Theo đó, Thỏa thuận được ký kết với Hiệp hội Thanh niên Uzbekistan tại Nhật Bản để tăng cường quan hệ giữa quốc gia Trung Á và quốc gia đăng cai Olympic. Các sáng kiến thể thao và giáo dục đã được đưa ra sau khi thỏa thuận được ký kết tại Đại sứ quán Uzbekistan ở Tokyo. Azizjon Kamilov, Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc gia, đã tham dự cùng với các thành viên và VĐV của Hiệp hội Thanh niên Uzbekistan.
Uzbekistan đã phát triển một kế hoạch hành động quy mô lớn cho chiến dịch Tokyo 2020. Theo đó, Uzbekistan đã chọn 440 VĐV Olympic tiềm năng đang thi đấu tại các sự kiện khác nhau để đào tạo chuyên sâu. Ngoài ra, dự án đưa 500 người hâm mộ Uzbekistan đến Nhật Bản để hỗ trợ đội tuyển Uzbekistan cũng đã được triển khai.
Tại Rio 2016, Uzbekistan đã giành được thành tích đáng ghi nhận gồm bốn Vàng, hai Bạc và bảy Đồng. Đây là số huy chương nhiều nhất Uzbekistan giành được tại một kỳ Thế vận hội. Trước đó tại Athens 2004, Uzbekistan giành được năm huy chương.
Vào đầu năm nay, Uzbekistan cũng đã công bố kế hoạch tham gia vận động đăng cai Đại hội thể thao châu Á 2030.
|
Dame Louise Martin đã tái đắc cử vị trí Chủ tịch Liên đoàn Đại hội thể thao khối thịnh vượng chung cho giai đoạn bốn năm tiếp theo tại phiên họp toàn thể của Liên doàn Đại hội thể thao khối thịnh vượng chung (Ảnh: insidethegames) |
Dame Louise Martin tái đắc cử vị trí Chù tịch Liên đoàn Đại hội thể thao khối thịnh vượng chung
Dame Louise Martin đã tái đắc cử vị trí Chủ tịch Liên đoàn Đại hội thể thao khối thịnh vượng chung cho giai đoạn bốn năm tiếp theo tại phiên họp toàn thể của Liên doàn Đại hội thể thao khối thịnh vượng chung. Tân Chủ tịch (73 tuổi) người Scotland đã nhận được sự hoan nghênh của các đại biểu dự phiên họp toàn thể. Dame Louise Martin đảm nhiệm vai trò này từ năm 2015. Dame Louise Martin cũng là người phụ nữ đầu tiên giữ vị trí lãnh đạo tối cao trong lịch sử của Liên đoàn Đại hội thể thao khối thịnh vượng chung.
Nhìn lại nhiệm kỳ vừa qua, Tân Chủ tịch Dame Louise Martin cảm thấy thực sự tự hào vì thành tích được tạo nên từ tập thể Liên đoàn Đại hội thể thao khối thịnh vượng chung, về thành công của các sự kiện thuộc sự quản lý của Liên đoàn cũng như khả năng đối mặt với thách thức hay khai thác các cơ hội.
Các thành viên Liên đoàn Đại hội thể thao khối thịnh vượng chung thể hiện rõ sự tôn trọng lẫn nhau trong quá trình phối hợp giải quyết công việc. Dame Louise có sự gắn bó từ rất lâu với Thế vận hội khi tham gia thi đấu tư cách là một VĐV bơi cho Scotland tại Đại hội Thể thao Khối thịnh vượng chung năm 1962 ở Perth và sau đó đảm nhiệm vai trò quản lý đội, cán bộ quản lý và thư ký danh dự.
Ngoài vị trí Chủ tịch, Liên đoàn Đại hội thể thao khối thịnh vượng chung có có ba phó chủ tịch khu vực mới gồm: Judy Simons của Bermuda phụ trách khu vực châu Mỹ; Chris Chan của Singapore khu vực châu Á và Harry Murphy của Gibraltar cho khu vực châu Âu
Tokyo 2020: Paralympic cũng quan trọng như Olympic
Giám đốc kỹ thuật của Tokyo 2020 Koji Murofushi cho biết, Paralympic sẽ diễn ra tại thành phố thủ đô của Nhật Bản có tầm quan trọng không kém Olympic.Ông Koji Murofushi (44 tuổi) từng giành HCV Olympic nội dung ném búa tại Athens 2004 đã đưa ra lời khẳng định trên khi thăm thành phố Vladivostok của nước Nga nhân dịp tham dự Diễn đàn kinh tế phương Đông lần thứ năm tại Vladivostok. Diễn đàn có sự tham dự của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Phát biểu tại Hội thảo mang tên "Tác động lẫn nhau giữa Thế vận hội và Châu Á Thái Bình Dương" với sự tham gia của các đại diện đến từ Hàn Quốc và Trung Quốc, giám đốc kỹ thuật Koji Murofushi cho biết, công tác chuẩn bị cho Paralympic tại Tokyo 2020 cũng đã gần hoàn tất. Hầu hết tất cả các cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất đã sẵn sàng cho người khuyết tật tới 95%.
Đối với nước chủ nhà Nhật Bản, Paralympic cũng quan trọng như Olympic. Giám đốc kỹ thuật Koji Murofushi cũng bày tỏ mong muốn mời thật nhiều bạn bè từ Trung Quốc và Hàn Quốc đến với Tokyo 2020.
A.T