhịp điệu Tokyo 2020 được tạo ra từ một loạt 1.000 mẫu âm thanh, phản ánh các chủ đề về thể thao, văn hóa Nhật Bản, cuộc sống hàng ngày và thiên nhiên.

Tổng cộng có năm nhịp điệu khác nhau đã được biên soạn với đối tác Olympic Intel. Các nhà nghiên cứu của Đại học Tsukuba đã hỗ trợ lựa chọn những nhịp điệu chính thức cuối cùng. Sau khi ra mắt, một loạt các video có các VĐV và nghệ sĩ từ tất cả các lĩnh vực khác nhau thể hiện nhịp điệu sẽ được tải lên trang web Tokyo 2020.

Đội trưởng Bóng đá người mù Nhật Bản hy vọng Tokyo 2020 sẽ thúc đẩy môn thể thao này trở thành phổ biến

Theo đó, đội trưởng đội Bóng đá người mù của Nhật Bản Ryo Kawamura hy vọng rằng môn thể thao này sẽ trở nên phổ biển sau khi đất nước đăng cai Paralympic Tokyo 2020. Nội dung bóng đá năm người lần đầu tiên xuất hiện tại Paralympic Athens 2004 và Nhật Bản chưa bao giờ giành vé để tham dự sự kiện này. Và điều này sẽ thay đổi khi Nhật Bản đủ điều kiện tham gia tại Paralympic Tokyo vào năm tới.

Chủ tịch Liên đoàn thể thao người mù quốc tế Kawamura hy vọng sẽ có nhiều người quan tâm tới môn bóng đá này cũng như có nhiều người tham gia chơi môn Bóng đá cho người mù trong tương lai để môn thể thao này trở nên nổi tiếng hơn.

Chủ tịch Kawamura hy vọng bóng đá người mù sẽ phát triển trong xã hội Nhật Bản như văn hóa bởi Bóng đá có ảnh hưởng tới mỗi người theo nhiều hướng tích cực. Thể thao đối với mỗi người là cuộc sống và là lý do để sống.

A.T